Đau ruột thừa là tình trạng đau trong ổ bụng, hậu quả của tắc nghẽn trong ruột thừa, chủ yếu do tăng sản lympho hoặc do sỏi phân, dị vật thậm chí là giun làm tắc nghẽn, chướng phồng, vi khuẩn phát triển tại đó. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây hoại tử, hoại thư và có thể bị thủng ruột. Vậy ruột thừa đau bên nào và cách xử lý ra sao?
Bạn đang đọc: Ruột thừa đau bên nào và cách xử lý hiệu quả
1. Ruột thừa đau bên nào?
1.1. Vị trí – chức năng của ruột thừa
– Vị trí: Ruột thừa là phần ruột nằm trong khoang bụng (vùng bụng dưới bên phải) thuộc bộ phận tiêu hóa của con người. Cuống ruột thừa đổ vào manh tràng khoảng 3cm dưới góc hồi manh tràng, nơi 3 dải cơ dọc hội tụ. Hình dáng ruột thừa như một ngón tay, ở người trưởng thành dài khoảng 30 – 130mm, đường kính lòng ruột thừa khoảng 5 – 10 mm.
Vị trí thường thấy của ruột thừa nằm tại bụng dưới bên phải. Tuy nhiên ruột thừa có thể nằm ở nhiều vị trí khác như giữa phần bụng, vùng dưới gan bên phải, nằm giữa các quai ruột non. Cũng có trường hợp là nằm bên trái bụng dưới (trường hợp hiếm gặp hơn).
– Chức năng: Hầu hết mọi người đều cho rằng ruột thừa thường “thừa thãi”. Nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy ruột thừa đóng vai trò quan trọng trong vấn đề miễn dịch của con người. Bởi tại ruột thừa có chứa nhiều mô lympho ở lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc, tạo thành một dải liên tục với các nang lympho (có vai trò chống lại sự nhiễm trùng). Đồng thời lớp niêm mạc trong ruột thừa chứa màng sinh học bao gồm các vi khuẩn có lợi, có thể giúp tái phục hồi hệ tiêu hóa của con người sau các bệnh lý viêm, nhiễm trùng liên quan đến đường ruột.
1.2. Triệu chứng của ruột thừa đau bên nào
Người bị đau ruột thừa có thể xuất hiện các biểu hiện như sau:
– Đau bụng là triệu chứng điển hình, thường bắt đầu đau khu vực quanh rốn, sau đó đau tại vị trí ruột thừa chủ yếu là phần bụng dưới bên phải nằm ở 1/4 bụng dưới bên phải, đau nhức kéo dài và mức độ đau tăng dần.
– Có sốt nhẹ.
– Cơ thể nôn nao, khó chịu, buồn nôn
– Tiêu chảy
2. Cách xử lý khi bị đau ruột thừa
Khi triệu chứng bộc phát cấp tính (đau vùng bụng dưới, đau thượng vị, đau hố chậu, buồn nôn, sốt, tiêu chảy,…). Cách xử lý trong những trường hợp này là tiến hành cắt bỏ ruột thừa nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc ruột thừa, áp xe ổ bụng có thể dẫn tới tử vong.
2.1. Phẫu thuật viêm ruột thừa bằng phương pháp mổ truyền thống (mổ mở)
Chỉ định: Áp dụng với mọi đối tượng, những trường hợp bị viêm ruột thừa có biến chứng bác sĩ có thể đề nghị mổ mở và làm sạch khoang bụng.
Quy trình:
– Để bệnh nhân nằm ngửa và tiến hành tiêm thuốc gây mê
– Dùng dao phẫu thuật trong y tế để rạch một đường ở phía bên phải vùng bụng dưới đủ để tiến hành xử lý.
– Xác định chính xác vị trí ruột thừa và tiến hành cắt bỏ phần ruột thừa đã bị viêm đau.
– Bác sĩ dùng chỉ khâu lại vết mổ ban đầu.
Ưu điểm: độ chính xác cao, có thể làm sạch khoang bụng trong quá trình thực hiện phẫu thuật, chi phí thấp hơn so với mổ nội soi
Nhược điểm: phạm vi xâm lấn lớn, gây đau cho bệnh nhân và mất nhiều thời gian để phục hồi
Tìm hiểu thêm: Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
2.2. Phương pháp phẫu thuật nội soi ruột thừa
Chỉ định: áp dụng với trường hợp viêm ruột thừa cấp chưa vỡ
Quy trình:
– Người bệnh được gây mê nội khí quản, nằm ngửa và đặt ống thông tiểu.
– Bác sĩ tiến hành mổ đứng bên trái người bệnh ngang với phần rốn.
– Tiến hành dụng cụ đưa vào bụng theo phương pháp kín hoặc hở theo đường mổ khoảng 1cm trên, dưới rốn hoặc qua rốn. Đặt camera, duy trì bơm khí CO2 (không quá 15mmHg).
– Thêm các trocar theo giám sát của camera để đảm bảo nguyên tắc có lợi nhất cho quá trình phẫu thuật.
– Sử dụng dụng cụ không gây xâm lấn lớn..
– Dùng dao mổ lưỡng cực cắt mạc treo ruột thừa.
– Xử lý gốc ruột thừa bằng cách buộc chỉ hoặc kẹp bằng clip.
– Kiểm tra túi thừa meckel, chảy máu tại mạc treo ruột thừa, chảy dịch tại gốc ruột thừa.
– Lau sạch ổ bụng, dùng túi nilon lấy ruột thừa ra ngoài.
– Tháo khí CO2, tiến hành khâu lại vết mổ nhỏ ban đầu
Ưu điểm:
Ít đau, thẩm mỹ, vết mổ rất nhỏ và không để lại sẹo,độ an toàn khá cao, phù hợp đại đa số người bệnh. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật bằng mổ nội soi thường ngắn hơn so với phương pháp mổ mở.
Nhược điểm: không dùng được cho tất cả các trường hợp bị đau ruột thừa.
>>>>>Xem thêm: Top 10 thực phẩm chống trào ngược dạ dày hiệu quả
3. Lưu ý sau phẫu thuật ruột thừa
Sau khi phẫu thuật bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng sau (tại cả hai phương pháp) :
– Đau đầu chóng mặt mức nhẹ
– Ngứa họng, nôn khan
– Đau mỏi phần bụng hoặc dưới sườn phải đau nhức
– Bí tiểu hoặc tiểu rắt
Bệnh nhân đau ruột thừa có thể áp dụng một số lời khuyên sau khi phẫu thuật:
– Vận động nhẹ nhàng, đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất, sau khi mổ 12 tiếng có thể ăn nhẹ bằng cháo hoặc chờ tới khi trung tiện.
– Hạn chế chạm vào vết mổ để tránh nhiễm trùng.
– Tránh tác động mạnh vào phần mổ ruột thừa
– Hạn chế dùng các chất kích thích như bia, rượu, đồ uống có ga, đồ ăn sống.
– Những triệu chứng bất thường : Chảy máu, đau, nhiễm trùng, các biến chứng của gây mê như nôn, chóng mặt, đau đầu cần đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Ruột thừa đau bên nào đôi khi rất khó để phân biệt. Do đó, nếu có cơn đau vùng bụng bất thường, cần thăm khám ngay để được xác định chính xác bệnh lý. Từ đó sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp xử lý ngay. Tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm không mong muốn.