Siêu âm đầu dò âm đạo cách thực hiện thế nào, có tác dụng gì, siêu âm đầu dò có ảnh hưởng thai nhi không? Nếu bạn đang tìm hiểu những thông tin này bài viết sau đây của chúng tôi có thể giúp bạn có được kiến thức cần thiết.
Bạn đang đọc: Siêu âm đầu dò có ảnh hưởng thai nhi không
Siêu âm đầu dò âm đạo là gì?
Siêu âm đầu dò âm đạo là hình thức dùng sóng âm tần tiếp xúc với âm đạo kiểm tra các cơ quan sinh dục như tử cung, ống dẫn trứng, cổ tử cung, buồng trứng, âm đạo… để có kết quả chính xác.
– Siêu âm đầu dò chỉ định thực hiện trong giai đoạn mang thai sớm, lúc này phôi thai còn quá nhỏ, hình ảnh siêu âm thành bụng không hiển thị được. Việc siêu âm đầu dò âm đạo sẽ giúp bác sĩ thu được hình ảnh chính xác của thai nhi, kiểm tra vị trí thai có nằm ngoài tử cung hay không, ngăn ngừa những biến chứng nếu thai nhi nằm ngoài tử cung bị vỡ, gây vỡ ống dẫn trứng, nhiễm trùng ổ bụng…
– Tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ, việc siêu âm đầu dò âm đạo giúp đánh giá tim thai, phát hiện những bất thường tim thai, nếu tim thai không hoạt động, sẽ phải làm những thủ thuật đẩy phôi thai ra ngoài tránh những nguy hiểm cho người mẹ.
– Khi thai nhi đã lớn, việc siêu âm đầu dò âm đạo được thực hiện xem xét vị trí bánh nhau ổn định không.Nếu có bất thường như nhau thai bám sau, nghi nhau thai tiền đạo, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm đầu dò với mẹ bầu.
Siêu âm đầu dò có ảnh hưởng thai nhi không?
Siêu âm đầu dò với phụ nữ mang thai là việc cần thiết để đánh giá sự phát triển của thai nhi, phát hiện bất thường để có phương pháp xử trí sớm. Tuy nhiên việc siêu âm đầu dò có ảnh hưởng thai nhi không khiến các chị em băn khoăn.
Tìm hiểu thêm: U xơ tử cung có thể mang thai được không?
Siêu âm đầu dò sẽ không chạm vào cổ tử cung nên sẽ không gây ra tổn thương cho tử cung và cổ tử cung, tuy nhiên, có thể kích thích cổ tử cung, vì vậy trong trường hợp thai nhi yếu thì bác sĩ sẽ không chỉ định cách kiểm tra này. Cần tiến hành phương pháp này tại cơ sở y tế uy tín để được thăm khám cẩn thận trước khi thực hiện.
>>>>>Xem thêm: “Tan chảy” trước bộ ảnh sinh đôi tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Trước khi tiến hành, mẹ bầu cần đi tiểu làm rỗng bàng quang, tránh cản trở sóng siêu âm. Nên mặc quần áo rộng rãi để thuận tiện cho việc thực hiện.