Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tỷ lệ phụ nữ rối loạn tiêu hóa khi mang thai là 72% và 61% các mẹ bầu sẽ bị lại trong giai đoạn cuối thai kỳ. Do đó, các mẹ cần biết nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này để có một thai kỳ thật khỏe mạnh nhé!
Bạn đang đọc: Rối loạn tiêu hóa khi mang thai – nỗi ám ảnh của các mẹ bầu
1. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa trong khi mang thai
Trong quá trình mang thai, rối loạn tiêu hóa là hiện tượng mẹ bầu gặp khó khăn trong quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn. Các mẹ bầu hay gặp tình trạng này là do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
1.1 Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai. Lúc này, nồng độ hormone trong cơ thể của mẹ sẽ thay đổi rất nhiều. Theo các bác sĩ sản khoa phân tích, nồng độ progesterone tăng cao trong giai đoạn đầu tiên mang thai sẽ làm giảm chức năng của nhu động ruột. Từ đây, mẹ sẽ tiêu hóa thức ăn rất chậm và táo bón là hệ lụy hay gặp phải.
Thêm vào đó, khi nồng độ progesterone tăng đồng nghĩa việc liên kết các tế bào giữa dạ dày và thực quản sẽ giảm. Khi đó, mẹ dễ gặp tình trạng đầy bụng, ợ hơi do dịch vị dạ dày đang bị trào ngược lên thực quản.
- Nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi là nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa khi mang thai
1.2 Thai nhi phát triển là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Đến giai đoạn giữa của thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh nhất đồng nghĩa với việc kích thước tử cung cũng tăng theo. Khi đó, tử cung lớn vô tình chèn ép lên các cơ quan khác trong cơ thể gần nhất là ruột già và ruột non. Ruột già bị ép lại, cùng với ruột non bị đẩy lên làm tình trạng rối loạn của mẹ bầu ngày càng trầm trọng hơn.
1.3 Cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm hơn trong quá trình mang thai
Giai đoạn 3 tháng đầu tiên là thời gian cơ thể mẹ nhạy cảm nhất đặc biệt là với các loại thực phẩm ăn uống. Nhiều loại sữa bầu có chứa lactose – đây là chất không phải cơ thể nào cũng có thể hấp thu được do đó nhiều mẹ bị tiêu chảy nếu uống sữa có chứa chất này. Ngoài ra, những thức ăn lạ bụng hoặc bị nhiễm khuẩn cũng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ.
1.4 Uống thực phẩm hỗ trợ là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Nhiều mẹ bầu thường phải sử dụng thêm các thực phẩm chức năng để hỗ trợ sức khỏe của cả mẹ và con. Đây cũng chính là một nguyên nhân sẽ tác động đến hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai. Ví dụ khi thuốc uống bổ máu, bổ sung sắt cơ thể rất hay bị táo bón.
1.5 Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khách quan khác mà bác sĩ cũng liệt kê trong nhóm tác nhân ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu là: khẩu phần ăn hàng ngày ít chất xơ, thiếu vitamin và khoáng chất tự nhiên, không vận động, tập thể dục và có chế độ sinh hoạt điều độ.
2. Các triệu chứng khi rối loạn tiêu hóa
Khi bị rối loạn tiêu hóa mẹ bầu sẽ gặp phải những dấu hiệu dễ nhận biết sau đây:
– Táo bón, tiêu chảy
– Thường xuyên buồn nôn, đau bụng
– Ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu
Tìm hiểu thêm: Bị nhiễm nấm khi mang thai – Mẹ bầu cần làm gì?
- Khi bị rối loạn tiêu hóa mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng đau bụng, ợ nóng, khó tiêu
3. Bị rối loạn tiêu hóa trong khi mang thai lúc nào cần gặp bác sĩ?
Nếu chỉ có dấu hiệu trên trong vài ngày thì các mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên với những trường hợp mẹ bị liên tiếp 2-3 tuần và tình trạng bệnh không có tiến triển tích cực thì cần phải đi khám bác sĩ. Ngoài ra có một vài trường hợp ảnh hưởng đến thai nhi khi kèm theo những dấu hiệu bất thường sau:
– Đi vệ sinh ra máu
– Tình trạng phân không ổn định, rắn lỏng thất thường và có chất nhầy
– Sụt cân nhanh chóng
– Cảm giác lúc nào cũng mệt mỏi, mất nước, ăn không ngon, đau khi nuốt thức ăn
4. Cách khắc phục rối loạn tiêu hóa ở các mẹ bầu
Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của cơ thể mẹ suy giảm rất nhiều so với thời kì trước đó. Do đó, khi mắc chứng rối loạn tiêu hóa sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, mức độ nguy hiểm tăng cao hơn. Cụ thể:
– Khi bị rối loạn tiêu hóa mẹ thường xuyên phải đối mặt với cơn đau ở ổ bụng. Việc này tác động tới quá trình co bóp của tử cung, đe dọa đến sự phát triển của thai nhi nhất là trong những tháng đầu.
– Tình trạng mệt mỏi, sút cân xảy ra khi mẹ bị rối loạn tiêu hóa là tác nhân dẫn tới thai nhi kém phát triển, suy dinh dưỡng.
– Trong trường hợp mẹ bị nặng phải sử dụng đến thuốc kháng sinh để điều trị sẽ làm thai nhi có nguy cơ dị tật cao.
Do vậy, thai phụ cần phải phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa bằng các biện pháp khắc phục sau:
4.1 Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Với từng triệu chứng rối loạn tiêu hóa, các mẹ bầu cần phải áp dụng các chế độ ăn uống khác nhau. Cụ thể:
– Với mẹ bị táo bón cần tích cực bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chế cafe, socola, nước ngọt vì đây là những thực phẩm gây mất nước trong cơ thể.
– Với mẹ bị tiêu chảy nên hạn chế uống sữa, các thực phẩm lạ bụng và ưu tiên đồ ăn lành tính như cơm, cháo, súp, thịt nạc,…
– Các mẹ bị đầy bụng, ợ hơi hay buồn nôn thì cần hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, các thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, sầu riêng,… Các mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa.
>>>>>Xem thêm: Cắt u xơ tử cung có quan hệ được không?
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp mẹ bầu cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa
4.2 Vận động thường xuyên
Theo lời các chuyên gia, phụ nữ có thai nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp cải thiện hoạt động của nhu động ruột, quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Các mẹ có thể tham khảo những bài tập dành cho bà bầu như yoga, đi bộ,…
4.3 Sử dụng thuốc hỗ trợ
Ngoài các phương án trên thì các chị em có thể tham khảo việc sử dụng thuốc để cải thiện rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa là tình trạng khá phổ biến và không thực sự quá nguy hiểm. Tuy nhiên vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ nên thực hiện những lời khuyên của bác sĩ để hạn chế tình trạng này và có thai kỳ thật khỏe mạnh, an toàn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.