Rối loạn tiêu hóa ở trẻ đừng để “chuyện bé xé ra to” 

Đau bụng, buồn nôn, đi ngoài (tiêu chảy), táo bón,… là những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Theo thống kê, gần 50% trẻ dưới 12 tháng tuổi và 40% trẻ từ 1-2 tuổi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa đến tư vấn và khám bệnh. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến thường gặp, nhưng nếu kéo dài sẽ tạo ra một vòng bệnh lý luẩn quẩn: trẻ bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày dẫn tới biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, những trẻ suy dinh dưỡng sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn.

Bạn đang đọc: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ đừng để “chuyện bé xé ra to” 

1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ đừng để “chuyện bé xé ra to” 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng tại hệ tiêu hóa của bé bị co thắt bất thường gây tình trạng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ, tiêu chảy,… một số biến đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.

2. Rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Theo một nghiên cứu cho biết:

– Có tới 40-70% trẻ dưới 6 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa ít nhất là 1 lần.

– Trong 2879 trẻ dưới 12 tháng tuổi, thì có tới 50% trẻ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Trong số đó, có 93 bé có biểu hiện bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên.

– Khoảng 40% trẻ từ 1-2 tuổi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.

3. Các biểu hiện mắc bệnh, ba mẹ cần phải biết

Tìm hiểu thêm: Thở khó, thở nặng nề ở trẻ em nguyên nhân và triệu chứng

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ đừng để “chuyện bé xé ra to” 

Nhận biết sớm trẻ bị rối loạn tiêu hóa, sẽ giúp phụ huynh có cách xử trí tốt nhất cho con

3.1 Nôn trớ là biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường nôn trớ ngay sau khi vừa ăn (bú) xong hoặc ăn (bú) xong được một vài tiếng. Đây là tình trạng thường gặp đối với trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, tình trạng nôn (trớ) sẽ hết khi tác nhân gây rối loạn tiêu hóa bị đào thải ra ngoài. Trẻ lớn hơn, cấu trúc hệ tiêu hóa của con hoàn thiện hơn khi bị rối loạn tiêu hóa tình trạng nôn trớ cũng sẽ ít đi.

3.2 Biếng ăn

Đau bụng, chướng bụng, đầy hơi hay nôn trớ làm bé mệt, sẽ khiến con biếng ăn, có cảm giác ăn không được ngon miệng. Lâu dần bé “lười ăn” dẫn đến nhẹ cân, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

3.3 Tiêu chảy

Thường gặp ở trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa. Tiêu chảy có thể kèm đi ngoài phân sống hoặc phân lỏng toàn nước. Điều này là do sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột (hệ vi sinh đường ruột cân bằng là khi có 85% lợi khuẩn và 15 % hại khuẩn). Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phân có thể có mùi chua, tanh, có lẫn chất nhầy.

Tiêu chảy nhiều và kéo dài, trẻ dễ bị mất nước, mất chất điện giải, nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới sốc, trụy mạch và tử vong.

3.4 Đau quặn bụng

Rối loạn tiêu hóa làm “đảo lộn” sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các lợi khuẩn và hại khuẩn “tranh đấu” gây rối loạn một số hoạt động chức năng tiêu hóa. Khiến cơ vòng tại hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường gây hiện tượng đau quặn bụng.

3.5 Táo bón

Thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, đặc biệt là những bé hay ăn các thực phẩm khó tiêu như đồ ăn cứng, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, các loại chất béo, đạm khó tiêu,… Khi bị táo bón, con thường đau âm ỉ ở bụng, khó chịu, bỏ bữa, biếng ăn, đi ngoài khó khăn gây đau rát, phải lấy hết sức để “rặn”. Lâu ngày khiến cơ thể trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng kém, nhẹ cân, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Kéo theo một vòng luẩn quẩn: Táo bón – suy dinh dưỡng – dễ táo bón.

3.6 Đầy bụng

Trẻ bị táo bón không đi được hết phân ra ngoài gây chướng bụng, đầy bụng, khiến bé khó chịu hay cáu gắt.

4. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ đừng để “chuyện bé xé ra to” 

>>>>>Xem thêm: Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Thói quen ăn uống, vệ sinh thực phẩm không đảm bảo là nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa trẻ em.

4.1 Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Trước 6 tháng, miệng của bé nhỏ, lưỡi to, môi dày, chưa có răng nên chỉ thích hợp với bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu ăn dặm sớm bé sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Sau 6 tháng, trẻ bắt đầu mọc răng và nhu cầu cơ thể cần bổ sung các chất cần thiết mà sữa mẹ hoặc sữa công thức còn ít như sắt,… Khi trẻ tập ăn dặm cần hướng dẫn bé tập nhai, xé thức ăn để tránh tình trạng ngậm, ăn (nuốt) miếng to dễ hóc và khó tiêu hóa.

Trẻ nhỏ nên tuyến nước bọt và tuyến tụy chưa bài tiết đủ amylase để tiêu hóa tinh bột. Nên khi cho trẻ ăn tinh bột quá sớm con sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Thực quản ngắn, thành thực quản mỏng nên cấu trúc chống trào ngược của bé chưa tốt nên con dễ bị trào ngược dạ dày thực quản.

Dung tích dạ dày của bé còn nhỏ lại nằm cao trong bụng, thành dạ dày mỏng và ít các sợi cơ đàn hồi. Do đó nên tránh cho trẻ bú phải hơi, sau khi ăn nên vỗ nhẹ vào lưng giúp trẻ ợ hơi.

Gan cũng chưa hoàn thiện, do đó bé chưa thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn được toàn bộ. Nên lựa chọn những loại thức ăn phù hợp với lứa tuổi (như sữa và thức ăn lỏng phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi) để tránh trẻ bị rối loạn tiêu hóa thức ăn.

Cơ bụng, cơ đáy chậu, cơ hậu môn chưa phối hợp nhịp nhàng nên trẻ dễ bị táo bón. Sau khi trẻ lớn hơn hiện tượng này sẽ tự hết.

Với những trẻ sinh mổ hệ vi sinh đường ruột yếu hơn so với trẻ được sinh thường, nên hạn chế sử dụng các đồ ăn nhanh và kháng sinh vì dễ gây tiêu chảy.

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm rối loạn tiêu hóa 7-8 lần, so với trẻ được nuôi bằng sữa công thức.

4.2 Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Đến một giai đoạn trẻ cần nhu cầu dinh dưỡng cao để đáp ứng sự phát triển, nhưng hệ tiêu hóa của con chưa kịp đáp ứng được nhu cầu này. Nếu bổ sung không phù hợp dễ dẫn tới rối loạn tiêu hóa.

Thức ăn không cân đối về chất, không đảm bảo năng lượng và không đảm bảo vệ sinh dễ gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, kém hấp thu và gây suy dinh dưỡng.

Sau 6 tháng, trẻ cần ăn dặm để bổ sung các vi lượng như vitamin, sắt, kẽm, đồng,.. và khoáng chất canxi, kali,… nếu thiếu con dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa, suy dinh dưỡng, thấp còi.

4.3 Thức ăn không phù hợp với lứa tuổi

Tùy thuộc vào từng giai đoạn, độ tuổi mà nhu cầu dinh dưỡng để đáp ứng với nhu cầu sinh lý và khả năng tiêu hóa của trẻ là khác nhau. Phụ huynh cần tùy thuộc vào giai đoạn mà lựa chọn thức ăn phù hợp với sự hoàn thiện hệ tiêu hóa của trẻ.

– Trẻ sơ sinh cần chế độ dinh dưỡng phù hợp với hệ tiêu hóa sơ sinh

– Trẻ sinh non cần một loại sữa chuyên biệt cho trẻ sinh non

– Đa dạng hóa thực đơn cho trẻ. Hạn chế những đồ ăn nhiều dầu mỡ nhưng vẫn phải cho trẻ ăn đồ dầu mỡ, vì có rất nhiều vitamin cần dầu mỡ làm dung môi mới có thể hòa tan thì khi đó cơ thể bé mới hấp thụ được.

– Trẻ ăn thiếu chất xơ (do ăn ít rau xanh, hoa quả) nên khó tiêu, con dễ táo bón.

– Trẻ chưa tiêu hóa được tinh bột trước 5 tháng tuổi nên không cho trẻ ăn dặm trước 5 tháng.

4.4 Chế độ chăm sóc dinh dưỡng chưa hợp lí là tác nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Mẹ chọn thức ăn chưa phù hợp:

– Khối lượng thức ăn vượt quá mức nhu cầu của trẻ

– Thức ăn không đảm bảo vệ sinh

Cách mẹ cho trẻ ăn chưa đúng:

– Ép bé ăn.

– Cho trẻ ăn rong, ăn muộn, vừa ăn vừa xem ti vi.

– Cho trẻ ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh khó tiêu.

Theo thống kê, phần lớn trẻ bị rối loạn tiêu hóa là do vấn đề về ăn uống như thức ăn không đảm bảo, cách chế biến thức ăn, chế độ ăn chưa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của trẻ. Một số ít trẻ bị rối loạn tiêu hóa là do bệnh lý có sẵn về đường ruột như dị dạng đường tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày – đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. Nếu kéo dài, bệnh sẽ kéo theo một vòng luẩn quẩn các bệnh lý: rối loạn tiêu hóa lâu ngày gây biếng ăn, nhẹ cân, suy dinh dưỡng dễ bị rối loạn tiêu hóa và dễ mắc một số bệnh lý khác. Vì vậy, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phụ huynh nên cho con đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nhi càng sớm càng tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *