Chế độ dinh dưỡng sau sinh là rất quan trọng đối với mẹ sinh mổ để sức khỏe nhanh phục hồi và không có biến chứng. Vậy cá có nằm trong danh sách thực phẩm mẹ cần kiêng không? Trong bài viết này TCI sẽ giúp mẹ giải đáp câu hỏi sau đẻ mổ được ăn cá không và những thực phẩm nào nên và không nên ăn sau sinh mổ. Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Sau đẻ mổ được ăn cá không? Nên và không nên ăn những gì?
1. Sau đẻ mổ được ăn cá không?
Đây là câu hỏi có rất nhiều mẹ quan tâm bởi cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cũng được xem là thực phẩm tanh không tốt cho sự hồi phục sau sinh của mẹ.
Sau đẻ mổ được ăn cá không là câu hỏi nhiều mẹ quan tâm
Trả lời cho câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, sau sinh mổ mẹ có thể ăn cá để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, cá là thực phẩm tanh, khó tiêu nên những ngày đầu sau mổ mẹ vẫn nên hạn chế để tránh làm quá trình đông máu bị cản trở và khiến vết mổ lâu lành hơn, đôi khi ăn cá còn khiến mẹ gặp phải tình trạng ngứa ngáy, khó chịu tại vết mổ. Thời điểm tốt nhất để mẹ có thể bắt đầu ăn cá bổ sung dinh dưỡng là sau khi sinh mổ 1 tháng.
Thịt cá được bổ sung đúng và đầy đủ sẽ là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp mẹ tăng cường năng lượng, bổ sung vitamin A, vitamin D, các khoáng chất như sắt, canxi, magie, selen,…
Đặc biệt, trong cá có nhiều acid béo Omega 3 & DHA rất tốt cho não bộ và mắt của trẻ sơ sinh khi trẻ được hấp thu Omega 3 & DHA qua sữa của mẹ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ được bổ sung đầy đủ Omega 3 trong những năm tháng đầu đời thường sẽ thông minh và có khả năng tập trung cao hơn những trẻ khác cùng tuổi.
2. Những lưu ý khi ăn cá với mẹ sau sinh?
Không phải loại cá và cách ăn cá nào cũng tốt với mẹ sau sinh mổ. Mẹ nên lưu ý một số điều dưới đây để khi bổ sung dinh dưỡng cá có hiệu quả tốt nhất.
– Mẹ nên tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ mắt to, cá thu vua, cá cam, cá mập, cá kiếm, cá ngói,… để tránh tình trạng trẻ hấp thụ thủy ngân làm ảnh hưởng đến sức khỏe khi bú sữa mẹ.
– Những loại cá có hàm lượng dinh dưỡng tốt cho mẹ là cá hồi, cá thu Nhật Bản (cá sa ba), cá chép, cá quả (cá lóc), cá mòi, cá rô, cá cơm, cá bống, diêu hồng,..
– Tuyệt đối không nên cá sống bởi trong cá sống còn chứa khá nhiều ký sinh trùng, những ký sinh trùng này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nấu chín là cách đơn giản nhất giúp loại bỏ những vi khuẩn có thể gây ra bệnh từ cá.
Mẹ tuyệt đối không ăn cá sống bởi cá vẫn còn nhiều ký sinh trùng có thể gây nguy hiểm
– Nếu ăn cá biển thì khi chế biến mẹ không cần thêm quá nhiều muối bởi vì trong cá biển đã có hàm lượng muối khá nhiều rồi. Việc ăn quá mặn sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là mẹ sau sinh mổ.
– Nếu trước đó mẹ có tiền sử dị ứng với cá thì trong giai đoạn nhạy cảm này mẹ không nên ăn cá.
– Khi chọn mua cá mẹ nên chọn tại đơn thì cung cấp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cá đủ độ tươi cho để cho nguồn dinh dưỡng tốt nhất.
– Mẹ nên sắp xếp thực đơn hợp lý để hấp thu dinh dưỡng tốt nhất, không nên ăn quá nhiều cá trong thời gian dài.
3. Lưu ý khác về chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ cho mẹ
Sau sinh mổ mẹ cần chú ý đến những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng để sức khỏe được phục hồi tốt nhất và nhanh nhất.
3.1. Nhóm thực phẩm mẹ nên ăn
– Mẹ sau sinh mổ nên ăn những thực phẩm thuộc nhóm có chứa hàm lượng sắt cao như: lòng đỏ trứng, gà, bí đỏ, hạnh nhân, óc chó, chuối, nho,..
– Mẹ nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu protein như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, sữa chua, trứng, pho mát,… chọn những loại thịt nạc và bỏ da để có nguồn cung protein tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Bệnh herpes lưỡi: Nhận biết và điều trị
Sau sinh mổ mẹ nên bổ sinh nhóm thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt lợn, thịt gà,…
– Bổ sung nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: hạt, đậu phụ, sữa thực vật,…
– Bổ sung nhóm thực phẩm giúp tăng sữa và lợi sữa: canh/cháo móng giò đu đủ, cháo thịt bò, cháo mè đen…
– Bổ sung nhóm thực phẩm có giàu vitamin và khoáng chất bao gồm:
+ Vitamin C giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương: Ớt chuông, cam, quýt, bông cải xanh, dâu tây, cà chua, súp lơ, khoai tây, rau chân vịt, đậu Hà Lan,..
+ Vitamin A giúp tránh tình trạng viêm nhiễm: cà rốt, khoai lang, bí, xoài, mơ, cải xoăn, trứng, đậu, rau bina, cá hồi, cá ngừ,…
+ Vitamin E giúp hỗ trợ làm lành vết thương và giảm sẹo: hạt hướng dương, mầm lúa mì, hạnh nhân, quả phỉ, lạc,…
+ Kẽm giúp hình thành collagen và tổng hợp protein: hải sản, thịt, các loại hạt, đậu, phô mai, sữa,…
Ngoài ra, sau sinh mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể để không bị thiếu nước. Mỗi ngày mẹ nên cung cấp đủ 1,5 đến 2 lít nước qua nước uống thông thường, sử dụng sữa, các sản phẩm từ sữa, pho mai,.. để vừa cung cấp nước vừa có chất dinh dưỡng.
3.2. Nhóm thực phẩm mẹ nên tránh
Nếu ăn nhiều thực phẩm thuộc nhóm nên tránh mẹ có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó, em bé cũng có thể bị ảnh hưởng vì bé đang lớn lên nhờ bú sữa mẹ. Dưới đây là lưu ý về nhóm thực phẩm mẹ nên tránh sau sinh mổ.
– Mẹ nên tránh những thực phẩm dễ gây đầy hơi như: tinh bột, sữa đậu nành, các thực phẩm dễ lên men như dưa cải, dưa muối,…
– Tránh những thực phẩm dễ khiến vết mổ bị viêm nhiễm, sưng đỏ như: đồ nếp, lòng trắng trứng, rau muống,..
– Tránh thực phẩm có chứa chất kích thích như: nước tăng lực, cà phê, thuốc lá, nước ngọt có gas, nước ngọt nhân tạo,…
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng, tầm quan trọng phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu
Sau sinh mẹ nên tránh thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, thuốc lá, nước tăng lực,..
– Tránh thực phẩm chứa nhiều chất hàn the, chất bảo quản như: bún, phở, miến, bánh ướt,..
– Tránh thực phẩm tái, sống.
– Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn đặc.
– Không nên ăn các loại hoa quả chua như me, khế, cóc, xoài xanh,..
– Không nên ăn thực phẩm có gia vị cay như ớt, tiêu,..
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bé trả lời câu hỏi sau đẻ mổ được ăn cá không. Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc về chế độ dinh dưỡng sau sinh. Nếu có câu hỏi liên quan tới sức khỏe sau sinh, chế độ dinh dưỡng hoặc có nhu cầu tham khảo sức khỏe cho mẹ và bé, mẹ có thể liên hệ ngay tới TCI để được hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.