Một số bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan… đang ngày càng phổ biến. Siêu âm gan là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện kịp thời bệnh lý ở gan. Đồng thời phương pháp này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho từng tình trạng bệnh.
Bạn đang đọc: Siêu âm gan có lợi ích gì đối với sức khỏe?
1. Tổng quan về siêu âm gan
1.1. Siêu âm gan là gì?
Siêu âm gan là phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng máy siêu âm với sóng siêu âm tần số cao áp phía trên bên phải vùng bụng của người bệnh. Hình ảnh về gan sẽ được truyền tới màn hình máy tính giúp bác sĩ có thể quan sát và đánh giá được các tổn thương, bất thường trong gan một cách chi tiết nhất.
Đây là một phương pháp chẩn đoán hiện đại cho phép thấy rõ cấu trúc gan bao gồm các thùy gan, phân thùy và các hạ phân thùy gan. Cùng với đó là hệ thống cấu trúc mạch máu của gan bao gồm động mạch chủ gan, tĩnh mạch chủ dưới gan, tĩnh mạch cửa gan và tĩnh mạch trên gan.
Siêu âm gan là phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng máy siêu âm với sóng siêu âm tần số cao áp phía trên bên phải vùng bụng của người bệnh
1.2. Khi nào nên thực hiện siêu âm ?
Siêu âm gan được thực hiện khi người bệnh muốn kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư sớm hoặc có thể được chỉ định nếu như cơ thể có xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như:
– Vàng da, vàng mắt: Khi gan bị tổn thương, lượng bilirubin trong mật gan sẽ tăng cao dẫn tới mắt và da của người bệnh có màu vàng.
– Nước tiểu sẫm màu: Đây là triệu chứng cho thấy tế bào hồng cầu trong máu tích tụ quá nhiều bilirubin do gan không hoạt động bình thường. Lúc này, nước tiểu sẽ thường có màu như nước chè đặc.
– Hơi thở có mùi: Gan hoạt động như một bộ lọc, có nhiệm vụ đào thải các chất không cần thiết ra khỏi máu và biến đổi một số chất trong máu. Khi bị tổn thương, khả năng lọc những chất chứa lưu huỳnh cũng bị hạn chế. Đồng nghĩa với việc bị suy gan dẫn tới việc xuất hiện mùi khó chịu trong hơi thở.
– Đau hạ sườn bên phải: Đa số các trường hợp đau hạ sườn bên phải đều mắc các bệnh lý về gan như xơ gan, ung thư gan… Các cơn đau có thể nhói nhưng cảm giác tức và nặng tại hạ sườn, nhưng xuất hiện rồi lại biến mất.
– Xuất hiện các vết bầm tím dưới da: Khi gan tổn thương, lượng protein tạo sẽ không đủ để tham gia vào quá trình đông máu. Do đó, da dễ bị bầm tím và dễ chảy máu hơn bình thường.
– Dấu mao mạch trên da: Đây là dấu hiệu của bệnh gan mạn tính, hay gặp do uống quá nhiều bia rượu.
– Nôn mửa dai dẳng: Khi gan bị tổn thương, khả năng lọc chất ra khỏi cơ thể bị giảm sút nghiêm trọng. Các triệu chứng buồn nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn có thể là triệu chứng nghiêm trọng của bệnh gan.
– Chướng bụng là biểu hiện của bệnh gan dễ nhận biết nhất đặc biệt là xơ gan. Tình trạng này xảy ra khi mất sự cân bằng protein dẫn tới tích tụ dịch
1.3. Siêu âm gan phát hiện được những bệnh lý nào?
Siêu âm có thể giúp bác sĩ phát hiện được một số bệnh lý tồn tại trong cơ thể người bệnh như:
– Xơ gan: Bệnh này sẽ dẫn đến các ống dẫn mật trong gan bị tổn thương gây tích tụ dịch và dẫn tới suy gan.
– Viêm gan cấp tính, mạn tính: Bệnh này gây ra do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lại virus viêm gan.
– Gan nhiễm mỡ: Căn bệnh này không gây ra triệu chứng gì đặc biệt. Do vậy, khi siêu âm bác sĩ có thể phát hiện được.
– U gan, ung thư gan: Đây là bệnh lý nguy hiểm nhất trong các bệnh lý về gan, quá trình điều trị kéo dài, nhiều khó khăn và có nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn.
Tìm hiểu thêm: Vai trò của nội soi phế quản trong sàng lọc bệnh lý đường hô hấp
Chướng bụng là biểu hiện của bệnh gan dễ nhận biết nhất đặc biệt là xơ gan
2. Quy trình thực hiện siêu âm gan
Trước khi thực hiện siêu âm, người bệnh sẽ được thực hiện kiểm tra lâm sàng toàn ổ bụng để chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp. Quá trình siêu âm sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
– Bước 1: Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm ngửa, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành bôi một lớp gel chuyên dụng lên bụng giúp máy dò tiếp xúc chắc chắn với cơ thể. Người bệnh cần hít sâu và nín thở để gan hạ thấp xuống, đồng thời tránh hơi ở trong đại tràng.
– Bước 2: máy dò được tì sát trên da người bệnh, bác sĩ di chuyển để thăm khám vùng gan mật. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra các vùng xung quanh tại ổ bụng. Thủ thuật này thực hiện rất nhẹ nhàng, người bệnh sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu.
– Bước 3: Sau khi đã quan sát rõ nét vùng gan mật, bác sĩ sẽ kết thúc thủ thuật này và hướng dẫn người bệnh chờ kết quả.
3. Nên lựa chọn siêu âm ở đâu?
Nếu cơ thể có xuất hiện những bệnh bất thường về các triệu chứng đã được đề cập ở trên, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện siêu âm sớm. Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang là một trong những cơ sở thăm khám được người dân Hà Thành tin tưởng và lựa chọn nhiều nhất bởi:
– Có đa dạng các gói khám từ cơ bản tới nâng cao với đầy đủ các danh mục khám thiết yếu giúp người bệnh dễ dàng lựa chọn gói phù hợp.
– Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực y tế giúp “bắt” đúng bệnh.
– Hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, luôn được cập nhật và đồng bộ thường xuyên giúp trải nghiệm thăm khám được nhẹ nhàng và thoải mái nhất.
– Đội ngũ lễ tân, điều dưỡng nhiệt tình, chu đáo, hướng dẫn kỹ càng giải đáp những khó khăn trong quá trình thăm khám của khách hàng.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm và những điều cần biết
Chủ động tầm soát sức khỏe định kỳ 6-12 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe
Trên đây một số thông tin về siêu âm gan, quy trình thực hiện, các dấu hiệu nhận biết của bệnh và một số bệnh lý về gan mà bạn có thể gặp phải. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn và mong rằng sẽ bảo vệ được sức khỏe của bản thân bằng cách chủ động tầm soát sức khỏe định kỳ 6-12 tháng/lần.