Rối loạn tiền đình và thiếu máu não là những bệnh lý phổ biến. Chúng có những biểu hiện điển hình tương tự nhau như đứng không vững, hoa mắt, chóng mặt…Trong một số trường hợp, thiếu máu não là một nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, hai bệnh lý này vẫn có những điểm khác nhau. Hiểu rõ từng bệnh sẽ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Bạn đang đọc: Rối loạn tiền đình và thiếu máu não có mối liên hệ thế nào?
1. Mối liên hệ giữa rối loạn tiền đình và thiếu máu não
1.1. Rối loạn tiền đình và thiếu máu não có mối liên hệ với nhau
Trước hết, thiếu máu não và rối loạn tiền đình đều có một số dấu hiệu đặc trưng tương tự nhau bao gồm: chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng, hoa mắt…. Thứ hai, thiếu máu não là một trong các yếu tố gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Ngược lại, khi chức năng hệ thống tiền đình trong cơ thể bị suy giảm sẽ làm gia tăng trầm trọng các biểu hiện thiếu máu não.
Trong số hai nhóm nguyên nhân lớn gây rối loạn tiền đình gồm nguyên nhân ngoại biên (chiếm đa số trường hợp bị rối loạn tiền đình) và nguyên nhân trung ương, thì thiếu máu não nằm trong nhóm nguyên nhân trung ương.
1.2. Điểm khác nhau giữa rối loạn tiền đình và thiếu máu não
2 căn bệnh này có các căn nguyên gây bệnh khác nhau:
Thiếu máu não hay còn gọi là hiểu năng tuần hoàn não hoặc rối loạn tuần hoàn não. Đây là tình trạng giảm lưu lượng máu đến nuôi não bộ, xảy ra do tác động của các căn bệnh mạn tính như xơ cứng mạch não, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh về van tim, suy thận mạn tính. Ngoài ra còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: hút nhiều thuốc lá, uống nhiều bia rượu, căng thẳng thường xuyên, béo phì, thừa cân.
Còn bệnh rối loạn tiền đình là tình trạng mất cân bằng thần kinh khiến bệnh nhân gặp các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, mệt mỏi khó chịu, buồn nôn, đi đứng không vững.
Rối loạn tiền đình do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm trùng não, rối loạn tuần hoàn não, viêm tai giữa cấp tính. Bên cạnh đó còn có vấn đề thay đổi thời tiết cũng dễ dẫn đến bệnh. Một số trường hợp, thuốc có thể là nguyên nhân gây bệnh. Như vậy, thiếu máu não hay thiểu năng tuần hoàn não chỉ là một trong những yếu tố gây rối loạn tiền đình.
2. Tìm hiểu bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình cho thấy có các tổn thương về hệ thần kinh, tai, tim mạch, mắt, tâm thần.
2.1. Dấu hiệu rối loạn tiền đình
Khi mắc bệnh rối loạn chức năng tiền đình, người bệnh thường cảm thấy:
– Hoa mắt, chóng mặt
– Khó giữ thăng bằng khi đứng hoặc ngồi
– Buồn nôn hoặc nôn ói
– Đau đầu, đau nửa đầu
– Ù tai, rối loạn thính giác
– Rối loạn thị giác
– Mệt mỏi, uể oải
Ban đầu bệnh có thể chỉ là một cơn chóng mặt đột ngột thoáng qua, sau đó các triệu chứng tái phát nhiều hơn có thể dẫn đến tính trạng mạn tính.
2.2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình do hai nhóm nguyên nhân chính:
– Rối loạn tiền đình do nguyên nhân ngoại biên: Đau nửa đầu, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm dây thần kinh tiền đình, viêm mê đạo, nhiễm trùng…
– Rối loạn tiền đình do nguyên nhân trung ương: Xuất huyết não, thiếu máu lên não, u não, xơ cứng, hoặc do chính thiếu máu não…
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng cảnh báo bệnh sa sút trí tuệ
2.3. Đối tượng nguy cơ cao
Rối loạn tiền đình có khả năng xảy ra cao nhất ở các đối tượng:
– Người cao tuổi
– Phụ nữ tiền mãn kinh
– Người ít vận động, công việc căng thẳng
2.4. Biến chứng
Biến chứng của rối loạn tiền đình bao gồm:
– Chóng mặt, khó giữ thăng bằng, nhìn mờ nếu xảy ra đột ngột khi đang điều khiển phương tiện, trèo cầu thang, trèo cao…có thể gây nguy hiểm cho tính mạng
– Ảnh hưởng đến chất lượng sống, công việc, nhất là khi bị rối loạn thị giác, thính giác và không thể tập trung
– Trầm cảm, tiêu cực, cáu gắt khi các triệu chứng bệnh xảy ra thường xuyên hơn
– Có thể dẫn đến bệnh thiếu máu não, Alzheimer, Parkinson…
– Nguy hiểm nhất là đột qụy, tai biến mạch máu não đe dọa tính mạng
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu bệnh đau đầu và cách điều trị hiệu quả
3. Tìm hiểu bệnh thiếu máu não
Thiếu máu não là tình trạng não bộ không được cung cấp đủ oxy trong máu cho quá trình hoạt động. Điều này có thể dẫn đến các tổn thương chức năng tuần hoàn não.
3.1. Dấu hiệu thiếu máu não
Thiếu máu não còn có tên gọi khác thiểu năng tuần hoàn não. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh hay xảy ra vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng, như:
– Đau đầu
– Hoa mắt, chóng mặt
– Cảm giác buồn nôn, nôn ói
– Có thể bị tê liệt nửa người, nửa mặt
– Nghe kém
– Có thể đau ở vùng sau gáy, nửa đầu (xác định vị trí đau)
– Mất tập trung
3.2. Nguyên nhân thiếu máu não
Thiểu năng tuần hoàn máu não có 3 nhóm nguyên nhân chính gây bệnh:
– Do cục máu đông: Cục máu đông thường hình thành ở các động mạnh lớn như động mạch não, động mạch cảnh, động mạch đốt sống…
– Do tắc nghẽn dòng chảy của máu lên não, thường do cục máu đông, mảng xơ vữa động mạch, bệnh lý van tim…
– Do huyết động: Điển hình là tụt huyết áp, rối loạn đông máu, nhồi máu cơ tim,…
3.3. Đối tượng nguy cơ cao mắc thiếu máu não
Thiếu máu não hay xảy ra với các bệnh nhân:
– Người cao tuổi
– Người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường
– Người béo phì, thừa cân
– Người làm việc căng thẳng, ít vận động
3.4. Biến chứng
Biến chứng của thiếu máu não có thể xảy ra:
– Đột qụy não, tai biến mạch máu não làm máu và oxy lên não bị ngừng, khiến não bộ chết đột ngột
– Thiếu máu não cục bộ thoáng qua với các biểu hiện đau đầu, khó thở, ngất xỉu…cảnh báo nguy cơ đột qụy có thể xảy ra bất cứ lúc nào
– Liệt chi, liệt nửa người, liệt toàn thân, tê bì đau nhức các chi…do chức năng tuần hoàn máu não bị ảnh hưởng
4. Lời khuyên cho bệnh nhân
Khi có triệu chứng nghi ngờ mắc 2 căn bệnh này, người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác, từ đó mới có phương pháp điều trị hiệu quả. Ngoài ra, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần duy trì những thói quen tốt để hạn chế nguy cơ xảy ra tai biến và nhanh chóng phục hồi. Một số lời khuyên dành cho người rối loạn tiền đình và thiếu máu não như sau:
– Không nên ngồi làm việc quá lâu một chỗ trước máy tính, nên đứng dậy vận động ít nhất 60 phút/lần
– Uống đủ nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày
– Cẩn thận trong sinh hoạt mỗi ngày. Người bệnh không nên ngồi xuống đứng lên, thay đổi tư thế hoặc quay cổ đột ngột
– Không nên đến nơi có tiếng ồn lớn và không đọc sách báo, xem điện thoại trên ô tô
– Thư giãn tinh thần, hạn chế stress, căng thẳng
– Đi ngủ đúng giờ và dậy sớm, không nên thức khuya
– Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày để máu lưu thông tốt hơn
Những thông tin trên đây hi vọng đã giúp bạn hiểu về mối liên hệ giữa thiếu máu não và rối loạn tiền đình, những điểm giống và khác nhau để nhận diện bệnh sớm. Lưu ý, các thông tin chỉ mang tính tham khảo, tốt nhất khi có triệu chứng của bệnh, bạn nên đi khám chuyên khoa nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng.