Các triệu chứng của rối loạn tiền đình và thiếu máu não khá giống nhau nên có thể khiến nhiều người nhầm lẫn, dẫn tới việc điều trị không chính xác “tiền mất và tật vẫn mang”. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để phân biệt bệnh thiếu máu não và hội chứng rối loạn tiền đình để từ đó nhận diện đúng và lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn.
Bạn đang đọc: Rối loạn tiền đình và thiếu máu não “bạn thân” dễ nhầm lẫn
1. Rối loạn tiền đình và thiếu máu não có bản chất khác nhau
Nhiều người nhầm lẫn rối loạn tiền đình là một bệnh lý – bệnh rối loạn tiền đình. Tuy nhiên đây không phải là một căn bệnh mà rối loạn tiền đình là một hội chứng, bao gồm tập hợp các triệu chứng rối loạn chức năng thăng bằng và chuyển động mắt của hệ thống tiền đình trung ương và hệ thống tiền đình ngoại biên. Do đó thường gọi là hội chứng rối loạn tiền đình hoặc tình trạng rối loạn tiền đình mà không gọi là bệnh rối loạn tiền đình.
Còn thiếu máu não là tình trạng cơ thể không cung cấp đủ lượng máu (oxy trong máu) để thực hiện quá trình hoạt động của não bộ, điều này dẫn đến suy giảm chức năng điều khiển các hoạt động của cơ thể và gây tổn thương không hồi phục của não ở vùng não bị thiếu máu. Đây được gọi là một bệnh – bệnh thiếu máu não.
2. Vì sao nói 2 căn bệnh này là “đôi bạn thân cùng tiến”?
Theo thống kê có khoảng 80% người trên 65 tuổi gặp phải các triệu chứng rối loạn tiền đình. Tương đương cứ 5 người thì có tới 4 người đã hoặc đang phải chống chọi với thiếu máu não hoặc rối loạn tiền đình. Trầm trọng hơn, họ có thể mắc đồng thời cả 2 bệnh. Mỗi năm có khoảng 25.000 người tử vong do 2 bệnh lý trên.
Thiếu máu não và rối loạn tiền đình có vị trí tác động tương đối giống nhau. Cụ thể, chúng cùng thuộc não bộ. Vì thế, 2 căn bệnh này được xem là “đôi bạn thân cùng tiến”.
Rối loạn tiền đình có thể xuất phát do bệnh viêm dây thần kinh tiền đình, bệnh đau nửa đầu hoặc do bệnh thiếu máu não. Thiếu máu não là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn tiền đình trung ương. Do đó, khi xử trí hội chứng rối loạn tiền đình cần đảm bảo giải quyết hiệu quả các triệu chứng về mất thăng bằng, các chức năng nghe – nhìn – nhận thức, vừa phải khắc phục hiệu quả nguyên nhân gốc rễ là bệnh thiếu máu não.
Còn khi điều trị bệnh thiếu máu não, cần làm tăng tuần hoàn não,. Việc này bao gồm phòng chống tắc nghẽn và gia tăng lưu lượng máu trong mạch và bồi bổ và hồi phục các tế bào não bị tổn thương.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bệnh tai biến mạch máu não kiêng ăn gì?
3. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình và thiếu máu não khác nhau như thế nào?
3.1 Rối loạn tiền đình
– Do trung ương: thiếu máu não, xuất huyết não, u não, đa xơ cứng,…
– Do ngoại biên: sỏi thạch nhĩ lạc chỗ, chấn thương đầu, viêm thần kinh tiền đình, nhiễm độc tiền đình, tai biến, u não, viêm mê đạo,..
3.2 Thiếu máu não
– Do huyết khối: xơ vữa động mạch hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch lớn nuôi não (động mạch cảnh trong, động mạch não giữa, động mạch đốt sống,…)
– Do thuyên tắc: bệnh lý từ tim (rung nhĩ, bệnh lý van tim, nhồi máu cơ tim,..) hình thành các cục máu đông ở nơi khác và di chuyển lên não gây tắc mạch.
– Do huyết động: tụt huyết áp, nhồi máu cơ tim, rối loạn đông máu,…
4. Biểu hiện rối loạn tiền đình và biểu hiện thiếu máu não
Thiếu máu não và rối loạn tiền đình có các biểu hiện tương tự nhau do đó khiến nhiều người nhầm lẫn:
– Đau đầu
– Hoa mắt
– Chóng mặt
– Buồn nôn
– Đi đứng loạng choạng
– Liệt, tê yếu nửa người
– Rối loạn thị giác
– Rối loạn thính giác
– Rối loạn nuốt, đại tiểu tiện
>>>>>Xem thêm: Tác hại do rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi và cách phòng ngừa
5. Mối nguy hiểm từ thiếu máu não và rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi bởi các triệu chứng nêu trên, mà nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:
5.1 Trầm cảm do rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Rối loạn tiền đình khiến người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, không thể đứng vững, sinh hoạt và học tập, làm việc gặp nhiều khó khăn dễ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán nản, khó chịu nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.
5.2 Té ngã
Khi cơn rối loạn tiền đình tái phát khiến người bệnh dễ bị té ngã, nguy hiểm nhất cơn rối loạn tiền đình xuất hiện khi bạn đang tham gia giao thông hoặc làm việc trên cao, nhưng người già ,… điều này dễ gây tai nạn nguy hiểm cho chính bản thân người bệnh và người xung quanh.
5.3 Đột quỵ (tai biến mạch máu não)
Rối loạn tiền đình làm tăng nguy cơ gây đột quỵ và các bệnh lý thần kinh như Alzheimer, Parkinson, …
Còn đối với thiếu máu não, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả:
Khoảng 80% các trường hợp đột quỵ là do các cục máu đông gây tắc nghẽn sự lưu thông dòng máu lên não (đột quỵ do tắc mạch). Khoảng 20% là xuất huyết não (đột quỵ do vỡ mạch). Thiếu máu não hình thành các cục máu đông gây tắc mạch, dẫn tới chết các tế bào não nếu không được tưới máu kịp thời.
5.4 Rối loạn tiền đình và thiếu máu não đều gây rối loạn giấc ngủ
hiếu máu lên não sẽ khiến người bệnh khó ngủ vào nửa đêm, ngủ hay bị tỉnh giấc, ngủ không sâu giấc hay bị giật mình.
5.5 Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy
Thiếu máu lên não khiến việc ghi nhớ kém hơn, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu khi phải suy nghĩ hay làm các công việc đòi hỏi phải tư duy trí óc.
5.6 Rối loạn tính cách
Người bệnh dễ bị xúc động, dễ nổi nóng, cáu gắt, mất kiểm soát hành động.
Hiện nay bệnh thiếu máu não ngày càng trẻ hóa bởi những thói quen “xấu” ở giới trẻ như: thức khuya nghịch điện thoại, chơi game, ăn uống không điều độ, sử dụng các chất kích thích, lười vận động,… Nhiều người nghĩ rằng cơn thiếu máu não thoáng qua không nguy hiểm nên chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh cho biết, thiếu máu não thoáng qua được coi là bệnh lý “tiền đột quỵ” nếu không được xử trí kịp thời, hiệu quả nguy cơ dẫn đến đột quỵ là hoàn toàn có thể.
Hi vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về chứng rối loạn tiền đình cùng như thiếu máu não. Lưu ý, những kiến thức trong bài viết không thể thay thế các chẩn đoán cụ thể. Người bệnh tuyệt đối không nên tự bắt bệnh rồi mua thuốc về điều trị. Vì điều này có thể dẫn tới “bắt nhầm bệnh, trị sai cách”, khiến việc điều trị không hiệu quả “tiền mất mà tật vẫn mang”. Khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tí có chuyên khoa Nội thần kinh để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán đúng, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả ‘bắt đúng bệnh, trị trúng đích”.