Hôi miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, nguyên nhân điển hình nhất đó là sâu răng. Vậy đâu là cách khắc phục tình trạng sâu răng hôi miệng, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Sâu răng hôi miệng phải làm sao?
1. Vì sao có tình trạng sâu răng hôi miệng?
Có thể nói, sâu răng là một trong những dạng bệnh lý răng miệng vô cùng phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ âm. Nói theo cách đơn giản nhất, về bản chất, sâu răng được hiểu là tình trạng mô cứng ở răng bị tổn thương, hay còn được biết đến với tên gọi khác là quá trình hủy khoáng. Những tổn thương này do kết quả của quá trình hoạt động và phát triển ở vi khuẩn gây ra.
Ở giai đoạn đầu, sâu răng rất dễ nhận biết qua những vết lõm, mòn xuất hiện ở trên bề mặt răng. Ngoài ra, khi sâu răng, men răng thường bị ngả màu và chuyển sang màu đen. Bên cạnh đó, những vết ố màu đen to dần và có thể khoét sâu vào tủy răng là một trong những dấu hiệu điển hình của tình trạng sâu răng.
Khi bị sâu răng, chúng ta cũng rất dễ phải đối mặt với tình trạng hôi miệng. Vậy tại sao sâu răng thường “đi đôi” với chứng hôi miệng? Theo các chuyên gia, khi răng bị sâu, men răng cũng sẽ bị phá hủy, các túi (lỗ) sâu hình thành và từ đó sẽ tạo nên mùi khó chịu. Lúc này, vi khuẩn tấn công từ nhiều phía khiến miệng nhanh chóng bị bốc mùi và rất khó kiểm soát. Thậm chí, ngay cả khi bạn đã xử lý sâu răng bằng các vật liệu trám thì vấn đề hôi miệng cũng có thể tiếp diễn. Trong một số ít trường hợp, nếu như vật liệu trám răng không tương thích với răng thật cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hôi miệng sinh sôi và phát triển.
Sâu răng hôi miệng là vấn đề phổ biến mà rất nhiều người gặp phải
2. Các giai đoạn phát triển của sâu răng
Sâu răng không phát sinh ngay tức khắc mà có biểu hiện riêng ở từng giai đoạn, do đó, nhiều người không cảm giác được mùi hôi do sâu răng chỉ khi có người xung quanh nhắc nhở. Cụ thể, sâu răng có thể phát triển qua 4 giai đoạn đó là:
– Giai đoạn thứ nhất
Quan sát kỹ trên bề mặt răng có thể thấy đốm màu trắng hoặc màu vàng ố, đây chính là những mảng bám hình thành trên răng.
– Giai đoạn thứ 2
Lúc này, vi khuẩn Mutans Streptococci sẽ tận dụng mảng bám và cao răng để làm nơi trú ngụ và chuyển hóa, quá trình này sẽ hình thành 1 loại axit tấn công và làm mòn men răng. Những vùng răng bị ăn mòn sẽ chuyển thành màu đen, ở giai đoạn này, nếu để ý kỹ, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận sâu răng qua dấu hiệu bị kích ứng khi ăn đồ nóng, chua, lạnh.
– Giai đoạn thứ 3
Ở giai đoạn này, lỗ sâu sẽ phát triển rộng và sâu hơn, vi khuẩn tấn công vào lớp ngà và tủy răng gây đau nhức. Đây cũng là giai đoạn xuất hiện triệu chứng sâu răng hôi miệng, đau nhức do tủy răng bị viêm.
– Giai đoạn cuối – Viêm tủy
Lúc này, nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ ăn tới tủy răng, gây chết tủy. Thậm chí, vi khuẩn cũng có thể tấn công vào các dây thần kinh hay xương hàm gây sưng, viêm xương hàm.
Tìm hiểu thêm: Các bệnh hậu sản thường gặp chị em cần chú ý
Sâu răng không phát triển cùng một lúc mà chia thành nhiều giai đoạn khác nhau
3. Sâu răng hôi miệng – điều trị thế nào?
Hôi miệng không chỉ gây mất tự tin, ảnh hưởng đến tâm lý mà còn có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây nguy hại tới sức khỏe. Vậy sâu răng hôi miệng điều trị thế nào, cùng tìm hiểu nhé!
3.1. Điều trị dứt điểm phải bắt đầu từ nguyên nhân
Muốn điều trị dứt điểm, trước tiên bạn phải xác định nguyên nhân gây hôi miệng. Do đó, nếu bị “làm phiền” bởi tình trạng hôi miệng, bạn có thể chủ động đến các phòng khám nha khoa để bác sĩ có thể xem xét và đánh giá tình trạng sâu răng cũng như xây dựng phương hướng điều trị phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, khi đến kiểm tra răng thì bạn cũng sẽ được vệ sinh răng sạch sẽ, lấy cao răng hay các mảng bám. Với trường hợp sâu răng nhe, vết sâu có thể được làm sạch và trám lại bằng cao răng nhân tạo. Tuy nhiên, ở những trường hợp sâu răng nặng, sâu ăn vào vùng tủy, bạn sẽ cần điều trị tủy và trám đầy răng để bảo toàn thân răng. Ngoài ra, với trường hợp sâu quá nặng thì bạn cũng cần phải nhổ răng và trồng răng giả để thay thế.
Khi tình trạng sâu răng được giải quyết, mùi hôi cũng sẽ giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cẩn trọng bởi tình trạng sâu răng có thể sẽ tái lại. Do đó, chúng ta vẫn cần duy trì chế độ chăm sóc cũng như vệ sinh răng miệng hàng ngày để tránh nguy cơ sâu răng.
3.2. Giữ cho miệng luôn đủ độ ẩm
Trong nước bọt có chứa Lysozyme là chất là có tác dụng bảo vệ răng miệng vô cùng hiệu quả, do đó, một trong những nguyên tắc hàng đầu khi giảm hôi miệng đó là không được để miệng khô. Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ như là kẹo cao su không đường để kích thích tuyến nước bọt, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
3.3. Sử dụng nước muối loãng
Ngậm nước muối được xem là phương pháp chữa trị hôi miệng tuyệt vời nhất, đặc biệt, không chỉ đánh bay mùi hôi miệng khó chịu, uống nước muối còn bảo vệ răng miệng luôn được chắc khỏe. Nguyên do là bởi các thành phần flo có trong muối sẽ giúp loại bỏ được các vi khuẩn có hại ở trong khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng và chống viêm nhiễm vô cùng hiệu quả. Do đó, có thể thấy ngậm nước muối không chỉ là cách chữa trị hiệu quả mà còn tiết kiệm được khá nhiều thời gian.
3.4. Sử dụng một số thực phẩm có khả năng diệt khuẩn, khử mùi
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm có khả năng diệt khuẩn, khử mùi như bạc hà hay quá táo đỏ. Với lá bạc hà thì đây là loại lá có mùi hương thơm dễ chịu, the mát, ngoài ra còn có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn vô cùng tốt. Trong khi đó, táo đỏ chứa nhiều hợp chất polyphenol tự nhiên với khả năng làm sạch khoang miệng, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây mùi.
3.5. Duy trì chế độ chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt
Một trong những biện pháp quan trọng nhất khi điều trị hôi miệng đó là phải chăm sóc cũng như vệ sinh răng miệng đúng cách. Bạn có thể thực hiện vệ sinh răng hàng ngày với những thói quen như:
– Súc miệng, làm sạch các mảng bám bằng chỉ tơ nha khoa sau các bữa ăn nhẹ
– Vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần/ngày, sau các bữa ăn bạn nên súc miệng hoặc sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng
– Để ngăn ngừa sâu răng, bạn cũng nên hạn chế đồ ăn ngọt, không ăn quá nhiều đồ ăn vặt, sử dụng các loại đồ ăn vặt có nhiều tinh bột, hay nhiều đồ ngọt.
Hi vọng rằng những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn nắm bắt được cách điều trị hiệu quả khi bị sâu răng hôi miệng. Lưu ý rằng những biện pháp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chuyên môn của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Khám thai 3 tháng đầu ở đâu tốt?
Thăm khám răng miệng chuyên sâu với bác sĩ là một trong những biện pháp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất
Ngoài ra, cơ địa ở mỗi người sẽ có sự khác nhau, do đó mà hiệu quả mang lại cũng có sự chênh lệch. Do đó, tốt hơn hết, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân cũng như có hướng điều trị phù hợp nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.