Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa, đây là hiện tượng mà ai cũng từng trải qua một lần trong đời. Rối loạn tiêu hóa còn gây ra không ít trở ngại, khó khăn cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vậy nguyên nhân tại sao mắc bệnh, rối loạn tiêu hóa dấu hiệu như thế nào? Chúng ta cùng theo dõi bài viết hôm nay để biết được rõ nhé.
Bạn đang đọc: Rối loạn tiêu hóa dấu hiệu như thế nào và cách điều trị
Menu xem nhanh:
1. Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa không còn quá xa lạ gì với tất cả mọi người. Nó là một hiện tượng bất thường có liên quan đến hệ tiêu hóa. Hiện tượng này gây ra cho người bệnh cảm giác đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu, táo bón,… Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa, rối loạn tiêu hóa không phải là một bệnh lý. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân bắt nguồn từ bệnh lý dẫn đến rối loạn tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm ruột, ăn uống không khoa học,…
Tình trạng rối loạn tiêu hóa không quá nguy hiểm đến tính mạng con người. Mặc dù vậy, nó sẽ gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc chữa trị không không dứt điểm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,… Hơn thế, biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra là ung thư ruột.
2. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
Môi trường sống xung quanh mỗi chúng ta cũng là một nguyên nhân có thể gây nên rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân khác khiến cho hệ tiêu hóa của bạn bị rối loạn. Sau đây là những nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa như:
– Do chế độ ăn uống không khoa học, không hợp lý
– Do bị stress, căng thẳng lâu ngày
– Do sử dụng nhiều đồ uống có cồn
– Do lạm dụng nhiều thuốc kháng sinh
– Do nhiều bệnh lý gây nên
– Do rối loạn hệ vi sinh đường ruột
– Do sinh hoạt hàng ngày không khoa học
3. Rối loạn tiêu hóa dấu hiệu là gì?
Có rất nhiều các dấu hiệu khác nhau để giúp chúng ta nhận biết được rối loạn tiêu hóa tùy vào mỗi cơ địa của từng người. Đặc biệt, rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ sẽ khó nhận biết hơn ở người trưởng thành. Đó là do thành ruột của trẻ em non nớt, yếu hơn của người lớn.
3.1 Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có những dấu hiệu như thế nào?
– Trẻ thường xuyên bị nôn trớ liên tục sau khi ăn hoặc bú sữa mẹ.
– Hay bị táo bón kéo dài, bé thường phải rặn đến mức phát khóc.
– Trẻ đi đại tiện liên tục. Khi đại tiện thường có phân lỏng cùng với mùi hôi tanh hơn.
– Khi bệnh trở nặng thì trẻ sẽ hay bị sốt hoặc sốt rất cao.
– Trẻ hay bỏ ăn, bỏ bú hoặc ăn uống rất kém hơn.
3.2 Rối loạn tiêu hóa ở người lớn có những dấu hiệu như thế nào?
Đau bụng
Đây là triệu chứng tiêu biểu nhất của rối loạn tiêu hóa. Mỗi người sẽ có mức độ đau bụng khác nhau tùy vào nhiều nguyên nhân, tình trạng bệnh của người đó. Có người chỉ đau âm ỉ, có người thì lại đau quặn từng cơn hoặc bị đau một cách dữ dội. Những cơn đau sẽ thường xuất hiện ở vùng bụng trên, vùng dạ dày và vùng bụng bên dưới. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau dọc theo khung đại tràng và phía sau lưng.
Chướng bụng, đầy hơi
Nếu các bạn thường xuyên có cảm giác đầy hơi, căng tức bụng như vừa mới ăn no mặc dù bạn không ăn gì thì đây là một triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, bạn có cảm giác vùng bụng khó chịu sau khi vận động thì bạn hãy nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn. Vì đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn đại tiện
Rối loạn đại tiện cũng là một trong những dấu hiệu cho biết bạn đang bị rối loạn tiêu hóa. Thường thì triệu chứng này diễn ra chậm nhưng dễ để lại biến chứng. Rối loạn đại tiện có thể kể đến như tiêu chảy, táo bón,… sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau quặn từng cơn. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể của các bạn sẽ có khả năng bị suy nhược dẫn đến mệt mỏi.
Nôn mửa, đắng miệng, miệng hôi
Khi bị rối loạn tiêu hóa thì việc hấp thu thức ăn vào cơ thể bị giảm sút một cách nhanh chóng. Không những thế, người bệnh còn hay chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu dẫn đến thức ăn bị trào ngược lên thực quản. Tình trạng này gây ra hiện tượng nôn mửa và miệng hôi và có vị đắng.
Ợ hơi, ợ nóng
Một trong những triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa đó chính là ợ hơi, ơ nóng. Các rối loạn ở dạ dày và ở tá tràng chính là nguyên nhân gây ra các tình trạng ợ hơi, ợ nóng liên tục.
Tìm hiểu thêm: Bệnh ung thư dạ dày là gì?
Chán ăn, mệt mỏi
Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh thường hay có cảm giác bị đắng miệng, ăn gì cũng không ngon, không muốn ăn uống gì. Nếu tình trạng chán ăn kéo dài thì cơ thể của các bạn rất dễ bị suy nhược và cảm thấy mệt mỏi.
4. Các tác hại có thể gặp phải khi bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa mặc dù không phải một bệnh lý. Nhưng khi tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể khiến cơ thể của các bạn gặp phải những tác hại không mong muốn như:
– Cơ thể người bệnh sẽ luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Họ bị mất nước, bị suy nhược do rối loạn đại tiện. Nặng hơn sẽ dẫn đến các biến chứng bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong
– Năng suất công việc bị tụt giảm.
– Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh thường có cảm giác chán ăn, cơ thể bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng sụt cân nghiêm trọng.
– Các chức năng trong hệ tiêu hóa bị đảo lộn. Cơ thể của các bạn sẽ dễ đối mặt với nhiều nguy cơ như: hội chứng ruột kích thích; viêm đại tràng; xuất huyết đại tràng… Càng nguy hiểm hơn đó là có thể phải đối mặt với nguy cơ bị mắc ung thư đại trực tràng.
5. Những phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa
Tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ có thể được chữa khỏi triệt để nếu như phát hiện sớm và được điều trị đúng đắn kịp thời. Việc điều trị rối loạn tiêu hóa phụ thuộc chủ yếu vào các nguyên nhân gây nên tình trạng này. Sau đây là một số phương pháp tiêu biểu mà các bạn có thể tham khảo:
5.1 Có một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không khoa học. Chính vì thế các bạn nên thay đổi thói quen của mình như:
– Phải luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dụng cụ nấu ăn luôn sạch sẽ. Nên ăn chín uống sôi. Bạn không nên ăn những đồ sống chưa chín, thực phẩm bị ôi thiu.
– Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống phù hợp nhất.
– Cần hạn chế các thực phẩm nhiều chất bảo quản, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, các thực phẩm không hợp vệ sinh,..
– Hạn chế các đồ uống có cồn, có ga, thực phẩm chứa nhiều chất kích thích.
– Cần cung cấp đủ nước vào trong cơ thể, ít nhất 2 lít nước một ngày. Ăn đúng giờ, trong lúc ăn nên ăn chậm, nhai kỹ.
– Nên ăn thật nhiều rau xanh và hoa quả như khoai lang, đu đủ, táo,…
>>>>>Xem thêm: Hình ảnh polyp hậu môn
– Luôn duy trì một chế độ tập luyện phù hợp với cơ thể để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
5.2 Sử dụng các loại thuốc Tây
Dưới đây là một số thuốc Tây được dùng để điều trị rối loạn tiêu hóa. Lưu ý, trước khi sử dụng những loại thuốc này các bạn cần hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc.
– Thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn: thuốc Neopeptine, Lactomin, Enterogermina, Maalox,…
– Người bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng dùng thuốc: Berberin, dung dịch bù nước và chất điện giải Oresol, thuốc Loperamid.
– Thuốc hỗ trợ đường ruột: Metoclopramide hoặc bethanechol
Lưu ý: Những thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không tự ý mua và sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, cần đến chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt để được khám và điều trị đúng phác đồ, tránh biến chứng nguy hiểm.
Bài viết bên trên là toàn bộ những thông tin cơ bản và cần thiết về rối loạn tiêu hóa. Hy vọng bài viết này giúp các bạn biết được rối loạn tiêu hóa dấu hiệu cũng như nguyên nhân và phương pháp điều trị hội chứng này.