Rối loạn tiêu hóa trẻ em: Nhận biết và điều trị

Rối loạn tiêu hóa trẻ em là vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng không kém phần phức tạp nhiều phụ huynh phải thường xuyên đối diện trong cuộc sống. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của trẻ. Để hiểu rõ hơn về rối loạn tiêu hóa, nhằm bảo vệ trẻ trước vấn đề này, đọc ngay bài viết này của Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Rối loạn tiêu hóa trẻ em: Nhận biết và điều trị

1. Trẻ em phát mắc loạn tiêu hóa do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa, một số phổ biến trong chúng có thể kể đến ở đây là:

– Chế độ ăn uống không phù hợp: Trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít một số loại thực phẩm nhất định có thể rối loạn tiêu hóa. Thực phẩm trẻ ăn nhiều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa là thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm chua, cay, mặn, ngọt… Thực phẩm trẻ ăn ít có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa là rau và các thực phẩm giàu chất xơ khác.

– Dị ứng và không dung nạp thực phẩm: Trẻ tiêu thụ thực phẩm mà bản thân dị ứng hoặc không dung nạp có thể có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy…

– Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng: Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có thể gây nhiễm trùng đường tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Rối loạn tiêu hóa trẻ em: Nhận biết và điều trị

Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có thể gây nhiễm trùng đường tiêu hóa.

– Sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể làm mất cân bằng vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột, khiến trẻ rối loạn tiêu hóa.

– Bệnh lý mãn tính: Các bệnh lý như trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày, bệnh crohn hoặc bệnh celiac cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

2. Những triệu chứng chính của tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?

Tùy thuộc nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, triệu chứng của rối loạn tiêu hóa là khác nhau. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ thông qua một số dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng này như sau:

– Đau bụng: Đau bụng có thể cấp tính hoặc mãn tính, nhẹ hoặc dữ dội. Đau cũng có thể tập trung ở một khu vực nhất định như vùng bụng trên, bụng dưới hoặc lan rộng khắp bụng. Đau thường tăng sau ăn. Để giảm đau, trẻ có thể nằm nghiêng và co quắp người.

– Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng hoặc phân toàn nước. Trong một số trường hợp, phân có thể chứa chất nhầy, mảnh vụn thức ăn chưa tiêu hóa hoàn toàn hoặc thậm chí là máu. Phân có thể thay đổi màu, ví dụ như có màu xanh hoặc màu đen tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, nhất là ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu mất nước bao gồm mắt trũng, khóc không có nước mắt, môi và lưỡi khô, ít đi tiểu và trong trường hợp nặng có thể sụt cân.

– Táo bón: Trẻ đi ngoài ít hơn ba lần một tuần, phân cứng và có kích thước lớn. Đôi khi, trẻ có thể có phân lỏng rỉ ra xung quanh phân cứng, được gọi là “phân bút chì” hoặc “phân dê”. Do đau đớn, trẻ có thể sợ đi vệ sinh và cố gắng giữ phân.

– Buồn nôn và nôn: Trẻ có thể khó chịu ở vùng bụng trên và tiết nhiều nước bọt, đây là dấu hiệu sớm của buồn nôn. Trẻ có thể nôn nhiều lần, đặc biệt là sau khi ăn hoặc uống. Chất nôn có thể chứa thức ăn chưa tiêu hóa hoàn toàn hoặc chất lỏng màu xanh hoặc màu vàng nếu dạ dày trống. Nôn liên tục cũng có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải.

Tìm hiểu thêm: Nạo VA cho bé: Những điều phụ huynh cần biết

Rối loạn tiêu hóa trẻ em: Nhận biết và điều trị

Trẻ có thể nôn nhiều lần, đặc biệt là sau khi ăn hoặc uống.

– Đầy hơi, chướng bụng: Trẻ có thể cảm thấy căng tức bụng, bụng trẻ có thể to lên trông thấy. Trẻ xì hơi thường xuyên hơn bình thường, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để giải phóng khí thừa khỏi ruột. Do chướng bụng, đầy hơi, trẻ có thể không ăn hoặc ăn rất ít so với bình thường.

3. Cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa trẻ em như thế nào?

Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, mỗi trẻ thích hợp với một phương pháp điều trị cụ thể khác nhau. Khi trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, bố mẹ cho trẻ thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt để bác sĩ chẩn đoán và chỉ định phương pháp đó cho trẻ.

Dưới đây là một số phương pháp phổ biến bác sĩ có thể khuyến nghị để quản lý các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, bố mẹ có thể tham khảo.

3.1. Điều chỉnh chế độ ăn để cải thiện rối loạn tiêu hóa trẻ em

– Tăng cường bổ sung chất xơ và thực phẩm dễ tiêu hóa: Đảm bảo trẻ nhận đủ chất xơ từ rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu chất xơ khác. Cung cấp cho trẻ các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, bánh mì nướng…

– Tránh tiêu thụ thực phẩm dị ứng và không dung nạp: Tránh thực phẩm có thể gây dị ứng hoặc không dung nạp, như các chế phẩm từ sữa, chế phẩm từ lúa mì hoặc thực phẩm giàu đường và chất béo.

3.2. Cung cấp đầy đủ nước

Khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt nếu trẻ đang tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với trẻ tiêu chảy, uống đủ nước giúp hạn chế nguy cơ mất nước, rối loạn điện giải. Còn đối với trẻ táo bón, uống đủ nước giúp kích thích nhu động ruột.

Rối loạn tiêu hóa trẻ em: Nhận biết và điều trị

>>>>>Xem thêm: Điều trị hạ tiểu cầu, sốt xuất huyết ở trẻ 13 tuổi

Khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt nếu trẻ đang tiêu chảy hoặc táo bón.

3.3. Cải thiện rối loạn tiêu hóa trẻ em bằng thuốc

– Thuốc chống tiêu chảy: Trong trường hợp tiêu chảy, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống tiêu chảy an toàn cho trẻ.

– Thuốc nhuận tràng: Đối với trẻ táo bón, các loại thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng để hỗ trợ quá trình đi ngoài.

– Thuốc kháng acid và thuốc chống trào ngược: Thuốc kháng acid và thuốc chống trào ngược được sử dụng trong trường hợp trẻ bị ảnh hưởng bởi trào ngược acid hoặc các vấn đề liên quan đến acid dạ dày.

– Probiotics: Probiotics đôi khi được khuyên dùng để hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa trẻ em là một vấn đề sức khỏe cần giải quyết một cách nghiêm túc. Hy vọng rằng, những thông tin phía trên có thể giúp bố mẹ bảo vệ trẻ an toàn trước vấn đề sức khỏe này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *