Sản phụ đẻ mổ cần kiêng những gì? Những lưu ý sau đẻ mổ

Đẻ mổ, sinh mổ khiến cho việc phục hồi sức khỏe, thể trạng của sản phụ sau sinh sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn so với đẻ thường. Mẹ bầu đẻ mổ sẽ cần thực hiện phẫu thuật rạch thành bụng, đưa thai nhi ra ngoài. Vì vậy, một trong những điều mà các mẹ cần lưu ý sau sinh chính là việc kiêng cữ ra sao. Cụ thể, đẻ mổ cần kiêng những gì?

Bạn đang đọc: Sản phụ đẻ mổ cần kiêng những gì? Những lưu ý sau đẻ mổ

1. Sau đẻ mổ, các mẹ có cần kiêng cữ không và kiêng trong bao lâu?

Sau mỗi cuộc sinh, cơ thể của người phụ nữ rất yếu và cần một khoảng thời gian để phục hồi. Kiêng cữ sau sinh, đặc biệt là sau sinh mổ là điều mà các mẹ cần lưu ý trong khoảng thời gian nghỉ ngơi này. Kiêng cữ đúng cách không chỉ giúp các mẹ phòng ngừa được nguy cơ nhiễm trùng vết mổ mà còn giúp thể trạng phục hồi tốt, sữa mau về.

Sản phụ đẻ mổ cần kiêng những gì? Những lưu ý sau đẻ mổ

Sản phụ sau đẻ mổ cần kiêng cữ cẩn thận để tránh những biến chứng hậu sản nguy hiểm, đặc biệt là nhiễm trùng vết mổ

Trước đây, theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh cần phải kiêng cữ càng lâu càng tốt để cơ thể được phục hồi hoàn toàn trước khi quay trở lại với cuộc sống thường nhật. Nhiều mẹ bỉm thậm chí còn phải nằm, ngồi trong không gian kín gió, hạn chế tiếp xúc với nhiều người, tránh làm việc nặng, không tắm rửa,… Tuy nhiên, hiện nay, quan niệm về kiêng cữ sau đẻ mổ đã khác, trở nên đúng đắn hơn, khoa học và hợp lý hơn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sản phụ sau sinh mổ chỉ cần kiêng cữ trong khoảng 42 ngày. Tuy nhiên, các mẹ cũng có thể kiêng cữ lâu hơn để tránh trường hợp sau này cơ thể có thể  bị đau nhức, mệt mỏi mỗi khi thời tiết thay đổi hay phải làm việc quá sức. Thời gian kiêng cữ của các mẹ đẻ mổ thường kéo dài hơn các mẹ đẻ thường.

2. Sản phụ đẻ mổ cần kiêng những gì?

Nhiều người vẫn thường nói về việc kiêng cữ sau sinh mổ. Tuy nhiên, với các mẹ bầu, nhất  là những mẹ bầu mang thai lần đầu, cụ thể sau đẻ mổ cần kiêng những gì, kiêng ra sao,… có thể chị em vẫn chưa được nắm rõ.

2.1. Sản phụ không nên nằm ngửa trên mặt phẳng

Sau đẻ mổ, sản phụ vẫn đang phải chịu đựng những cơn đau do tổn thương phẫu thuật thành bụng, tử cung chưa thể co hồi, tái tạo lại trạng thái như trước lúc mang thai. Bởi vậy, tư thế nằm là một trong những điều mà các mẹ cần lưu ý khi kiêng cữ sau sinh.

Hầu hết thời gian của các mẹ sẽ dành cho việc nghỉ ngơi. Vì vậy, mẹ cần lựa chọn tư thế nằm an toàn, phù hợp với thể trạng của bản thân. Để ổn định vết mổ đẻ thật tốt, hạn chế những áp lực xuống tử cung, sản phụ không nên nằm ngửa trên mặt phẳng. Điều này ảnh hưởng không tốt tới quá trình co hồi tử cung của các mẹ. Tốt nhất, các mẹ nên sử dụng một chiếc gối mỏng, kê dưới lưng khi nằm, như vậy sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Để giảm áp lực lên cột sống, hạn chế những cơn đau lưng sau sinh, các mẹ cũng có thể thường xuyên thay đổi tư thế nằm nghiêng, tránh nằm trong một tư thế quá lâu.

2.2. Không nên nằm một chỗ quá lâu

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, mẹ sẽ dần dần cảm nhận được những cơn đau sau đẻ mổ. Vì vậy, nhiều mẹ chỉ muốn được nằm trên giường cả ngày và cảm thấy không còn sức lực để vận động.

Tuy nhiên, việc nằm một chỗ quá lâu là hoàn toàn không nên. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ, sau khoảng 24h kể từ khi kết thúc cuộc sinh, mẹ hãy cố gắng ngồi dậy, bắt đầu vận động nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu, hệ tiêu hóa, phòng ngừa chứng dính ruột sau sinh và tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch.

Sản phụ đẻ mổ cần kiêng những gì? Những lưu ý sau đẻ mổ

Sau đẻ mổ, các mẹ không nên nằm một chỗ quá lâu mà cần vận động thường xuyên, nhẹ nhàng để giúp hệ tuần hoàn được hoạt động, máu được lưu thông tốt hơn

Nếu việc đứng dậy, di chuyển quá khó khăn với mẹ, trong những ngày đầu, mẹ có thể ngồi tại chỗ và thực hiện cử động chân tay nhẹ nhàng, massage để giúp máu lưu thông, nhanh chóng cải thiện thể trạng cũng như vết mổ.

2.3. Không ăn quá no, ăn quá nhiều sau sinh mổ

Sau sinh, các mẹ thường bị kiệt sức và vì vậy, nhu cầu ăn no, nạp thêm năng lượng là rất cao. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, sản phụ sau sinh không nên ăn quá no, nhất là những mẹ sinh mổ. Việc ăn no, nạp quá nhiều thực phẩm trong một bữa ăn sẽ kích thích thành dạ dày và ruột của mẹ. Hệ tiêu hóa cũng vì vậy mà hoạt động kém hơn, thức ăn bị tích tụ, khó chuyển hóa, mẹ dễ bị đầy hơi, táo bón và trĩ sau sinh.

Bên cạnh đó, việc ăn quá no cũng khiến cho dạ dày phình to, tạo áp lực lên thành bụng, vết mổ đẻ và khiến sản phụ bị đau, thậm chí rỉ máu tại vết mổ, khiến vết mổ lâu lành.

2.4. Đẻ mổ cần kiêng những gì? Sản phụ nên kiêng tắm với nước lạnh

Nhiều mẹ bỉm cẩn thận, sau sinh thường kiêng tắm rửa, kiêng nước. Tuy nhiên, ở thời điểm này, các bác sĩ khuyến cáo mẹ càng cần giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín để tránh tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng vết mổ.

Không kiêng tắm, nhưng chị em cũng cần chú ý đến việc tắm sao cho đúng sau sinh đẻ mổ. Sản phụ tuyệt đối không sử dụng nước lạnh để tắm hay vệ sinh bởi lúc này, cơ thể chị em còn rất yếu, không có khả năng đề kháng tốt, dễ bị cảm, nhiễm lạnh. Việc sử dụng nước lạnh có thể gây ra những tổn thương, ảnh hưởng nhất định tới cơ thể của người mẹ, thậm chí làm co các mạch máu, gây ra biến chứng hậu sản nguy hiểm.

Các mẹ nên sử dụng nước nóng, vệ sinh thân thể, bộ phận sinh dục thật nhanh. Sản phụ tránh việc ngâm bồn, tránh để vết mổ để bị ướt và cần lau khô người sau mỗi lần tắm, vệ sinh cơ thể. Để vệ sinh vết mổ đẻ, các mẹ cần thực hiện theo cách thức vệ sinh riêng mà bác sĩ chuyên khoa đã hướng dẫn.

2.5. Đẻ mổ cần kiêng những gì? Kiêng các loại đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ

Cơ thể của sản phụ sau sinh mổ bị ảnh hưởng khá nhiều và chưa thể phục hồi nhanh chóng, trong đó có hệ tiêu hóa. Vì vậy, để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, hạn chế những triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng,… các mẹ nên tránh sử dụng đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, những thực phẩm này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa mẹ, đe dọa hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ sơ sinh.

2.6. Tránh làm việc quá sớm

Quá trình sinh nở, sản phụ không chỉ bị tổn thương về thể chất mà còn cả về tinh thần. Vì thế, làm việc quá sớm sau sinh mổ là không nên. Điều này có thể khiến sản phụ gặp các vấn đề như:

– Vết thương khó bình phục, lâu lành do vận động, tác động tới nó quá nhiều

– Căng thẳng dễ khiến sản phụ bị stress, từ đó dẫn tới tình trạng mất sữa, tắc sữa sau sinh.

– Khó giữ gìn, kiêng cữ và ăn uống đủ chất dinh dưỡng để phục hồi sớm.

– Dễ bị cảm lạnh,  bị bệnh do sức khỏe còn yếu.

Tìm hiểu thêm: Đối tượng nào nên đi khám tầm soát ung thư vòm họng?

Sản phụ đẻ mổ cần kiêng những gì? Những lưu ý sau đẻ mổ

Đẻ mổ cần kiêng những gì? Các mẹ không nên làm việc quá sớm mà nên đợi cơ thể phục hồi hoàn toàn

Tất cả những điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe hiện tại của sản phụ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe sau này. Vì thế, mẹ sau đẻ mổ cần cố gắng kiêng cữ, nghỉ ngơi nhiều nhất có thể để tránh những biến chứng có thể xảy ra, đồng thời nuôi con tốt nhất ở những năm tháng đầu đời.

2.7. Chú ý cẩn thận trong việc vệ sinh bộ phận sinh dục

Bộ phận sinh dục của mẹ đẻ mổ sẽ dễ vệ sinh hơn mẹ đẻ thường. Bởi vậy, không có lý do gì để các mẹ chủ quan, lơ là nhiệm vụ vệ sinh “cô bé” hàng ngày. Các mẹ nên sử dụng những loại dung dịch vệ sinh có pH ổn định, không quá cao, tốt nhất là những loại do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Ngoài ra, chị em cũng nên sử dụng những loại đồ lót có chất liệu cotton thấm hút tốt, giữ vùng kín luôn khô ráo sau khi vệ sinh. Nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu, triệu chứng lạ nào, sản phụ cần nhanh chóng tới bác sĩ chuyên khoa thăm khám lại để được hỗ trợ kịp thời.

2.8. Kiêng quan hệ sớm

Vết mổ, tử cung vẫn đang trong giai đoạn phục hồi nên ngoài việc tránh vận động nhiều, mạnh, mẹ bỉm sữa cũng cần kiêng quan hệ tình dục trong thời điểm này. Điều này cũng giúp mẹ phòng tránh được một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa tốt hơn, giúp cơ thể, thể trạng phục hồi tốt hơn.

Theo khuyến cáo, sản phụ sinh thường hay sinh mổ đều nên kiêng quan hệ tình dục từ 4-6 tuần sau cuộc sinh.

2.9. Đẻ mổ cần kiêng những gì? Mẹ không nên nịt bụng quá sớm

Nịt bụng là giải pháp lấy lại vóc dáng được các mẹ bỉm sữa ưa chuộng. Bởi lẽ, sau sinh, cơ  thể còn yếu, lại cần nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, phương pháp nịt bụng, không cần sử dụng thuốc, tiêm hay tác động vật lý lên vùng bụng vẫn có thể giúp chị em cải thiện được vòng eo của mình sau khi sinh con.

Nịt bụng tác động lên vết mổ trực tiếp. Vết mổ sẽ bị bí hơi, vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dễ khiến cho vết mổ đẻ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, nịt bụng cản trở quá trình lưu thông máu nên sẽ làm ảnh hưởng đến ổ bụng, các cơ quan bên trong.

Sử dụng nịt bụng cải thiện vóc dáng sau sinh, mẹ nên đợi vết mổ hoàn toàn hồi phục và cơ thể đã không còn cảm thấy đau đớn, khó chịu.

3. Một vài lưu ý cho sản phụ sau đẻ mổ, giúp quá trình kiêng cữ dễ dàng hơn

Quá trình kiêng cữ của mẹ bỉm sữa sau sinh mổ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu sản phụ nắm rõ một vài lưu ý sau:

– Nên bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa vào khẩu phần ăn, thúc đẩy quá trình cơ thể phục hồi, kích thích tử cung co bóp, rút ngăn quá trình đẩy sản dịch, tăng tiết sữa,… Một số thực phẩm mẹ bỉm sữa có thể dùng: Cá chép, đường đỏ, trái cây, trứng gà,…

– Nên tránh những thực phẩm có tính hàn, thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu, thực phẩm ảnh hưởng xấu đến quá trình sẹo đẻ mổ lành hay thực phẩm dễ gây dị ứng,…

Sản phụ đẻ mổ cần kiêng những gì? Những lưu ý sau đẻ mổ

>>>>>Xem thêm: Ung thư tuyến tiền liệt có di truyền không?

Các mẹ nên chú ý chế độ ăn uống để hạn chế làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi thể chất sau đẻ mổ

– Ngủ nghỉ đầy đủ, đủ 8 đến 9 tiếng một ngày. Tuy nhiên, các mẹ không nên ngủ quá nhiều, tránh việc khí huyết khó lưu thông, tuần hoàn kém, tử cung khó có thể co hồi nhanh chóng và đẩy hết sản dịch ra ngoài.

– Theo dõi tình trạng tiểu tiện, đại tiện để phát hiện sớm những bất thường ở sản phụ.

– Chú ý những triệu chứng cảnh báo nhiễm trùng ở sản phụ sau sinh như sốt, ra sản dịch nhiều, nguy cơ băng huyết, nhiễm trùng hậu sản.

– Chú ý theo dõi vết rạch đẻ mổ, thường xuyên vệ sinh và kiểm tra vết mổ định kỳ để đảm bảo an toàn.

Trên đây là một vài thông tin mẹ bỉm sữa có thể tham khảo để biết đẻ mổ cần kiêng những gì. Quan trọng nhất, các mẹ vẫn nên lựa chọn một địa chỉ y tế chuyên khoa có đầy đủ điều kiện cần thiết để giúp mẹ có những cách chăm sóc vết mổ đúng, biết được những vấn đề có nguy cơ gặp phải và phòng tránh, cải thiện cho phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *