Theo thống kê, hiện nay có khoảng 85% trẻ em tại Việt Nam bị sâu răng sữa. Hơn nữa, trung bình những đứa trẻ này bị sâu trên 6 răng. Vậy tại sao sâu răng lại phổ biến đến vậy? Cha mẹ cần làm gì để ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em?
Bạn đang đọc: Sâu răng ở trẻ em và những điều cần lưu ý
1. Những dấu hiệu nhận biết sâu răng ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý
Sâu răng là khi răng bị vi khuẩn trong khoang miệng tấn công men răng, tạo ra những lỗ hổng trên răng. Sâu răng khiến trẻ đau đớn, khó chịu, nặng hơn có thể bị chết tủy, nhiễm trùng và mất răng.
Sâu răng ở trẻ giai đoạn đầu thường sẽ không có dấu hiệu. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, trẻ sẽ bị đau răng, quấy khóc do khó chịu, đau buốt trong miệng. Khi thấy những dấu hiệu sau, hãy đưa trẻ đi khám ở các trung tâm nha khoa ngay nhé:
– Răng của trẻ xuất hiện những lỗ nhỏ, răng bị ngả màu, nướu sưng đau hoặc bị đen,…
– Khi nhai cắn thức ăn, trẻ thường xuyên bị đau buốt răng
– Răng ê buốt khi trẻ ăn những đồ có nhiệt độ nóng, lạnh bất thường
– Trẻ đau răng mà không rõ lý do
– Hơi thở có mùi khó chịu
2. Nguyên nhân gây ra sâu răng ở trẻ
Trẻ em sẽ đau buốt và khó chịu khi bị sâu răng.
Trẻ em là đối tượng số 1 của sâu răng. Ở độ tuổi này, các em chưa có đủ nhận thức về việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Cha mẹ cần nắm được rõ những nguyên nhân đe dọa đến sức khỏe răng miệng của trẻ, từ đó có biện pháp phòng ngừa đúng đắn.
Những nguyên nhân chủ yếu khiến răng của trẻ bị sâu:
2.1. Do đồ ăn
Trẻ em thường có sở thích ăn những đồ ngọt nhiều đường như bánh kẹo, kem, socola,… Sau khi ăn những thực phẩm này mà không vệ sinh sạch sẽ, các vụn thực phẩm sẽ dính vào các kẽ răng, gây ra sâu răng và các bệnh lý về răng khác.
Ngoài ra, khi trẻ uống nước trái cây, sữa hay nước ngọt,… cũng có khả năng sâu răng rất cao. Đây là những loại đồ uống có hàm lượng đường và chất tạo màu cao, răng sẽ bị các chất này bao bọc lại, gây đau nhức và có thể phát triển thành nhiễm trùng, mất răng.
Đặc biệt, những trẻ vẫn đang có thói quen bú bình ban đêm cũng có khả năng cao bị sâu răng do chất đường trong sữa sẽ bám vào răng trẻ trong hàng giờ đồng hồ, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
2.2. Do thói quen vệ sinh răng miệng
Tìm hiểu thêm: Ung thư tụy giai đoạn 2 và dấu hiệu bạn cần biết
Cần hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách để có thể ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Có rất nhiều cha mẹ nghĩ rằng một ngày chỉ cần chải răng cho trẻ vào 2 buổi sáng và tối là đủ. Tuy nhiên, vệ sinh răng miệng sau khi ăn cũng là điều rất quan trọng và cần thiết cho trẻ. Lý do rất đơn giản, sau khi ăn các vụn thức ăn thừa vẫn trẻ sót lại tại những kẽ răng của trẻ, nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng, những vụn thức ăn thừa này sẽ trở thành môi trường để vi khuẩn sâu răng trú ngụ và sinh sôi.
Một điều cần lưu ý nữa dành cho cha mẹ là hãy lựa chọn những chiếc bàn chải phù hợp với trẻ. Bàn chải quá to sẽ khiến nướu của trẻ tổn thương và những sợi bàn chải to cũng không thể đi vào các kẽ răng của trẻ tốt. Lựa chọn một chiếc bàn chải phù hợp với răng của trẻ và chải răng ít nhất 2 phút/lần sẽ giúp trẻ có một hàm răng chắc khỏe hơn rất nhiều.
2.3. Tình trạng sức khỏe
Những trẻ có tình trạng sức khỏe đặc biệt cũng có khả năng cao bị bệnh sâu răng. Ví dụ như khi trẻ mắc tình trạng thở khó, phải thở bằng miệng trong thời gian dài khiến miệng bị khô. Khô miệng cũng là một trong những nguy cơ khiến trẻ em bị sâu răng cao hơn.
2.4. Thiếu Fluoride
Fluoride là một khoáng chất tự nhiên có tác dụng bảo vệ răng, giúp phục hồi những tổn thương ở răng. Đây là khoáng chất có thể tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm và nước, kem đánh răng và nước súc miệng. Thiếu Fluoride sẽ khiến răng mất đi “khiên chắn bảo vệ”, gia tăng khả năng sâu răng ở trẻ.
3. Cách điều trị sâu răng ở trẻ em
Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng răng mà cách điều trị sâu răng ở trẻ có sự khác biệt.
Thông thường sẽ có 4 cách để điều trị và cải thiện tình trạng sâu răng ở trẻ hiện nay:
– Điều trị bằng Fluoride: Ở giai đoạn đầu của sâu răng, bác sĩ sẽ sử dụng fluoride dưới dạng gel, bọt,… để có thể che phủ các lỗ sâu nhỏ và cung cấp các khoáng chất cần thiết cho răng. Đây là phương pháp tốt giúp phục hồi các tổn thương của men răng khi chớm sâu răng ở trẻ.
– Trám răng: Nếu răng trẻ đã hình thành các lỗ sâu rộng hơn nhưng chưa ảnh hưởng đến tủy răng, các bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành trám răng cho trẻ để bảo vệ phần răng còn lại. Lỗ sâu sẽ được các bác sĩ làm sạch và trám lại bằng amalgam nha khoa hoặc nhựa sứ.
– Gắn mão răng: Mão răng là một vỏ bọc được tùy chỉnh theo hình dáng của răng nhằm bảo vệ và phục hồi vỏ tự nhiên của răng. Đây là phương pháp cứu chữa những chiếc răng đã bị sâu nghiêm trọng mà không thể trám.
– Lấy tủy: Khi tình trạng sâu trở nên nghiêm trọng hơn, có khả năng dẫn đến viêm tủy răng, tăng khả năng trẻ phải nhổ bỏ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ nhổ bỏ răng bằng cách loại bỏ tủy và giữ lại răng cho trẻ để bảo đảm chức năng nhai bình thường.
– Nhổ răng: Phương pháp cuối cùng khi không thể cứu chữa răng, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ chúng để tránh nhiễm trùng ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Việc nhổ răng sẽ gây khó khăn cho trẻ trong việc ăn uống và gây mất thẩm mỹ, vì vậy, thông thường các bác sĩ sẽ xem xét đến phương án trồng răng hoặc làm cầu răng cho bé.
3.1. Cách điều trị sâu răng ở trẻ em từ 2 – 5 tuổi
Đây là độ tuổi trẻ vẫn còn răng sữa, ở độ tuổi này bác sĩ sẽ xem xét đến độ chấn thương của răng và tìm ra phương pháp khắc phục hợp lý nhất. Bác sĩ thường sẽ sử dụng các biện pháp như chữa trị bằng Fluoride, trám răng. gắn mão răng và hy hữu là lấy tủy để bảo đảm chức năng nhai cho trẻ tạm thời cho đến khi răng được thay thế.
3.2. Cách điều trị sâu răng ở trẻ em từ 6-12 tuổi trở lên
6 – 12 là độ tuổi răng sữa của trẻ đã được thay thế bằng răng vĩnh viễn, vì vậy, các phương pháp điều trị sẽ tương tự như người lớn.
4. Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em mà cha mẹ cần biết
– Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Hãy sử dụng gạc hoặc dụng cụ rơ miệng để vệ sinh răng miệng cho con ngay từ khi lọt lòng. Khi bé có những chiếc răng đầu đời xuất hiện, hãy dùng bàn chải mềm và sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để vệ sinh cho trẻ.
– Hạn chế cho trẻ vừa ngủ vừa bú bình hoặc không vệ sinh răng trước khi đi ngủ:
Việc này giúp ngăn ngừa răng của trẻ tiếp xúc với đường dẫn đến nghẹt thở, sâu răng và nhiễm trùng.
– Súc miệng:
Sau khi ăn uống, vụn thức ăn vẫn còn sót lại trong miệng và các kẽ răng. Vệ sinh cho con bằng cách súc miệng hoặc chải răng ngay sau khi ăn là cách cần thiết để ngăn ngừa sâu răng.
– Hạn chế thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường:
Những thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột sẽ khiến trẻ bị sâu răng. Vậy nên, cha mẹ cần kiểm soát và cho trẻ ăn theo mức hợp lý để răng miệng luôn khỏe.
– Không nên dùng chung dụng cụ ăn uống với những người xung quanh:
Việc sử dụng chung dụng cụ ăn uống hay mớm thức ăn có thể làm lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ. Đây là việc cha mẹ không nên làm nếu muốn trẻ khỏe mạnh toàn diện.
– Khám răng định kỳ:
Hãy cho bé đi khám định kỳ theo lịch của bác sĩ hoặc 1 năm/ lần. Phương pháp này được đánh giá hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Sinh mổ nên ăn gì?
Thu Cúc TCI – Hàng ngàn trẻ đã được khám và điều trị răng sâu thành công
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh lý sâu răng ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần lưu ý các nguyên nhân gây bệnh để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng của con tốt hơn. Ngay khi có các dấu hiệu của bệnh lý, hãy đưa con đến các trung tâm Nha khoa uy tín, chất lượng để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cha mẹ có thể liên hệ và đặt lịch ngay qua Hotline của Thu Cúc TCI để được tư vấn kỹ lưỡng hơn!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.