Rối loạn tiêu hóa không phải là hội chứng quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý là “trợ thủ” đắc lực cho quá trình điều trị. Vậy rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để cải thiện các triệu chứng khó chịu và nhanh phục hồi sức khỏe?
Bạn đang đọc: Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để nhanh cải thiện sức khỏe?
1. Thế nào là rối loạn tiêu hóa?
Hiện tượng các cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường gây đau bụng và làm thay đổi vấn đề đại tiện được gọi là hội chứng rối loạn tiêu hóa. Đây không phải là một dạng bệnh lý, không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng của nó gây nhiều khó chịu, tác động xấu đến chất lượng cuộc sống.
2. Vì sao rối loạn tiêu hóa cần quan tâm đến chế độ ăn uống?
Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Do đó, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học có vai trò quyết định đến hiệu quả điều trị.
Nắm rõ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì sẽ giúp người bệnh lựa chọn được các loại thực phẩm cải thiện những triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sau khi bị đau bụng, tiêu chảy,…
3. Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?
Trong thực đơn hằng ngày, người bệnh rối loạn tiêu hóa nên bổ sung các loại thực phẩm dưới đây:
3.1. Thịt trắng
Cá, thịt gà,… là các loại thịt trắng có chứa hàm lượng đạm cao mà lại dễ hấp thụ hơn thịt đỏ. Chúng không tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa, không gây đầy bụng hay khó tiêu. Thay vào đó, chất đạm từ thịt trắng hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường ruột, tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh.
3.2. Bổ sung vitamin C khi bị rối loạn tiêu hóa
Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, kích thích tân tạo tế bào. Đồng thời nó còn có khả năng đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể và làm dịu hệ thống đường ruột.
Vitamin C có nhiều trong các loại quả như: cam, quýt, dứa, ổi, bưởi,… Bên cạnh việc ăn trực tiếp, bạn có thể sử dụng các loại quả này dưới dạng nước ép, sinh tố để bổ sung nước và điện giải khi cơ thể bị mất nước do tiêu chảy.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
3.3. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì – Khoai lang là 1 lựa chọn
Được mệnh danh là “thực phẩm vàng” cho hệ tiêu hóa, khoai lang giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra loại củ này còn có khả năng ngăn ngừa các gốc tự do.
3.4. Chuối
Đây là loại quả có chứa lượng kali rất cao. Người bị rối loạn tiêu hóa có triệu chứng nôn, đi ngoài làm mất kali và điện giải. Lúc này, ăn chuối là cách bổ sung kali dễ dàng và kịp thời.
Bên cạnh đó, chuối giàu chất xơ giúp hấp thu các chất dịch tồn dư trong đường ruột, khôi phục hệ thống lợi khuẩn, giảm triệu chứng tiêu chảy.
3.5. Gừng là đáp án cho câu hỏi “rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?”
Gừng có tác dụng chống nôn, chữa rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả. Bổ sung gừng trong thực đơn giúp dạ dày tăng nhu động co bóp để đẩy thức ăn xuống ruột non. Chính vì vậy, một tách trà gừng ấm rất hữu ích trong việc làm thuyên giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày phổ biến
3.6. Rối loạn tiêu hóa có thể ăn sữa chua
Sữa chua chứa nhiều probiotic và lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Ăn sữa chua giúp cải thiện tình trạng táo bón, ngăn ngừa đầy bụng, khó tiêu.
Tuy nhiên, những trường hợp không dung nạp lactose cần kiêng sữa chua cũng như các sản phẩm làm từ sữa khác.
3.7. Rối loạn tiêu hóa có thể ăn trứng
Theo các chuyên gia tiêu hóa, người bị rối loạn tiêu hóa có thể ăn trứng với tần suất 3 lần/tuần. Trứng giàu vitamin, có tính kháng viêm rất tốt cho đường ruột. Đồng thời nó cũng có thể chế biến thành đa dạng các món để hệ tiêu hóa dễ hấp thu dinh dưỡng.
4. Một số lưu ý về chế độ ăn uống
Bên cạnh bổ sung các thực phẩm kể trên, người bị rối loạn tiêu hóa cần chú ý những điều sau để hỗ trợ tốt quá trình điều trị:
– Ăn uống điều độ, đúng giờ, đủ bữa; tránh bỏ bữa hoặc ăn quá no.
– Ăn uống hợp vệ sinh, nấu chín kỹ thức ăn.
– Tránh các loại thực phẩm gây kích ứng, làm trầm trọng thêm các triệu chứng như: rượu bia, cà phê, thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn nhanh chế biến sẵn, đồ uống có gas,…
– Uống đủ nước mỗi ngày, trung bình 2 lít/ngày.
– Sinh hoạt và làm việc khoa học, ngủ đủ giấc, không thức khuya.
– Chú ý thư giãn, giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng.
– Tập thể dục, thể thao, vận động đều đặn nhằm gia tăng nhu động ruột, giúp ăn ngon, hấp thụ tốt.
Trên đây là danh sách những thực phẩm hỗ trợ quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa. Khi đã hiểu được rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh để hạn chế các triệu chứng, đầy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe.