Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến trong y học, được dùng để kiểm tra và phát hiện tổn thương ở nhiều vị trí trên cơ thể người. Các bệnh lý về cơ xương khớp cũng có thể được chẩn đoán thông qua siêu âm, để biết cụ thể siêu âm cơ xương khớp là thế nào thì chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Siêu âm cơ xương khớp là gì và có tác dụng như thế nào?
1. Siêu âm cơ xương khớp là gì?
Siêu âm cơ xương khớp là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng sóng âm thanh ở tần số cao để quan sát, đánh giá cấu trúc xương và các khớp, từ đó phát hiện được những tổn thương hay bệnh lý ở những khu vực này. Siêu âm còn có thể giúp theo dõi việc điều trị cũng như hướng dẫn can thiệp về các bệnh lý cơ xương khớp.
Hình ảnh ghi lại trong quá trình siêu âm có thể giúp chẩn đoán các bệnh lý về cơ xương khớp
2. Các trường hợp chỉ định siêu âm
Kỹ thuật siêu âm vùng cơ xương khớp thường được chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau:
– Xương khớp bị đau hoặc rối loạn chức năng
– Xảy ra chấn thương ở xương hoặc các mô mềm
– Có vật thể lạ ở khoang khớp
– Tràn dịch khớp
– Viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, tràn dịch khớp, lắng đọng tinh thể
– Chấn thương, chèn ép dây thần kinh, xuất hiện khối u hoặc bị sai khớp
– Kiểm tra mô mềm có khối u hay không, lành tính hay ác tính
– Đánh giá và phát hiện ngoạt vật, tụ dịch, phù nề, khối u trong mô mềm
– Phát hiện dị tật bẩm sinh
– Khảo sát dây chằng
– Đánh giá hiệu quả điều trị sau phẫu thuật
3. Quy trình thực hiện siêu âm ở cơ xương khớp
3.1. Trước khi siêu âm
– Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái hoặc mặc áo choàng mà bệnh viện chuẩn bị sẵn
– Tùy vào vị trí siêu âm, người bệnh có thể được yêu cầu tháo bỏ trang sức và các vật dụng bằng kim loại để tránh cản trở quá trình siêu âm
3.2. Thực hiện siêu âm
Khi bắt đầu, người bệnh sẽ được ngồi hoặc nằm lên bàn khám, bác sĩ sẽ bôi một lượng gel vừa đủ lên vị trí cần kiểm tra rồi sử dụng đầu dò để siêu âm.
Đầu dò này được kết nối với máy siêu âm và có khả năng tạo ra sóng âm tần số cao, gel bôi lên cũng giúp sóng âm truyền từ đầu dò tới cơ thể dễ dàng hơn.
Khi sóng âm thanh từ các mô dội ngược lại sẽ tạo thành các hình ảnh truyền trực tiếp về màn hình theo dõi và có thể được in ra trên các tấm phim.
Trong quá trình siêu âm, người bệnh có thể được yêu cầu cử động khớp đang được kiểm tra để có thể đánh giá chức năng của các cơ quan này.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm thai 4D và những điều cần biết
Gel được bôi lên vùng cần kiểm tra để sóng âm dễ đi vào cơ thể
3.3. Sau khi siêu âm
Sau khi kết thúc quá trình siêu âm, người bệnh có thể thực hiện các hoạt động khác một cách bình thường mà không bị ảnh hưởng gì. Bác sĩ sẽ trả kết quả siêu âm cũng như giải thích chi tiết cho người bệnh và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
4. Tác dụng của siêu âm cơ xương khớp
4.1. Trong chẩn đoán bệnh
– Đánh giá tình trạng chấn thương, viêm và thoái hóa cấu trúc xương, khớp, gân, cơ bắp, dây chằng
– Giúp chẩn đoán rách gân, viêm gân ở vai và gân Achilles mắt cá chân
– Phát hiện các vết rách, bong gân cơ, dây chằng
– Nhanh chóng phát hiện các khối mô mềm có đường kính dưới 5cm
– Phát hiện chuẩn xác tình trạng tích tụ chất lỏng gây tràn dịch khớp, trong mô mềm, gây tổn thương thần kinh ngoại biên, viêm màng hoạt dịch
– Chẩn đoán được sự hiện diện của các khối u mô mềm lành hoặc ác tính, u nang hạch bằng những hình ảnh chính xác với chất lượng cao
– Tìm ra các thay đổi bệnh lý liên quan đến một số bệnh như hội chứng ống cổ tay, viêm khớp dạng thấp
– Phát hiện tình trạng trật khớp hay tích tụ chất lỏng tại khớp hông hoặc cơ cổ, tại các khối mô mềm
– Siêu âm còn có thể phát hiện lưu lượng máu tăng cao trong mô mềm nếu sử dụng hình ảnh Doppler màu hoặc hình ảnh dòng chảy màu, giúp chẩn đoán các ổ viêm
– Siêu âm tại cơ xương khớp còn giúp chẩn đoán các tổn thương gân cơ, từ đó góp phần định hướng chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cộng hưởng từ (MRI)
4.2. Trong điều trị bệnh
Siêu âm cơ xương khớp không chỉ có ý nghĩa quan trọng với việc chẩn đoán bệnh mà còn có thể được ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý như đau khớp, hút dịch từ một vùng được chỉ định bằng cách hướng kim khi tiêm vào các khớp hoặc mô mềm.
Siêu âm cũng hỗ trợ tích cực cho quá trình theo dõi tiến triển của bệnh, hướng dẫn chọc hút sinh thiết và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.
5. Ưu và nhược điểm của siêu âm vùng cơ xương khớp
5.1. Ưu điểm
– Tiết kiệm chi phí
– Nhanh chóng, an toàn, không bị ảnh hưởng bởi các bức xạ ion hóa
– Không xâm lấn, không gây đau, không có chống chỉ định nên có thể sử dụng cho mọi đối tượng
– Cho hình ảnh động của các cơ, gân, dây chằng, dây thần kinh và sụn trên khắp cơ thể, điều này vô cùng hữu ích trong trường hợp bệnh nhân chỉ xuất hiện triệu chứng khi cử động
– Hình ảnh bề mặt được chụp lại với độ phân giải cực cao, có thể tương đương với chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp CT
– Có thể định hướng bản chất dịch tích tụ
– Siêu âm doppler giúp đánh giá tình trạng tưới máu cũng như tân sinh mạch
>>>>>Xem thêm: Nội soi qua đường mũi – Ưu điểm và những điều cần lưu ý
Siêu âm không xâm lấn, không gây đau và cho kết quả nhanh chóng
5.2. Nhược điểm
Sóng âm thanh không thể đi xuyên qua xương nên siêu âm chỉ phù hợp để phân tích bề mặt bên ngoài của cấu trúc xương chứ không thể đánh giá các điều kiện liên quan đến xương.
Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản về siêu âm cơ xương khớp cũng như ứng dụng của phương pháp chẩn đoán hình ảnh này trong lĩnh vực y tế. Khi có nhu cầu thực hiện siêu âm bất cứ vùng cơ quan nào trong hệ cơ xương khớp, bạn hãy lựa chọn bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để được tư vấn chi tiết và có thể thu được kết quả chính xác nhất.