Siêu âm 16 tuần trong thai kỳ là một trong những mốc quan trọng và thời điểm thú vị nhất trong giai đoạn mang thai. Đây chính là thời khắc mẹ có thể cảm nhận được sự có mặt của bé qua những cử động đầu tiên. Vậy thai nhi 16 tuần tuổi phát triển như thế nào và những lưu ý gì dành riêng cho mẹ?
Bạn đang đọc: Siêu âm 16 tuần – Bật mí sự phát triển bất ngờ của thai nhi
1. Tầm quan trọng của siêu âm 16 tuần với sự phát triển của thai nhi
Theo các chuyên gia đánh giá, ở tuần thứ 16, thai nhi đã có thể sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Giai đoạn này hệ xương đã cứng cáp nên phần đầu của thai đã bắt đầu cố định hơn. Bên cạnh đó, các chức năng khác trong cơ thể của thai như: hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa cũng dần hoàn thiện, móng tay của bé đã hình thành, tay và chân đều có thể cử động trong bụng mẹ, những chuyển động này của bé mẹ đều có thể nhìn thấy rõ khi đi siêu âm.
Bên cạnh đó, phương pháp siêu âm ở tuần thai này cũng giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi có ổn định hay không. Đồng thời bác sĩ cũng xác định được các bất thường về lượng ối, tim thai có đang phát triển ổn định hay không. Bên cạnh đó, việc siêu âm ở tuần 16 còn giúp bác sĩ phát hiện các rối loạn nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận và đái tháo đường.
Ngoài ra, ở mốc siêu âm tuần 16, mẹ bầu cũng nên thực hiện xét nghiệm tầm soát trước sinh Triple test. Xét nghiệm này vô cùng quan trọng nhằm xác định các bất thường về nhiễm sắc thể hoặc ống thần kinh nếu có. Bác sĩ chuyên môn sẽ căn cứ vào hình ảnh siêu âm thai thai và kết quả xét nghiệm Triple để có những chỉ định phù hợp.
Ở mốc siêu âm 16 tuần mẹ bầu có thể cảm nhận được các cử động của thai nhi
2. Sự thay đổi của thai nhi qua siêu âm mốc 16 tuần
Ở mốc tuần 16, thai nhi đã có những sự thay đổi rõ rệt:
– Thay đổi về cân nặng, chiều dài: Lúc này thai nhi đã có kích thước như một quả bơ và nặng khoảng 100g, chiều dài khoảng 12cm tính từ đầu đến chân bé.
– Nhịp tim thai nhi: Tim thai của bé đập khoảng 150 lần đến 180 lần mỗi phút.
– Sự phát triển của mắt: Ở mốc siêu âm này, mắt của bé đã có thể cử động nhẹ nhàng sang 2 bên, tuy nhiên giai đoạn này mắt của bé vẫn rất nhạy cảm với ánh sáng
– Làn da trong suốt: Da của thai nhi tuần 16 gần như trong suốt và khi siêu âm mẹ có thể nhìn thấy được mạch máu của bé dưới lớp da mỏng manh.
– Nụ vị giác phát triển: Ở tuần 16, nụ vị giác của bé đã phát triển và hoạt động, bé có thể nếm được vị nước ối khi vô tình lọt vào miệng. Hương vị của nước ối ảnh hưởng do chế độ ăn của mẹ, do đó giai đoạn này bé có thể phát triển sở thích mùi vị ngay còn trong bụng mẹ.
– Hoạt động của thai nhi ở tuần 16: Ở mốc tuần này, bé đã có thể những cử động đáng yêu và mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được như: cú đá tay, chân vào thành bụng, tuy nhiên những cử động này thường rất nhẹ.
– Cảm nhận âm thanh: Xương nhỏ trong tai đã bắt đầu năm đúng chỗ giúp cho bé có thể bắt đầu cảm nhận được âm thanh và giọng nói của mẹ.
Ở mốc tuần 16 thai nhi đã có sự thay đổi rõ rệt về cân nặng, chiều dài
3. Những vấn đề mẹ bầu hay gặp ở mốc thai 16 tuần?
3.1 Ở mốc siêu âm 16 tuần mẹ có thể gặp tình trạng giãn tĩnh mạch
Khi mang thai, tuần hoàn máu trong cơ thể của mẹ sẽ phát triển mạnh mẽ và hỗ trợ cho thai nhi, tuy nhiên tình trạng này lại gây nên tác dụng phụ không mong muốn cho mẹ là triệu chứng giãn tĩnh mạch.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do lượng máy tăng lên trong thai kỳ và các mạch máu sẽ dãn ra hơn so với bình thường. Máu chảy từ chân đến xương chậu của mẹ sẽ bị chậm lại, sự kết hợp này sẽ khiến các van tĩnh mạch ở chân bị yếu và dẫn đến hiện tượng giãn tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch không nguy hiểm và không gây ra triệu chứng nghiêm trọng cho mẹ bầu. Biểu hiện của giãn tĩnh mạch là đau chân, khó chịu và cảm giác nóng rát, hiện tượng này sẽ thuyên giảm sau khi mẹ sinh.
Để phòng hiện tượng giãn tĩnh mạch, mẹ bầu nên hạn chế đứng quá lâu trong thời gian này bởi tư thế này sẽ khiến mẹ bị đau nhức phần chân và làm chậm quá trình tuần hoàn máu, trầm trọng hơn là giãn tĩnh mạch. Mẹ có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, tạo thói quen nâng cao chân để giúp tăng tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, mẹ nên lựa chọn trang phục rộng, đặc biệt là rộng ở đùi và eo, hạn chế trang phục bó sát.
3.2 Hiện tượng ngạt mũi ở mốc siêu âm 16 tuần
Ở giai đoạn này, mẹ bầu có thể sẽ gặp phải tình trạng ngạt mũi. Đây được xem là bệnh lý phổ biến và thường xuyên xảy ra với các mẹ bầu mặc dù trước đó mẹ không bị cảm lạnh hay dị ứng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng là do sự tăng lưu lượng trong cơ thể mẹ do mang thai. Niêm mạc mũi và đường thở của mẹ sung lên khiến đường thở bị co lại, trong khi đó niêm mạc mũi cũng trở nên mềm hơn và gây ra hiện tượng chảy máu.
Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để làm lỏng dịch tiết mũi. Lựa chọn gói cao kê đầu sẽ hạn chế được tình trạng ngạt mũi.
Đặc biệt, nếu tình trạng bệnh càng trở nên nặng hơn mẹ nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra, tránh tình trạng chủ quan hoặc tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Nhau bám thấp mặt sau có gây ảnh hưởng đến thai kỳ?
Ở mốc tuần 16 mẹ hay gặp phải các vấn đề như giãn tĩnh mạch, ngạt mũi
4. Mẹ cần lưu ý gì ở mốc siêu âm 16 tuần?
Ở mốc 16 tuần, cơ thể của mẹ đã thay đổi đáng kể, mẹ cần lưu ý tuân thủ các mốc khám thai, siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ cũng như chú ý các hoạt động hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con trong suốt thai kỳ.
- Thời điểm này, mẹ bầu vẫn có thể quan hệ nhưng cần lưu ý lựa chọn các tư thế nhẹ nhàng
- Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm bởi mang thai làn da của mẹ rất nhạy cảm, mẹ được khuyến khích sử dụng những sản phẩm lãnh tính, có chiết xuất từ thiên nhiên.
- Hạn chế làm việc quá sức, stress hoặc thức khuya
- Bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như: Canxi, DHA, Sắt….
- Nên vận động nhẹ nhàng, có thể lựa chọn bài tập yoga bầu để giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.
- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám, theo dõi, chăm sóc
- Bổ sung đầy đủ chất xơ: Chất xơ giúp tác dụng nhuận tràng, kích thích ruột già hoạt động. Với mẹ bầu, việc bổ sung chất xơ đầy đủ giúp mẹ giảm tình trạng táo bón, giảm nghén và giúp mẹ ăn ngon miệng.
>>>>>Xem thêm: Khám vô sinh hiếm muộn
Ở mốc 16 tuần, mẹ cần lưu ý tuân thủ các mốc khám thai, siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ
Trên đây là những thông tin hữu ích về sự phát triển của thai nhi ở mốc siêu âm 16 tuần. Để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện, khỏe mạnh ngoài việc tuân thủ lịch thăm khám, siêu âm một cách đầy đủ thì mẹ bầu cũng nên lựa chọn cho mình một địa chỉ y tế đáng tin cậy, chất lượng cao cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm để theo dõi và chăm sóc trong suốt thai kỳ mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.