Rượu và bệnh về gan – những gì bạn nên biết

Tác hại của rượu, bia đã được chứng minh rõ ràng trong nhiều nghiên cứu. Nó ảnh hưởng tới nhiều cơ quan như thận, gan, dạ dày, tụy, não… Trong đó gan là cơ quan bị tổn thương nhiều nhất.

Bạn đang đọc: Rượu và bệnh về gan – những gì bạn nên biết

Triệu chứng của bệnh gan là gì?

Rượu và bệnh về gan – những gì bạn nên biết

Vàng da là một trong những dấu hiệu nổi bật cảnh báo gan có vấn đề.

Điều quan trọng chúng ta cần lưu ý là có khoảng 50% các ca bệnh về gan có triệu chứng không rõ ràng trong giai đoạn đầu, thậm chí có những trường hợp không gặp phải bất cứ triệu chứng nào. Nhìn chung các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh về gan thường không đặc hiệu và có thể xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác, chẳng hạn như mệt mỏi, thiếu tập trung, thỉnh thoảng bị ngứa. Những triệu chứng nổi bật hơn bao gồm vàng da, nước tiểu đậm màu, thay đổi màu sắc phân, chảy máu đường tiêu hóa, rối loạn tâm thần hay tích tụ chất lỏng trong ổ bụng.

Uống bao nhiêu rượu thì có hại cho gan?

Cho dù lượng rượu mà cơ thể tiêu thụ là bao nhiêu đều không tốt cho gan. Đối với những người khỏe mạnh, quy luật về lượng rượu tiêu thụ ở nam và nữ là hoàn toàn khác nhau, cụ thể:
Nam giới có khả năng chuyển hóa và phân giải rượu hiệu quả hơn so với phụ nữ do kích thước cơ thể, lượng chất béo và số lượng enzym nhất định, do đó, họ nên hạn chế ở mức 3 – 4 ly rượu/ngày.
Phụ nữ, vì lý do tương tự, nên hạn chế ở mức 1 – 2 ly/ngày.
Tuy nhiên với những cá nhân có vấn đề tiềm ẩn về bệnh gan như mắc bệnh viêm gan B hoặc C, gan thiệt hại do tác động của rượu hoặc những bệnh lý khác từ trước, gan sẽ trở nên rất nhạy cảm với bất kỳ lượng rượu nào. Do đó tốt nhất những người này không nên uống rượu, bia.

Ngoài rượu, bia, còn có những chất độc nào khác có thể gây thiệt hại cho gan?

Tìm hiểu thêm: Viêm gan B và những điều cần biết quan tâm khi điều trị

Rượu và bệnh về gan – những gì bạn nên biết

Tác nhân phổ biến nhất gây ảnh hưởng tới gan ngoài bia, rượu là acetaminophen (Tylenol).

Tác nhân phổ biến nhất gây ảnh hưởng tới gan ngoài bia, rượu là acetaminophen (Tylenol). Acetaminophen tương đối an toàn khi sử dụng với một lượng nhỏ để điều trị các bệnh gây sốt và đau nhức. Tuy nhiên nếu vượt quá số lượng quy định, acetaminophen có thể dẫn tới tổn thương gan nghiêm trọng. Quá liều acetaminophen là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng phải cấy ghép gan.
Đặc biệt, đối với những người thường xuyên uống rượu, chỉ liều thông thường của acetaminophen 3 – 4 lần/ngày cũng có thể gây ra thiệt hại về gan.
Vấn đề tương tự cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh viêm gan siêu vi.
Bên cạnh đó, còn có những độc tố nguy hại khác mà con người có thể hít phải như sơn khí dung, chất pha loãng, dung môi làm sạch bề mặt.

Liệu có thể phục hồi tổn thương gan?

Gan là một cơ quan độc đáo. Nó là cơ quan duy nhất trong cơ thể có khả năng tái sinh. Với hầu hết các bộ phận khác , chẳng hạn như tim, các mô bị hư hỏng được thay thế bằng các vết sẹo, như trên da. Gan, tuy nhiên,  có thể thay thế mô bị tổn thương các tế bào mới. Nếu khoảng 50 – 60% các tế bào gan bị chết trong vòng 3 – 4 ngày do các nguyên nhân nghiêm trọng như sử dụng quá liều acetaminophen, gan có khả năng sửa chữa hoàn toàn sau 30 ngày nếu không có biến chứng phát sinh.
Các biến chứng của bệnh gan chủ yếu là do gan tái sinh không đầy đủ hoặc bị ngăn chặn bởi sự phát triển của các mô sẹo trong gan. Tình trạng này xảy ra khi các yếu tố như vi rút, rượu, thuốc… tiếp tục tấn công vào gan và ngăn chặn tái sinh hoàn chỉnh. Một khi sẹo đã phát triển thì rất khó để đảo ngược lại quá trình đó. Sẹo của gan hay còn gọi là xơ gan.

Với những người uống rượu hàng ngày thì bao lâu gan bất đầu có vấn đề?

Rượu và bệnh về gan – những gì bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Gan to do gan nhiễm mỡ: Mối liên hệ, cách cải thiện

Tác động của rượu tới gan trong từng trường hợp là hoàn toàn khác nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian phát triển của bệnh gan do rượu là số lượng và thời gian mà cá nhân đó tiêu thụ rượu. Tác động của rượu tới gan trong từng trường hợp là hoàn toàn khác nhau. Biến chứng có thể phát triển sau 5 – 10 năm, mặc dù thường phải mất khoảng 20 – 30 năm. Ngoài ra các yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng như có các bệnh về gan khác không, có thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại hay không và gen di truyền.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *