Sâu răng – Hiểu rõ về bệnh lý răng miệng phổ biến nhất hiện nay

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Theo các nghiên cứu, có đến 90% người Việt Nam mắc các bệnh liên quan đến răng miệng, trong đó, 75% người bị sâu răng. Ngoài ra, có đến 85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng sữa và trung bình mỗi trẻ có trên 6 răng đã bị sâu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ bệnh lý răng miệng phổ biến này từ A – Z..

Bạn đang đọc: Sâu răng – Hiểu rõ về bệnh lý răng miệng phổ biến nhất hiện nay

1. Sâu răng là gì? Những dấu hiệu khi răng bị sâu

Sâu răng – Hiểu rõ về bệnh lý răng miệng phổ biến nhất hiện nay

Sâu răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em.

Sâu răng là tình trạng răng bị vi khuẩn gây tổn thương và mất mô cứng. Điều này xảy ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng khiến quá trình hủy khoáng tạo ra các lỗ hổng trên răng.

Những dấu hiệu khi sâu răng:

– Lỗ sâu: Nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy trên răng xuất hiện những lỗ hổng nhỏ và rộng dần theo từng tình trạng sâu khác nhau.
– Nướu sưng đỏ hoặc có thể chảy máu: Vi khuẩn gây sâu răng lây lan dần khiến nướu trở nên nhạy cảm hơn. Khi tác động vào nướu khi chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa, nướu rất dễ bị chảy máu và tăng khả năng nhiễm trùng. Ngoài ra, khi ăn bạn cũng sẽ có cảm giác khó chịu, nhai cắn cũng đau hơn khi nướu bị sưng.
– Đau buốt răng: Khi ăn những đồ nóng, lạnh hay ngọt, bạn sẽ có cảm giác đau buốt, khó chịu.
– Hôi miệng: Thức ăn khi tích tụ lâu ngày ở kẽ răng mà không được vệ sinh sạch sẽ khiến cho vi khuẩn có môi trường thuận lợi để sinh sôi và phát triển. Điều này là nguyên nhân chính khiến cho hơi thở của bạn có mùi.
– Đau buốt khi nhai: Vi khuẩn sâu răng khi tấn công sẽ khiến cho ngà răng bị bào mòn, ảnh hưởng đến dây thần kinh làm răng dễ bị ê buốt. Vậy nên, những việc cắn, nhai bình thường khi bị sâu răng cũng khiến cho bạn có cảm giác đau buốt khó chịu. Thậm chí, nếu sâu răng trở nặng, bạn còn cảm thấy đau ở những chiếc răng khác xung quanh.
– Sốt nhẹ: Khi diễn biến tình trạng của sâu răng trở nặng, bạn có thể bị sốt nhẹ do tình trạng viêm nhiễm.

2. Diễn biến của bệnh sâu răng

Sâu răng – Hiểu rõ về bệnh lý răng miệng phổ biến nhất hiện nay

Giai đoạn phát triển của sâu răng được chia ra làm 5 giai đoạn chính.

Răng bị sâu không thể tự phục hồi mà cần được thăm khám và điều trị dứt điểm. Bạn nên điều trị răng sâu càng sớm càng tốt để có thể ngăn ngừa khả năng lây lan sang các răng khác, gây mất thẩm mỹ và bất tiện trong quá trình sinh hoạt thường ngày. Sâu răng cũng có các mức độ phát triển từ nhẹ đến nặng. Hãy kiểm tra xem chiếc răng sâu của bạn đang ở đâu nhé!

Giai đoạn 1: Sâu men răng

Giai đoạn đầu tiên của răng là khi vi khuẩn bắt đầu tấn công vào các kẽ răng khiến tình trạng men răng bị mất khoáng, tạo ra lỗ hổng li ti trên bề mặt răng.
Biểu hiện: Răng có những chấm màu vàng nâu hoặc đen nếu quan sát kỹ có thể nhìn thấy. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cảm giác đau và ê buốt nhẹ khi ăn các thức ăn nóng, lạnh.

Giai đoạn 2: Sâu ngà răng

Bước sang giai đoạn 2 là khi các lỗ sâu, lỗ hổng xuất hiện ngày càng nhiều với kích cỡ lớn hơn. Lúc này, vi khuẩn sâu răng đã ăn sâu vào trong và phá hủy nhanh chóng phần men răng còn lại.
Biểu hiện: Bạn sẽ cảm thấy các cơn đau nhức thường xuyên với mức độ mạnh hơn khi thức ăn dính vào lỗ sâu hoặc khi bạn những đồ ăn có nhiệt độ quá nóng/quá lạnh. Nhiều người có thể cần sử dụng đến thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng.
Lời khuyên: Hãy đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị trước khi bệnh phát triển nặng hơn.

Giai đoạn 3: Viêm tủy

Sau giai đoạn 2, vi khuẩn đã tấn công hết men răng, chúng sẽ bắt đầu tiêu diệt phần tủy răng còn lại. Biểu hiện: Các mức độ đau ngày một tăng dần với tần suất liên tục. Các lỗ sâu to dần, khi ăn uống có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, áp xe răng, răng lung lay, viêm nướu,… và đặc biệt có thể gây ra nguy cơ mất răng cao.

Giai đoạn 4: Chết tủy

Tủy là nguồn sống của răng, vậy nên khi tủy chết cũng đồng nghĩa với “răng chết”. Bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài nhổ bỏ răng hỏng và trồng răng mới thay thế để bảo đảm chức năng ăn nhai cho hàm và ngăn ngừa các bệnh lý khác về răng miệng.
Lưu ý, một số trường hợp răng chết tủy, hoại tử nặng, không điều trị kịp thời khả năng gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong rất cao.
Các giai đoạn của sâu răng xảy ra trong một thời gian ngắn và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nên để bảo vệ sức khỏe cũng như tiết kiệm tiền chữa trị, bạn hãy đến các trung tâm nha khoa để được thăm khám và điều trị ngay từ đầu để đạt được kết quả tốt nhất.

3. Những nguyên nhân thường gặp khiến răng bị sâu

Nguyên nhân gây bệnh thường do chính những thói quen sinh hoạt xấu của bạn. Cùng Thu Cúc TCI điểm danh những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng răng sâu khó chịu này dưới đây nhé!

– Do vi khuẩn:

Một số loại vi khuẩn tạo axit như Lactobacillus, Streptococcus mutans và các loài Actinomyces gây tổn thương cho răng trong môi trường chứa tinh bột (carbohydrate) lên men được (đường ssucrose, fructose và glucose). Nếu bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay sau khi ăn,  đường và chất tinh bột có trong miệng sẽ bị biến thành axit. Axit sẽ ngấm vào các vết nứt và chỗ trũng trên mặt răng, từ đó phá hủy men răng và cấu trúc răng. Các loại vi khuẩn sẽ bắt đầu hành trình phá hủy răng của mình từ đây.

– Do thức ăn:

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến răng bị sâu là do ăn quá nhiều các loại thức ăn nhiều tinh bột và đường. Khi bạn ăn các loại thức ăn này mà không vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay, chúng sẽ bám vào các kẽ răng, hình thành bợn răng. Đây chính là môi trường cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng sinh sôi nảy nở và phát triển nhanh chóng.

– Kết cấu của răng:

Đối với những hàm răng yếu hoặc bị nứt vỡ, các loại vi khuẩn có thể bám vào bề mặt răng dễ dàng hơn, hình thành những mảng bám khó loại bỏ. Dần dần, những mảng bám này sẽ thu hút ngày càng nhiều vi khuẩn và gây nên các bệnh lý về răng miệng, điển hình là sâu răng.
Đối với những người đã có tuổi, tình trạng tụt nướu rất dễ xảy ra do quá trình lão hóa của cơ thể. Nướu bị tụt khỏi hàm sẽ hình thành các mảng bám trên rễ chân răng khiến cho ngà răng trở thành mục tiêu của vi khuẩn và tấn công dần lên chân răng.

– Phương pháp chăm sóc răng miệng:

Thói quen đánh răng thường xuyên, ít nhất 2 lần một ngày, đặc biệt sau khi ăn uống những thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột hoặc khi có tình trạng thức ăn mắc vào các kẽ răng. Nếu bạn không giữ gìn vệ sinh răng miệng, các loại vi khuẩn gây sâu răng luôn sẵn sàng để tấn công “bộ nhá” của bạn.
Tuy nhiên, đánh răng thường xuyên không thôi là chưa đủ. Việc đánh răng không đúng cách cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các bệnh răng miệng khác, kể cả là sâu răng. Theo các bác sĩ nha khoa hàng đầu, bạn nên chải răng theo chiều dọc hoặc theo dạng xoay tròn cả mặt trước và sau răng. Đánh răng nhẹ nhàng trong vòng 2 phút và cố gắng không bỏ sót chiếc răng nào. Hãy sử dụng các bàn chải có đầu lông tơ để hiệu quả làm sạch các kẽ răng hiệu quả. Đặc biệt, đừng bỏ quên việc làm sạch bề mặt lưỡi để khoang miệng sạch toàn diện nhé!

3. Răng sâu có nguy hiểm không?

Tìm hiểu thêm: Giúp bạn hiểu rõ về siêu âm tầm soát ung thư vú

Sâu răng – Hiểu rõ về bệnh lý răng miệng phổ biến nhất hiện nay

Răng bị sâu có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn diện của người bệnh.

Theo các nghiên cứu và báo cáo của các chuyên gia hàng đầu thế giới, sâu răng là bệnh lý không thể tự chữa khỏi và có khả năng phát triển nhanh chóng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm

– Sức khỏe răng miệng

Theo diễn biến của bệnh, bạn có thể thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của bệnh lý này tác động đến sức khỏe răng miệng ra sao. Cấu trúc răng bị phá hoại gây ra sự khó chịu và đau nhức cho bạn. Dần dần, tình trạng ngày càng tồi tệ và bạn có khả năng bị mất răng nếu không điều trị dứt điểm.
Ngoài ra, các biến chứng như viêm tủy, áp xe răng,… cũng sẽ gây ra những bất tiện trong quá trình ăn uống hàng ngày, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bạn.

– Thẩm mỹ:

Răng sâu ban đầu sẽ chỉ xuất hiện những chấm đen li ti trên bề mặt. Những dần dần, các chấm đen sẽ biến thành những lỗ hổng lớn màu nâu hoặc đen gây mất thẩm mỹ cho răng, khiến bạn không còn tự tin khi cười hay giao tiếp với những người xung quanh.
Hơn nữa, răng sâu cũng khiến tình trạng hôi miệng xuất hiện. Đây là điều khiến bạn cực kỳ tự ti khi nói chuyện với những người xung quanh.

– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và tinh thần người bệnh

Khi răng bị sâu, bạn sẽ phải vật lộn với những cơn đau nhức răng khó chịu kéo dài. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống, ngủ nghỉ khiến bạn mệt mỏi, sức khỏe giảm sút nhanh chóng. Hơn nữa, những cơn đau ngày một tăng dần khiến tâm lý của bạn bị ảnh hưởng, dễ nổi cáu, khó chịu hơn. Trẻ em khi bị sâu răng sẽ có cảm giác chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc liên tục khiến cho sức đề kháng và sức khỏe giảm sút nhanh chóng.

– Đe dọa đến tính mạng

Nếu răng sâu không được điều trị hoặc điều trị sai cách sẽ có thể dẫn đến viêm tủy và hoại tử. Vết hoại tử không được xử lý sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng và khiến cho tính mạng bị đe dọa.
Khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh lý này, bạn tuyệt đối không được tự chữa trị tại nhà để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

4. Phương pháp điều trị

Sâu răng – Hiểu rõ về bệnh lý răng miệng phổ biến nhất hiện nay

>>>>>Xem thêm: 10 Loại quả mẹ bầu bị sốt xuất huyết nên ăn

Thu Cúc TCI – Địa chỉ chữa răng sâu được hàng nghìn người bệnh lựa chọn.

Thu Cúc TCI – Địa chỉ chữa răng sâu được hàng nghìn người bệnh lựa chọn.[/caption]

Hiện nay, có rất nhiều cách để xử lý răng sâu. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý chữa trị răng sâu tại nhà mà phải đến thăm khám và xử lý tại các trung tâm Nha khoa uy tín. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp dưới đây để phục hồi và cải thiện răng sâu:

– Điều trị bằng Fluor

Ở giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ sử dụng fluoride dưới dạng gel hoặc bọt,… để có thể che phủ các lỗ sâu li ti cũng như cung cấp các khoáng chất cần thiết cho răng. Đây là phương pháp tốt giúp phục hồi các tổn thương của men răng khi chớm sâu.

– Trám răng

Nếu răng đã xuất hiện các lỗ sâu rộng hơn nhưng chưa ảnh hưởng đến tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng để bảo vệ phần răng còn lại. Lỗ sâu sẽ được các bác sĩ làm sạch và hàn lại răng.

– Gắn mão răng

Đây là phương pháp cứu chữa những chiếc răng đã bị sâu nghiêm trọng mà không thể trám. Gắn mão răng giúp bảo vệ, phục hồi vỏ tự nhiên của răng tốt.

– Loại bỏ tủy

Khi tình trạng sâu trở nên nghiêm trọng hơn, có khả năng dẫn đến viêm tủy răng, người bệnh có khả năng phải nhổ bỏ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ nhổ bỏ răng bằng cách loại bỏ tủy và giữ lại răng cho trẻ để bảo đảm chức năng nhai bình thường.

– Nhổ răng

Đây là phương pháp chỉ được sử dụng khi không thể cứu chữa răng. Bác sĩ sẽ nhổ bỏ chúng để tránh nhiễm trùng ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Việc nhổ răng sẽ gây khó khăn trong việc ăn uống và gây mất thẩm mỹ, vì vậy, thông thường các bác sĩ sẽ xem xét đến phương án trồng răng hoặc làm cầu răng thay thế.
Hi vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý sâu răng này để có đủ kiến thức phòng tránh và ngăn ngừa hiệu quả, bảo vệ sức khỏe răng miệng tối đa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *