Sâu ở kẽ răng là bệnh lý nha khoa thường gặp ở mọi đối tượng do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai mà còn làm mất thẩm mỹ răng miệng. Nếu không điều trị kịp thời, sâu kẽ răng có thể tiến triển thành sâu ngà răng, sâu tuỷ răng và có nguy cơ mất răng.
Bạn đang đọc: Sâu ở kẽ răng: Nguyên nhân, nhận biết, cách điều trị
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh sâu ở kẽ răng
Sâu kẽ răng là tình trạng bệnh lý sâu răng hình thành ở khu vực kẽ giữa các răng. Đó là quá trình tổn thương mô cứng của răng do vi khuẩn gây ra. Mảng bám, cao răng hình thành khi vệ sinh răng miệng kém khoa học chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Một trong những dấu hiệu của sâu kẽ răng có thể dễ dàng nhận thấy chính là các lỗ, đốm đen sâu răng ở kẽ hai răng. Kèm theo đó là cảm giác ê buốt khi ăn uống những thực phẩm nóng hoặc lạnh. Ngoài ra, người bị sâu kẽ răng còn bị hôi miệng do các chất thải của vi khuẩn.
Sâu kẽ răng cũng nguy hiểm như các bệnh lý nha khoa khác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ của hàm răng. Người bị sâu kẽ răng thường cảm thấy tự ti khi giao tiếp do răng kém thẩm mỹ, hôi miệng. Bệnh ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh hoạt, lao động của nhiều người.
Sâu ở kẽ răng là quá trình tổn thương mô cứng của răng do vi khuẩn gây ra
2. Nguyên nhân hình thành bệnh sâu răng kẽ
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh sâu kẽ răng cửa như vệ sinh răng miệng không đúng cách, mất cân bằng môi trường vi sinh vật trong khoang miệng hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý như viêm nha chu, viêm chân răng… Bên cạnh đó, một số phương pháp thẩm mỹ nha khoa như bọc sứ, dán sứ kém chất lượng cũng có thể ảnh hưởng tới kẽ răng, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công.
Răng miệng rất dễ bị tổn thương do nhiều tác nhân gây ra. Các bệnh lý về răng miệng nói chung và sâu kẽ răng nói riêng thường để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm tủy răng, viêm chân răng, áp xe có mủ, mất răng.
Vi khuẩn hình thành từ cao răng, mảng bám tấn công tới các tổ chức răng và gây sâu răng
3. Phương pháp điều trị sâu răng ở kẽ
Để điều trị sâu ở kẽ răng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định tình trạng, nguyên nhân gây bệnh và đưa ra các phương án điều trị thích hợp đối với từng người bệnh. Thông thường, có các phương pháp điều trị sâu kẽ răng đó là trám răng, bọc sứ và dán veneer.
– Trám kẽ răng cửa: Áp dụng trong trường hợp sâu răng mức độ thấp, ít nghiêm trọng. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô răng bị bệnh và trám để phục hình, khôi phục chức năng ăn nhai của răng, tương tự như sâu lòng và ngà răng.
– Dán sứ veneer: Đối với trường hợp răng sâu nhẹ và vừa, bác sĩ mài 0,3-0,5mm trên bề mặt răng thật để gắn mặt dán sứ. Răng chỉ cần mài rất mỏng nên gần như không xâm lấn, không làm ảnh hưởng tới chức năng của răng.
– Bọc sứ: Áp dụng đối với trường hợp răng sâu mức độ nhiều hơn, hoặc sâu kẽ có kèm tổn thương tủy. Khi đó trước khi bọc răng, bác sĩ sẽ lấy tủy để điều trị dứt điểm cơn đau và tình trạng viêm trước. Sau đó, bác sĩ sẽ mài mỏng nhẹ răng thật để tạo khoảng trống phù hợp cho việc gắn sứ lên trên răng. Mặt sứ được làm từ các chất liệu cao cấp, an toàn, được gắn cố định lên răng bằng keo dán nha khoa. Răng được phục hình hoàn hảo và đảm bảo chức năng ăn nhai.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt là do đâu?
Điều trị sâu răng ở kẽ bằng nhiều phương pháp tại nha khoa uy tín
4. Phương pháp ngăn ngừa mắc sâu ở kẽ răng
Bệnh lý sâu kẽ răng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng cũng như tâm lý của người bệnh. Do vậy, để ngăn ngừa mắc bệnh sâu kẽ răng, mỗi người cần lưu ý xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng khoa học:
– Chải răng đều đặn mỗi ngày với tần suất từ 2-3 lần vào trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy hoặc sau khi ăn uống.
– Chải răng bằng kem đánh răng chứa flour – chất đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố độ chắc chắn của răng, có khả năng chống lại vi khuẩn tấn công gây sâu răng.
– Nên sử dụng bàn chải có lông mềm, mảnh để bảo vệ nướu răng trong quá trình đánh răng.
– Sử dụng tăm nước hoặc chỉ tơ nha khoa có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng.
– Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng bằng việc súc miệng với nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch súc miệng.
– Ăn uống với chế độ lành mạnh, nhiều thực phẩm tươi xanh và uống nhiều nước.
– Hạn chế ăn những món ăn dai, cứng hay quá cay, nóng để tránh làm tổn thương men răng, nướu răng.
– Bỏ các thói quen xấu có thể làm tổn thương răng như cắn móng tay, cắn nắp chai…
– Lấy cao răng và thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên để được chăm sóc răng miệng với bác sĩ chuyên khoa cũng như chủ động điều trị các bệnh lý sớm.
>>>>>Xem thêm: Nang đám rối mạch mạc 7mm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Vệ sinh và chăm sóc răng miệng khoa học ngăn ngừa sâu kẽ răng
Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về sâu ở kẽ răng được tư vấn bởi các bác sĩ nha khoa Thu Cúc TCI. Khi phát hiện bản thân có những biểu hiện của bệnh sâu kẽ răng, bạn nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.