Siêu âm đàn hồi mô và những điều bạn nên biết

Siêu âm đàn hồi mô được xem là một bước ngoặt mới trong ngành siêu âm chẩn đoán không xâm lấn. Hiện nay, kỹ thuật này được sử dụng phổ biến trên thế giới với độ chính xác cao và dễ dàng thực hiện. Cùng tìm hiểu rõ hơn về phương pháp thăm khám này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Siêu âm đàn hồi mô và những điều bạn nên biết

1. Thế nào là siêu âm đàn hồi mô?

Siêu âm đàn hồi mô (Ultrasound Elastography) là kỹ thuật siêu âm giúp xác định được độ cứng của mô thông qua mức độ đàn hồi khi chịu tác động của lực cơ học. Kỹ thuật này được thực hiện như phương pháp siêu âm thường quy trên máy siêu âm có tính năng siêu âm đo đàn hồi mô. Vì vậy, nó không xâm lấn và không gây đau đớn cho người bệnh. Độ chính xác của kỹ thuật này đạt khoảng 90% so với phương pháp sinh thiết làm giải phẫu bệnh, qua đó giúp giảm thiểu việc sinh thiết cơ quan không đáng có cho bệnh nhân.

Các mô bệnh lý có thể có cùng độ phản hồi âm, tuy nhiên chúng sẽ có độ cứng khác nhau. Đối với các mô càng ác tính thì độ cứng sẽ ngày càng tăng. Vì vậy, khi đánh giá được độ cứng của vùng mô tổn thương sẽ cung cấp thêm thông tin về bản chất của mô đó cho bác sĩ. Những mô bệnh lý có cùng độ phản âm thì trên hình ảnh siêu âm B mode khó phân biệt được tính chất lành tính hay ác tính. Siêu âm Doppler có thể hỗ trợ thêm cho quá trình nhận định, những khối u ác thường tăng sinh mạch máu nhiều, tuy nhiên nhiều trường hợp sự tăng sinh mạch máu cũng không rõ ràng, vì vậy vẫn khó nhận định được tính chất lành tính hay ác tính. Trong khi đó, kỹ thuật Ultrasound Elastography sẽ giúp bổ sung thêm thông tin về đặc tính của vùng mô tổn thương để giúp tăng khả năng chẩn đoán bệnh. Phương pháp này thường được làm cùng với siêu âm B mode.

Siêu âm đàn hồi mô và những điều bạn nên biết

Siêu âm đo đàn hồi mô là kỹ thuật giúp xác định độ cứng của mô

2. Những điều cần biết về phương pháp siêu âm đo đàn hồi mô

2.1. Kỹ thuật siêu âm đàn hồi mô được ứng dụng trong các bệnh lý nào?

– Siêu âm đo đàn hồi mô tuyến giáp: Giúp chẩn đoán các nốt trên tuyến giáp

– Siêu âm đo đàn hồi mô tuyến vú: Giúp chẩn doán các khối u vú, ung thư vú

– Siêu âm đo đàn hồi mô gan: Giúp xác định mức độ xơ hóa gan trên những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao dẫn tới bệnh xơ gan hoặc ung thư gan như: Viêm gan virus B, Virus C, bệnh gan nhiễm mỡ do rượu và một số bệnh chuyển hóa ảnh hưởng tới gan.

– Ngoài ra, còn có một số chỉ định khác như: Siêu âm đo đàn hồi mô lách, tụy, thận, màng hoạt dịch khớp, hạch, da và tuyến tiền liệt (nam giới).

2.2. Quy trình thực hiện kỹ thuật siêu âm đàn hồi mô

Đầu tiên, bệnh nhân nằm ngửa, tay phải đặt ở phía sau đầu, hít thở nhẹ nhàng. Bác sĩ sẽ ngồi bên phải của người bệnh, hướng mặt về người bệnh và màn hình thiết bị, tay phải cầm đầu dò máy.

Tiếp đó, bác sĩ sẽ ấn đầu dò bằng một lực nhất định để có thể tác động lên mô tổn thương. Phương pháp này sử dụng chùm sóng siêu âm tần số 50Hz vào mô tổn thương. Sóng siêu âm là sóng dọc và nó tác động vào vùng mô tổn thương một lực cơ học xác định làm cho mô tổn thương bị biến dạng nén theo chiều dọc và giãn theo chiều ngang. Tùy theo độ cứng của mô mà tốc độ của sóng rung động ngang sẽ khác nhau, mô càng cứng thì tốc độ sóng rung động ngang ngày càng tăng.

Đầu dò siêu âm sẽ thu nhận sóng này và thực hiện mã hóa ra bằng màu sắc để tạo ra bản đồ đàn hồi mô, từ đó giúp bác sĩ lượng hóa được độ cứng của mô. Kỹ thuật này thường được thực hiện trong khoảng 10 phút với ít nhất 10 lần đo hợp lệ.

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi đi nội soi dạ dày trong tầm soát ung thư

Siêu âm đàn hồi mô và những điều bạn nên biết

Phương pháp này sử dụng chùm sóng siêu âm tần số 50Hz vào mô tổn thương

2.3. Ưu điểm của siêu âm đo đàn hồi mô

– Nếu như kỹ thuật siêu âm Doppler được xem là bước ngoặt thứ nhất thì siêu âm đo đàn hồi mô được coi như bước ngoặt thứ hai trong ngành siêu âm, bởi nó cho phép bác sĩ đánh giá được độ cứng của mô và tính chất của mô tổn thương.

– Nâng cao độ đặc hiệu của chẩn đoán, giúp thu hẹp chỉ định sinh thiết mà không bỏ sót các tổn thương.

– Thao tác thực hiện dễ dàng.

– Tiêu chuẩn tham khảo đáng tin cậy giúp cân nhắc thực hiện FNA và chọn được vị trí tối ưu để lấy tế bào.

Siêu âm đàn hồi mô và những điều bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Giúp bạn giải đáp khi nào thì chụp MRI

Siêu âm đo đàn hồi mô mang tới nhiều ưu điểm vượt trội

Có thể thấy, siêu âm đo đàn hồi mô là kỹ thuật giúp phát hiện tình trạng u, xơ, bướu và tầm soát ụng thư hiệu quả. Bên cạnh đó, việc lựa chọn địa chỉ y tế uy tín để thực hiện kỹ thuật này cũng rất quan trọng. Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI là một trong số những địa chỉ được nhiều người dân đánh giá cao với các ưu điểm như: Quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn; Hệ thống máy móc thiết bị siêu âm hiện đại hàng đầu; dịch vụ chăm sóc chu đáo, tận tình,… Nhờ đó, giúp “tóm gọn” được các bệnh lý một cách sớm nhất và nhanh chóng nhất, tăng tỷ lệ điều trị thành công. Ngoài ra, tại TCI còn triển khai các gói khám sức khỏe và tầm soát ung thư giúp người dân kịp thời nắm bắt được tình hình sức khỏe của mình, chủ động phòng ngừa bệnh lý. Vì vậy, nếu đang phân vân lựa chọn cơ sở y tế để thăm khám thì TCI chính là địa chỉ mà bạn không nên bỏ qua. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình ngay hôm nay bạn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *