Sạch sỏi niệu quản sau 30 phút với phương pháp tán sỏi

Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là biện pháp điều trị sỏi niệu quản bằng công nghệ hiện đại, được giới chuyên môn đánh giá cao. Để biết điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp này đem lại hiệu quả như thế nào hãy cùng tham khảo qua bài viết sau.

Những nguy hiểm khi bị sỏi niệu quản

Trong các loại sỏi đường tiết niệu thì sỏi niệu quản là bệnh lý thường gặp, chỉ đứng sau bệnh sỏi thận. Sỏi có thể nằm ở đoạn 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới của niệu quản, nhưng sỏi 1/3 dưới chiếm tỷ lệ cao nhất.

Niệu quản là một đường dài khoảng 25-28cm, đường kính trung bình 5mm, nó con đường duy nhất dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, vì vậy chỉ cần viên sỏi nhỏ mắc ở đây cũng sẽ dẫn đến tình trạng ứ nước, tắc nghẽn đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu và thậm chí dẫn đến suy thận, áp-xe thận và tổ chức quanh thận.

Sạch sỏi niệu quản sau 30 phút với phương pháp tán sỏi

Sỏi ở niệu quản có thể dẫn đến tình trạng ứ nước, tắc nghẽn đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu và thậm chí dẫn đến suy thận nếu không được điều trị sớm (ảnh minh họa)

Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng là gì?

Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp sử dụng tia laser “luồn” theo đường tự nhiên của cơ thể (đường tiểu) để “bắn phá”, làm vỡ các viên sỏi thành những vụn nhỏ rất nhỏ.

Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau:

– Bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc gây mê, nằm ở tư thế phụ khoa.

– Sau đó bác sĩ dùng ống nội soi niệu quản qua đường niệu đạo đến sỏi rồi luồn dây dẫn tia laser đến sỏi (cách sỏi khoảng 1mm). Tùy theo độ cứng của sỏi, bác sĩ sẽ dùng tia laser cường độ lớn hoặc nhỏ để “bắn” vào sỏi.

– Sỏi sau khi được tán vỡ nát sẽ đi theo đường nước tiểu xuống bọng đái và đi ra ngoài. Nếu mảnh sỏi lớn lớn thì bác sĩ sẽ dùng dụng cụ (rọ hoặc kìm gắp sỏi) để đưa sỏi ra ngoài.

Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp bác sĩ đưa ống nội soi qua đường tự nhiên (đường tiểu) vào vị trí có sỏi để "bắn phá" sỏi bằng laser (ảnh minh họa)

Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp bác sĩ đưa ống nội soi qua đường tự nhiên (đường tiểu) vào vị trí có sỏi để “bắn phá” sỏi bằng laser (ảnh minh họa)

Tán sỏi nội soi ngược dòng mang lại hiệu quả như thế nào?

Do sử dụng công nghệ cao nên tán sỏi nội soi ngược dòng đem lại hiệu quả tán sỏi cao:

Sạch được mọi loại sỏi trong 30 phút

Do sử dụng nguồn năng lượng laser để “bắn phá” sỏi nên có thể phá vỡ mọi loại sỏi, không phụ thuộc vào độ cứng. Hơn nữa do đưa ống nội soi tán sỏi qua đường tự nhiên của cơ thể thể nên thao tác nhẹ nhàng, đơn giản, cùng với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại giúp rút ngắn thời gian tán sỏi, bệnh nhân có thể sạch sỏi sau 30 phút.

Bệnh nhân phục hồi nhanh

Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp tán sỏi theo đường tiểu nên không có vết mổ, ngoài ra nguồn năng lượng laser phát ra cũng không gây tổn thương đến niệu quản hay các tổ chức xung quanh vị trí viên sỏi. Nhờ đó người bệnh hầu như không gặp phải biến chứng sau phẫu thuật. Bệnh nhân có thể ăn nhẹ sau 3-6 tiếng và ra viện sau 24h.

Sạch sỏi niệu quản sau 30 phút với phương pháp tán sỏi

Bệnh nhân tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser tại Bệnh viện Thu Cúc

Tán sỏi nội soi ngược dòng phù hợp với đối tượng nào?

– Phương pháp này được chỉ định không chỉ cho sỏi niệu quản 1/3 giữa, 1/3 dưới mà còn được áp dụng trong điều trị sỏi bàng quang >1cm và

– Tán sỏi nội soi ngược dòng không áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có hẹp niệu đạo ở nam giới, bệnh nhân hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi, bệnh nhân có rối loạn đông máu, các trường hợp nhiễm trùng tiết niệu nặng, thận ứ nước độ III, IV.

– Tuy nhiên cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng sỏi của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *