Sau mổ ruột thừa có được uống sữa không được rất nhiều người quan tâm vì hiện có nhiều ý kiến khác nhau về việc này. Có người nói sữa tốt cho sức khỏe, sau mổ ruột thừa nên uống, có người lại nói sau mổ ruột thừa không nên uống sữa vì chúng không tốt cho hệ tiêu hóa. Vậy thực chất bệnh nhân sau mổ ruột thừa có nên uống sữa tươi không? Vậy thực chất thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Sau mổ ruột thừa có được Uống Sữa Tươi không?
Như chúng ta đã biết viêm ruột thừa là bệnh cấp cứu ngoại khoa. Khi đã bị viêm ruột thừa chỉ có cách điều trị duy nhất là mổ cắt bỏ đoạn ruột thừa bị viêm.
Sau phẫu thuật ruột thừa, ngoài việc chú ý đến vệ sinh vết mổ sạch sẽ, chống nhiễm trùng. Người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để phục hồi nhanh hơn, tránh biến chứng sau mổ.
Mới Mổ ruột thừa có được uống sữa?
Sau mổ ruột thừa, vì hệ tiêu hóa chưa ổn định nên người bệnh thường được chỉ định ăn các loại thức ăn ở dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa sau khi đã xì hơi.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc: thực chất sữa và các sản phẩm làm từ sữa không tốt cho bệnh nhân sau khi mổ ruột thừa nói riêng và bệnh nhân sau mổ nói chung, chỉ trừ có sữa chua là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa.
Nguyên nhân là vì nhiều người không có men hoặc không có đủ men Lactose nên không thể tiêu hóa sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Người không có men Lactose khi ăn các sản phẩm từ sữa sẽ bị đầy bụng, dị ứng, hoặc bị tiêu chảy. Vì vậy các trường hợp bị thiếu men Lactose có thể tham khảo và sử dụng các loại sữa không đường Lactose. Thủy phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose. Tốt nhất nên chọn các loại sữa dành riêng cho người sau phẫu thuật. Nên chọn các loại sữa có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định an toàn thực phẩm.
Tìm hiểu thêm: Nội soi đại tràng có đau không và những lưu ý quan trọng
Nếu thấy có bất cứ biểu hiện bất thường nào, cần dừng uống sữa. Người bệnh cần phải tới bệnh viện để được thăm khám.
Chế độ ăn uống sau mổ viêm ruột thừa
Ngoài việc lưu ý về dùng sữa sau mổ ruột thừa. Người bệnh cũng nên lưu ý về chế độ ăn uống hàng ngày như:
- Mấy ngày đầu chỉ ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như: cháo, súp và ăn với lượng ít một. Chia làm nhiều lần
- Mấy ngày sau có thể ăn uống lại bình thường. Nhưng vẫn không nên ăn quá no và nhiều một lúc. Cần phải kiêng các loại thực phẩm rắn nhiều xơ bã không tan
- Nên ăn nhiều các loại cá giàu omega 3
- Tăng cường ăn các loại rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt : các loại đậu đỗ, mè đen …
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để giảm đau dạ dày đầy hơi
- Không ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng. Các loại thực phẩm nhiều đường
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, dễ dẫn tới nguy cơ tiêu chảy.
- Uống đủ khoảng 2 lít nước/ngày. Sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng tắc ruột.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá