Sa sút trí tuệ là gì và những dấu hiệu thường gặp

Sa sút trí tuệ là một trong những chứng bệnh thường gặp ở xã hội hiện đại, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Hội chứng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, đời sống tinh thần cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Vậy sa sút trí tuệ là gì? Hãy cùng tìm hiểu về chứng bệnh nguy hiểm này trong bài viết dưới đây.

1. Sa sút trí tuệ là bệnh gì?

Sa sút trí tuệ còn có tên gọi khác là bệnh mất trí (Dementia). Đây không phải là một bệnh cụ thể mà là một tập hợp các triệu chứng liên quan đến suy giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức và tham gia các hoạt động xã hội. Nếu chỉ có một triệu chứng, ví dụ mất trí nhớ, thì không phải sa sút trí tuệ.

Những triệu chứng của bệnh này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Sa sút trí tuệ thường xảy ra do các tế bào thần kinh trung ương bị tổn thương

Sa sút trí tuệ thường xảy ra do các tế bào thần kinh trung ương bị tổn thương

2. Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ là gì?

Sa sút trí tuệ thường xảy ra do các tế bào thần kinh trung ương bị tổn thương, dẫn đến mất dần kết nối giữa các tế bào thần kinh.

Tổn thương não ở những vùng khác nhau dẫn đến những triệu chứng khác nhau và được phân loại theo từng nhóm.

3. Phân loại

Sa sút trí tuệ thường được phân làm 2 loại: sa sút trí tuệ tiến triển và sa sút trí tuệ có thể hồi phục.

3.1. Sa sút trí tuệ tiến triển là gì?

Sa sút trí tuệ tiến triển là loại bệnh không thể điều trị khỏi và người bệnh không có khả năng phục hồi. Loại bệnh này bao gồm:

– Bệnh Alzheimer

– Sa sút trí tuệ do mạch máu

– Sa sút trí tuệ thể Lewy

– Sa sút trí tuệ thùy thái dương – trán

– Sa sút trí tuệ kết hợp

– Bệnh Huntington

– Chấn thương não

– Bệnh Creutzfeldt – Jacob

Bệnh Parkinson

3.2. Sa sút trí tuệ có thể hồi phục là gì?

Sa sút trí tuệ có thể hồi phục thường có nguyên nhân từ các thay đổi về sinh lý như các vấn đề về chuyển hóa hay nội tiết, ngộ độc, tương tác thuốc… Các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ có thể hồi phục thường gặp là:

– Nhiễm khuẩn

– Rối loạn miễn dịch

– Các bệnh chuyển hóa – nội tiết

– Thiếu dinh dưỡng

– Tương tác thuốc

– Tụ máu dưới màng cứng

– Ngộ độc

– U não

– Giảm oxy máu

4. Các dấu hiệu sa sút trí tuệ là gì?

4.1. Các dấu hiệu về giảm khả năng nhận thức – suy giảm trí nhớ

– Thay đổi nhận thức

– Mất trí nhớ

– Gặp khó khăn trong giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ

– Gặp khó khăn khi trình bày ý kiến cá nhân

– Gặp khó khăn khi thực hiện các tác vụ phức tạp

– Gặp khó khăn trong vận động, đặc biệt là các vận động cần phối hợp nhiều nhóm cơ, bộ phận trên cơ thể

– Gặp khó khăn trong việc tổ chức và lập kế hoạch

– Mất phương hướng, dễ bị lạc

4.2. Các dấu hiệu sinh lý – tâm thần

– Thay đổi tính cách

– Trầm cảm

– Lo âu

– Hoang tưởng

– Dễ kích động

– Hay gặp ảo giác

Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc sa sút trí tuệ

Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc sa sút trí tuệ

5. Các đối tượng nguy cơ

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng sa sút trí tuệ là những người:

– Cao tuổi

– Có tiền sử gia đình mắc bệnh

– Mắc hội chứng Down

– Nghiện rượu

– Có bệnh tim mạch – huyết áp

– Bị trầm cảm

– Có bệnh tiểu đường

– Nghiện thuốc lá

– Mắc chứng ngưng thở khi ngủ

6. Biến chứng của sa sút trí tuệ là gì?

– Suy dinh dưỡng

Người bị sa sút trí tuệ thường khó nhai nuốt, vì vậy họ ăn ít, chế độ ăn hạn chế.

– Viêm phổi, tắc nghẽn đường thở

Tình trạng khó nhai nuốt làm bệnh nhân thường bị sặc, nghẹn, thậm chí có thể hít thức ăn, nước uống vào phổi, khí quản.

– Giảm chất lượng cuộc sống, không có khả năng tự chăm sóc bản thân

Người bệnh bị suy giảm trí nhớ và giảm nhận thức, nên các hoạt động thường ngày cũng trở nên khó thực hiện. Bệnh nhân phải nhờ người nhà giúp đỡ những việc cơ bản như thay quần áo, ăn uống, đi toilet và di chuyển

– Ảnh hưởng đến sự an toàn của bệnh nhân

Người bị sa sút trí tuệ hay đi lạc. Ngoài ra, những hoạt động như lái xe, nấu ăn, di chuyển trên đường cũng có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

7. Các phương pháp điều trị chứng sa sút trí tuệ

Các chứng sa sút trí tuệ hầu như không thể chữa khỏi. Vì vậy, các phương pháp điều trị chủ yếu giúp kiểm soát các triệu chứng và nâng cao chất lượng đời sống cho bệnh nhân.

7.1. Điều trị bằng thuốc

Các triệu chứng suy giảm trí nhớ có thể khiến bệnh nhân rất khó chịu, thậm chí gây nguy hiểm cho người bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc tham khảo giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh:

– Thuốc ức chế cholinesterase

Loại thuốc này giúp tăng mức độ các tín hiệu hóa học trong não, giúp cải thiện trí nhớ và khả năng đưa ra quyết định. Thuốc ức chế cholinesterase thường được dùng nhiều nhất cho bệnh nhân Alzheimer. Tiêu biểu như Donepezil, Rivastigmine, Galantamine…

– Thuốc điều hòa hoạt động của glutamine

Glutamine là một trong những chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến quá trình ghi nhớ thông tin và học hỏi. Memantine là một trong những loại thuốc có tác dụng điều hòa hoạt đồng của glutamine nên thường được dùng để điều trị chứng sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, loại thuốc này thường có tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa như gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

– Các loại thuốc khác tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc ngủ…

Hiểu được sa sút trí tuệ là gì là bước đầu tiên giúp bệnh nhân cải thiện cuộc sống.

Hiểu được sa sút trí tuệ là gì là bước đầu tiên giúp bệnh nhân cải thiện cuộc sống

Bệnh nhân chỉ sử dụng các loại thuốc này khi có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh và tốt nhất nên đi khám để được kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể của mình.

7.2. Các liệu pháp khác

– Liệu pháp nghề nghiệp

Trong phương pháp này, không gian xung quanh nhà sẽ được thiết kế lại, cùng với đó là các biện pháp kiểm soát hành vi bất thường của người bệnh. Mục đích là nhằm giảm thiểu tai nạn xảy ra và chuẩn bị tâm lý cũng như cách ứng phó với triệu chứng của bệnh cho người nhà bệnh nhân. Phương pháp này cần được thực hiện bởi các nhà trị liệu nghề nghiệp chuyên nghiệp.

– Các liệu pháp giúp bệnh nhân sa sút trí tuệ thư giãn và giảm sự kích động như liệu pháp âm nhạc, liệu pháp vật nuôi, liệu pháp mùi hương, liệu pháp xoa bóp, liệu pháp nghệ thuật.

Ngoài ra, bệnh nhân cần được đảm bảo một chế độ ăn cân bằng, dinh dưỡng, khuyến khích tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe. Cần điều chỉnh môi trường xung quanh để giảm thiểu tối đa khả năng gây tai nạn cho người bệnh. Đồng thời, nên tạo ra một môi trường mà bệnh nhân có thể thư giãn, yên tĩnh. Người bệnh mắc sa sút trí tuệ cũng được khuyến khích viết lịch và nhật ký. Họ có thể ghi lại các thông tin về mình và gia đình, kế hoạch trong tương lai và lịch uống thuốc. Những vật dụng này có thể giúp bệnh nhân đỡ lo sợ và hoảng loạn khi mất trí nhớ.

Hiểu được sa sút trí tuệ là gì là bước đầu tiên giúp bệnh nhân cải thiện cuộc sống. Những kiến thức trên đây chỉ mang tính tham khảo, không khuyến khích áp dụng một cách chủ quan. Thay vì tự phán đoán và xử trí, bạn hãy tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị hiệu quả nhất.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *