Bệnh rối loạn tiền đình gồm hai dạng là rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên. Trong đó, rối loạn tiền đình trung ương còn được nhiều người hay gọi là rối loạn tiền đình não. Mặc dù chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số bệnh nhân bị rối loạn tiền đình nhưng rối loạn tiền đình trung ương lại dai dẳng và khó điều trị hơn rối loạn tiền đình ngoại biên. Vậy rối loạn tiền đình não có nguy hiểm không, điều trị bằng cách nào?
Bạn đang đọc: Rối loạn tiền đình não là gì? Điều trị như thế nào?
1. Cấu tạo bộ phận tiền đình và bệnh rối loạn tiền đình não
1.1 Cấu tạo bộ phận tiền đình
Tiền đình là một bộ phận quan trọng, có vai trò chính là giữ cho cơ thể thăng bằng, duy trì dáng bộ, phối hợp cử động mắt – đầu – thân mình.
Bộ phận tiền đình có vị trí nằm phía trong đầu, sau ốc tai (hai bên). Được cấu tạo gồm ống bán khuyên và tiền đình xương.
– Ống bán khuyên: gồm có 3 ống bán khuyên, hình vành và hướng theo 3 chiều không gian của mặt sau tiền đình xương.
– Tiền đình xương: có hình bầu dục, rỗng ở giữa, là một phần của mê nhĩ.
Tiền đình được điều khiển bởi nhóm dây thần kinh nằm trong não bộ trong đó điển hình là dây thần kinh số 8. Co tác dụng giúp cho cơ thể thăng bằng và phối hợp các cử cử động của mắt – đầu – thân mình.
1.2. Bệnh rối loạn tiền đình não
Hội chứng rối loạn tiền đình xảy ra khi dây thần kinh số 8 bị tổn thương, dẫn đến thông tin bị dẫn truyền sai lệch. Chính điều này khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát thăng bằng và gây ra hiện tượng: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,…
Rối loạn tiền đình gồm hai dạng là: rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương (rối loạn tiền đình trung ương hay rối loạn tiền đình não) và rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên (rối loạn tiền đình ngoại biên).
Trong đó, rối loạn tiền đình trung ương xảy ra do tổn thương nhân tiền đình ở thân não và tiểu não. Rối loạn tiền đình trung ương thường ít gặp (chiếm khoảng 5-10%), sop với rối loạn tiền đình ngoại biên (chiếm khoảng 90-95%). Tuy nhiên đây lại là nhóm bệnh nguy hiểm, dai dẳng, khó chữa hơn rối loạn tiền đình ngoại biên.
2. Các triệu chứng rối loạn tiền đình
2.1 Triệu chứng rối loạn tiền đình nói chung
Trên lâm sàng các biểu hiện của hội chứng rối loạn tiền đình và thiếu máu não khá tương đồng nhau gồm: đau đầu, chóng mặt, ù tai,… do đó rất nhiều bị người nhầm lẫn. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ, ta sẽ thấy người bị rối loạn tiền đình có triệu chứng nổi trội nhất đó là chóng mặt.
Cơn chóng mặt diễn ra đột ngột và dữ dội, mọi vật xung quanh như chao đảo, lộn nhào, quay cuồng, chính vì điều này đã khiến người bệnh khó đứng vững, không thể đi lại, dễ gây té ngã.
Ngoài chóng mặt là triệu chứng nổi trội nhất, thì người bị rối loạn tiền đình còn có một số biểu hiện đi kèm như: ù tai, đau đầu, buồn nôn, rung giật nhãn cầu, mất phối hợp động tác, dáng đi thay đổi,… Đau đầu thường không quá nổi trội, cơn đau ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải và người bệnh có cảm giác chỉ hơi nặng đầu, tai nghe như có tiếng ve kêu. Còn đau đầu ở bệnh lý thiếu máu não sẽ biểu hiện nổi trội hơn và người bệnh sẽ cảm nhận thấy cơn đau diễn ra dữ dội, có cảm giác đau nhói theo nhịp mạch đập.
Tìm hiểu thêm: Thoái hóa cột sống cổ gây đau đầu – Những điều cần biết
2.2 Triệu chứng rối loạn tiền đình não
Các biểu hiện của rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên tương đối là giống nhau. Tuy nhiên, rối loạn tiền đình trung ương ít có biểu hiện nổi trội ra bên ngoài, triệu chứng không rầm rộ, các triệu chứng thường âm ỉ, dai dẳng, biểu hiện trên lâm sàng cũng khá đa dạng, không có nhiều điều điểm nổi trội dễ nhận biết như rối loạn tiền đình ngoại biên.
Chính vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán đúng, loại trừ các bệnh lý khác có liên quan. Việc người bệnh không có đầy đủ kiến thức chuyên môn tự chẩn đoán tại nhà sẽ rất dễ dẫn đến chẩn đoán sai, khiến việc điều trị không đạt hiệu quả.
3. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình trung ương
Một số yếu tố được xem là nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiền đình trung ương gồm có:
– Thiểu năng tuần hoàn sống – nền
– Hạ huyết áp tư thế
– Nhồi máu tiểu não
– Xơ cứng rải rác
– U tiểu não
– Đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch)
– Bệnh Parkinson
– Hội chứng Wallenberg
– Giang mai thần kinh
Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình như: tuổi tác (thường gặp ở những người trên 30 tuổi), tiền sử chóng mặt, yếu tố gia đình,…
>>>>>Xem thêm: Đột quỵ xuất huyết não đang trẻ hóa
4. Chẩn đoán và điều trị
Người bệnh sẽ được khám lâm sàng (khám ban đầu) với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh. Sau khi nhận diện các triệu chứng và loại trừ một số bệnh lý khác có liên quan, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh cần làm thêm: xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh (chụp cộng hưởng từ MRI não hoặc chụp cắt lớp vi tính não, ghi lưu huyết não) để có kết luận chính xác, tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Hiện nay, điều trị rối loạn tiền đình chủ yếu là điều trị bằng phương pháp nội khoa (sử dụng thuốc). Trong trường hợp nội khoa không có hiệu quả, các bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật tiền đình (điều trị bằng ngoại khoa) trong trường hợp cần thiết.
Một số phương pháp như: xoa bóp, bấm huyệt có tác dụng hỗ trợ làm giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn tiền đình.
Để biết chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh.