Răng khôn có lẽ là nỗi ám ảnh đối với nhiều người ở trong độ tuổi từ 17 đến 25. Răng thường mọc lệch, mọc ngầm,… gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Trường hợp của anh N.X.H dưới đây là một trong những ví dụ điển hình. Vậy: Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền? Nhổ răng khôn ở đâu uy tín?…
Bạn đang đọc: Sâu gần hết chân răng: Nhổ răng khôn có đau không?
Nếu bạn cũng đang có một chiếc răng khôn, hãy cùng tìm hiểu ngay thông qua trường hợp của anh H nhé!
1. Quá trình mọc răng khôn
Anh H chia sẻ, anh bắt đầu cảm nhận được sự phát triển của răng khôn từ khoảng một năm trước. Lúc này, vùng răng hàm dưới (bên trái) của anh xuất hiện các triệu chứng như: Sưng lợi, sưng má, đau nhức ở vị trí mọc răng,…
Tuy nhiên, thời điểm này các biểu hiện đau chưa nhiều và chỉ kéo dài trong khoảng 2 tuần. Điều này khiến anh H chủ quan và cho rằng sự tồn tại của răng khôn không làm ảnh hưởng đến các răng khác. Sau khoảng 3 tháng thì răng bắt đầu trồi lên và có thiên hướng mọc lệch về phía răng số 7.
Trong quá trình răng mọc, anh H gặp phải khá nhiều rắc rối trong việc ăn uống hàng ngày. Điển hình là tình trạng thức ăn mắc vào kẽ răng răng số 7 và số 8, rất khó để vệ sinh. Thời gian đầu, các triệu chứng chưa quá nghiêm trọng nên vẫn có thể khắc phục được.
Trong quá trình răng mọc, anh H gặp phải khá nhiều rắc rối trong việc ăn uống hàng ngày
Tuy nhiên đến 2 tháng gần đây, anh H bắt đầu có các cảm giác sưng và đau răng trở lại. Răng nhức và vướng víu khiến anh cảm thấy khó chịu vô cùng. Phần thức ăn kẹt lại trong miệng không thể lấy ra khiến hơi thở có mùi hôi. Điều này khiến anh vô cùng tự ti khi giao tiếp.
2. Hành trình nhổ răng khôn
2.1 Kết quả thăm khám
Theo sự tìm hiểu trên mạng xã hội và thông qua lời giới thiệu của một số người quen, anh H quyết định tới khám tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI.
Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận răng số 8 ở hàm dưới (bên trái) đã sâu hết gần nửa. Răng mọc ngang và đâm thẳng vào răng số 7 khiến răng này bị xô đẩy nhiều. Đồng thời đã bắt đầu có triệu chứng sâu thân răng do thức ăn bị kẹt lại lâu ngày.
Tình trạng này nếu để lâu có nguy cơ dẫn đến tiêu xương kẽ giữa răng số 7 và răng số 8. Lâu dần có thể làm hỏng răng số 7, hoặc thậm chí ảnh hưởng đến cả hàm răng.
Rất may răng số 8 có chân răng không quá sâu. Vì vậy, giải pháp tốt nhất lúc này chính là nhổ răng số 8 để bảo vệ răng số 7 và các răng khác.
2.2 Phương án điều trị
Hiện nay nhổ răng khôn bằng công nghệ Piezotome là phương pháp hiện đại được áp dụng khá phổ biến. Với phương pháp này, bác sĩ có thể loại bỏ răng khôn nhẹ nhàng mà không gây tổn thương đến các mô mềm trong khoang miệng. Đồng thời hạn chế đau, giảm sưng nề và tê bì mô má.
Thông thường, Piezotome hay được áp dụng trong các trường hợp răng mọc khó. Nhất là những trường hợp cần tiến hành cắt xương. VD: Răng khôn mọc lệch; răng mọc ngầm; răng có nhiều chân; chân răng dạng cùi trống;…
Khác với nhổ kìm thông thường, nhổ răng khôn bằng Piezotome sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:
– Hạn chế đau nhức nhờ bước sóng âm tần chuyển động linh hoạt (28 – 36 KHz). Bóc tách nướu và các mô ra khỏi chân răng một cách nhẹ nhàng.
– Giảm tê bì môi má do Piezotome gần như chỉ tác động đến vị trí răng cần nhổ. Hạn chế làm tổn thương các mô mềm khác và giảm nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
– An toàn, ít biến chứng, hạn chế chảy máu một cách tối đa.
– Thời gian thực hiện nhanh giúp giảm độ há miệng. Người nhổ sẽ không cảm thấy mỏi trong quá trình thực hiện.
– …..
Nhờ đó, việc nhổ răng khôn sẽ không còn là nỗi ám ảnh quá đáng sợ. Đặc biệt là với những người nhạy cảm, sợ đau, sợ chảy máu.
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý sau khi bọc răng sứ để giữ tuổi thọ cho răng
Với Piezotome, việc nhổ răng khôn sẽ không còn là nỗi ám ảnh quá đáng sợ
Dưới sự tư vấn của bác sĩ, anh H đã quyết định chọn phương pháp nhổ răng bằng Piezotome tại Thu Cúc TCI.
2.3 Quy trình nhổ răng
Vậy quy trình nhổ răng bằng Piezotome của anh H diễn ra như thế nào?
Đầu tiên, bác sĩ tiến hành vệ sinh răng miệng và cạo vôi răng cho anh. Công đoạn này nhằm đảm bảo loại bỏ những yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị.
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê quanh chân răng cần nhổ. Đây là bước quan trọng để kiểm soát cơn đau. Giúp người bệnh không cảm thấy khó chịu trong quá trình nhổ răng. Đồng thời giúp quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi mà không bị gián đoạn.
Khi thuốc tê đã phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm Piezotome để tách các mô xung quanh răng. Dưới tác động của sóng siêu âm, các dây chằng nhanh chóng đứt gãy sau chỉ khoảng vài giây. Sau đó, bác sĩ dùng kìm chuyên dụng để gắp răng ra ngoài.
Rất may, trường hợp răng của anh H chưa dẫn đến biến chứng nặng. Do đó, quá trình nhổ răng diễn ra rất thuận lợi và nhanh (chỉ trong khoảng 10 phút). Sau đó, bác sĩ sử dụng màng collagen đặt vào vị trí răng vừa nhổ. Từ đó giúp rút ngắn quá trình tái tạo mô và làm lành vết thương nhanh chóng.
Trước khi ra về, anh H được bác sĩ kê toa thuốc giảm đau và hẹn 1 ngày sau quay trở lại tái khám. Đồng thời, bác sĩ cũng hướng dẫn anh cách ăn uống, vệ sinh và chăm sóc răng miệng khi ở nhà. Ngăn ngừa tối đa tình trạng viêm nhiễm xảy ra.
3. Nhổ răng khôn có đau không?
Như đã chia sẻ ở trên, Piezotome là phương pháp nhổ răng khôn hiện đại và ưu việt nhất hiện nay. Máy Piezotome sử dụng sóng siêu âm giúp tách các mô quanh răng một cách nhanh chóng. Thời gian thực hiện nhanh (bao gồm cả thời gian gây tê và nhổ diễn ra trong chưa đầy 10 phút).
>>>>>Xem thêm: Cách giúp mẹ đọc kết quả khám thai, siêu âm thai dễ dàng
Piezotome là phương pháp nhổ răng khôn hiện đại và ưu việt nhất hiện nay
Phương pháp này ít xâm lấn, gần như chỉ tác động đến mô cứng (thân răng) mà không làm ảnh hưởng đến mô mềm xung quanh. Giúp giảm sưng, giảm tê bì một cách đáng kể. Vết thương cũng hồi phục nhanh hơn rất nhiều so với nhổ kìm thông thường. Rất an toàn và ít gây ra biến chứng.
Bên cạnh đó, trước khi nhổ, người bệnh được kết hợp gây tê cục bộ. Nhờ đó hạn chế tối đa cảm giác đau hay chảy máu. Sau nhổ răng, người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường. Chỉ cần tránh các đồ ăn quá cứng, quá lạnh hoặc quá nóng.
Anh H chia sẻ: “Trong quá trình nhổ răng mình chỉ thấy hơi nháy một chút thôi. Hoàn toàn không có cảm giác đau hay khó chịu nào. Bác sĩ thực hiện rất nhanh nên mình cũng thấy khá thoải mái. Nhổ răng xong mình cảm thấy nhẹ nhàng như trút được một gánh nặng trong lòng vậy.”
Như vậy, trên đây là trường hợp nhổ răng khôn của anh N.X.H. Hy vọng thông qua trường hợp của anh, bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “Nhổ răng khôn có đau không?” Nếu có thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn kịp thời nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.