Siêu âm 4D và những điều cần biết

Siêu âm 4D là công nghệ siêu âm hiện đại hiện nay, giúp các mẹ bầu có thể nhìn thấy những cử động, sự phát triển của thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích về công nghệ siêu âm hiện đại này.

Bạn đang đọc: Siêu âm 4D và những điều cần biết

Siêu âm 4D là gì?

Siêu âm 4D là có 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian. Với công nghệ của máy siêu âm này các mẹ có thể nhìn thấy mặt mũi, chân tay, các cử chỉ hành động của thiên thần của mình. Nhờ đó, bác sĩ có thể phát hiện được ra những dị tật bẩm sinh, những nguy cơ bất thường để có những phương pháp xử lý kịp thời đảm bảo cho sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ.

Siêu âm 4D và những điều cần biết

Siêu âm 4D giúp bác sĩ chẩn đoán những dấu hiệu bất thường về hình thái thai

Siêu âm 4D có lợi ích gì?

Siêu âm thai 4D mang lại nhiều lợi ích như:

  • Siêu âm không cần dùng kim tiêm và không gây đau đớn cho mẹ bầu
  • Siêu âm được sử dụng rộng rãi và dễ dàng
  •  Siêu âm 4D giúp mẹ có thể nhìn thấy mặt mũi, chân tay, cử chỉ hành động của bé
  • Siêu âm 4D giúp bác sĩ có thể phát hiện được những điểm bất thường của thai nhi để phương pháp xử lý kịp thời
  •  Siêu âm 4D có thể dự kiến ngày sinh chính xác

Siêu âm 4D ở tuần thứ mấy?

Nhiều chị em thắc mắc thai bao nhiêu tuần thì siêu âm 4D. Có các mốc siêu âm 4D quan trọng: mang thai ở tuần 12-14, tuần 18-22, tuần 28-32. Một thai phụ cần được siêu âm tối thiểu 3 lần và ở đúng 3 thời điểm này.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Chửa ngoài tử cung sau bao lâu thì vỡ?

Siêu âm 4D và những điều cần biết

Không nên lạm dụng siêu âm 4D bởi nó có thể gây ảnh hưởng tới mắt hoặc tuyến sinh dục của trẻ

Siêu âm thai 4D nhiều có hại không?

Nhiều mẹ bầu lo lắng siêu âm 4D có hại không? Cho đến hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy siêu âm 4D nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Các tần số sóng từ của các loại máy siêu âm hiện nay là khoảng 1.5 MHertz cho tới 60 MHertz (bước sóng âm thanh mà con người có thể nghe được bằng tai của mình là 20 tới 20.000 Hertz) nên không ảnh hưởng gì đến em bé trong bụng.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên lạm dụng siêu âm 4D quá nhiều vì có những vùng trên cơ thể mẹ và bé rất nhạy cảm với sóng siêu âm như mắt hoặc tuyến sinh dục. Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, nếu sức khỏe mẹ và bé bình thường thì thai phụ chỉ cần siêu âm 4D 3 lần là đủ:

  • Lần thứ nhất, khi thai được 12 tuần: Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra phôi thai, tim thai, mẹ đang mang thai đơn hay thai đôi…
  • Lần thứ 2, khi thai được 22 tuần: Là thời điểm quan trọng nhất để bác sĩ theo dõi hình thái của thai nhi. Bởi lúc này thai nhi phát triển ở một mức độ nhất định, thai đủ lớn và nước ối rộng rãi để có thể nhìn thấy được các cấu trúc bên trong. Siêu âm 3 chiều hoặc 4 chiều sẽ giúp khảo sát tốt hơn nếu thai có dị tật bất thường.

Siêu âm 4D và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Quan hệ khi mang thai nên hay không?

Với sự phát triển của y học hiện đại, siêu âm 4D được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện lớn

  • Lần thứ 3, khi thai được 32 tuần: Bác sĩ sẽ phát hiện thêm những bất thường khác xuất hiện rõ hơn hoặc chưa nhìn thấy từ lần siêu âm trước và cũng xác định cụ thể hơn ngày sinh, khối lượng nước ối cho thai nhi.

Ngoài ra, việc siêu âm 4D trong suốt quá trình mang thai còn phụ thuộc vào sức khỏe của các mẹ bầu và tình hình của thai nhi mà bác sĩ sẽ chỉ định nên siêu âm nhiều hay ít.
Siêu âm 4D cũng không hề khiến gây dị tật cho thai nhi mà ngược lại nó còn giúp các bác sĩ phát hiện và chẩn đoán một cách chính xác các dị tật ở bé như như hở hàm ếch, các dị tật về não… Từ đó, có những biện pháp xử lý kịp thời.
Một số thắc mắc về siêu âm 4D
Siêu âm 4D có chính xác không? Siêu âm 4D đem lại hình ảnh thai nhi rõ ràng cùng máy móc hiện đại sẽ đảm bảo kết quả chính xác.
Siêu âm 4D có phát hiện dị tật thai nhi? Siêu âm 4D có thể phát hiện được các dị tật thai nhi: dị tật chi, hở hàm ếch, dị tật tim, phổi…
Siêu âm 4D ở đâu tốt nhất Hà Nội? Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một phòng khám siêu âm 4D ở Hà Nội uy tín được nhiều mẹ bầu tin tưởng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *