Nhiều người vẫn còn khá mơ hồ về khái niệm siêu âm cho mắt. Cũng như các kỹ thuật siêu âm khác, siêu âm mắt cho kết quả phản ánh chính xác tình trạng của mắt, từ đó bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân các bệnh lý về mắt và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Bạn đang đọc: Siêu âm mắt và những điều quan trọng cần biết
1. Siêu âm mắt là gì?
Siêu âm mắt hay siêu âm nhãn cầu là phương pháp khá phổ biến hiện nay nhằm thăm khám, kiểm tra để phát hiện những bất thường về mắt. Phương pháp này sử dụng hệ thống âm thanh và tần số cao từ các thiết bị chuyên khoa “chụp ảnh” lại cấu tạo mắt một cách sinh động và chi tiết tình trạng mắt tại thời điểm siêu âm. Thông qua hình ảnh thu được, bác sĩ chuyên khoa có thể quan sát kết hợp khám mắt bên ngoài để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng mắt.
Siêu âm cho mắt giúp chẩn đoán, phát hiện nhiều bệnh lý về mắt
Phương pháp siêu âm mắt là một hình thức thăm dò hình ảnh hoàn toàn không gây xâm lấn, không gây đau đớn, chủ yếu được thực hiện ở bệnh nhân gặp chấn thương vùng mắt, xuất hiện tình trạng mờ mắt, suy giảm thị lực,…Thông thường, thời gian thực hiện khoảng 15-30 phút khá an toàn và hiệu quả.
2. Siêu âm mắt cho biết những bệnh gì?
Khi bệnh nhân gặp phải các tình trạng về mắt không rõ nguyên nhân hoặc bị chấn thương vùng mắt, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm mắt để chấn đoán chính xác tình trạng của mắt cũng như nguyên nhân gây bệnh.
Việc siêu âm cho mắt sẽ giúp phát hiện sớm một số bệnh lý về mắt như
– Có dị vật trong mắt
– Chấn thương va chạm vùng mắt
– Bong võng mạc
– Vẩn đục dịch kính
– Tăng nhãn áp
– Đục thủy tinh thể…
Ngoài ra, siêu âm cho mắt còn được sử dụng để đo độ dày và mức độ khối u, tình trạng ung thư mắt để xác định phương pháp điều trị phù hợp.
3. Khi nào cần siêu âm cho mắt?
Ngay khi bệnh nhân bị chấn thương ở mắt hoặc gặp phải các vấn đề về mắt như đau nhức mắt kéo dài, xuất hiện khối u ở mắt, dị vật như bụi, lông mi, côn trùng,.. bay vào mắt gây khó chịu sẽ được bác sĩ chỉ định siêu âm cho mắt để kịp thời phát hiện tình trạng bệnh.
4. Quy trình siêu âm cho mắt
Siêu âm cho mắt sẽ bao gồm siêu âm mắt và siêu âm hốc mắt. Giai đoạn 1 bác sĩ sẽ tiến hành đo kích thước mắt (A-scan), giai đoạn 2 kiểm tra hốc mắt (B-scan) cho phép bác sĩ nhìn thấy rõ không gian bên trong mắt để phát hiện những bất thường. Quy trình thực hiện nhanh chóng chỉ mất 15-30 phút. Sau khi có kết quả siêu âm của 2 giai đoạn kiểm tra trên bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng.
4.1 Siêu âm A-scan
Đây là bước đầu tiên rất quan trọng để bác sĩ đo đạc nắm được các thông số kích thước mắt. Đồng thời, bước này còn có ý nghĩa trong việc xác định chính xác vị trí cấy ghép thấu kính phục vụ quá trình phẫu thuật đục thủy tinh thể.
Để đảm bảo quy trình này được thực hiện tốt nhất, người bệnh cần ngồi thẳng lưng trên ghế, nhìn hướng về phía trước, tay cầm thiết bị đo chuyên dụng. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt một đầu dò có chất bôi trơn lên phần trước của mắt để quét hình ảnh.
4.2 Siêu âm B-scan
Tìm hiểu thêm: Khám bán phần trước của mắt bằng máy sinh hiển vi
B-scan giúp chẩn đoán và kiểm tra không gian bên trong mắt
Khi thực hiện siêu âm A-Scan, nếu thấy có bất kì vấn đề gì bất thường như có dấu hiệu mắc đục thủy tinh thể hoặc không quan sát rõ phía sau của mắt, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm B-Scan. Đây là bước siêu âm quan trọng giúp quan sát rõ ràng không gian phía sau mắt. Đồng thời, thông qua siêu âm B-Scan, bác sĩ có thể chẩn đoán được mức độ lan rộng của khối u, bong võng mạc hoặc các bệnh lý về mắt khác.
Ở bước siêu âm này, người bệnh sẽ được yêu cầu nhắm mắt để bác sĩ bôi gel lên trên mí mắt, sau đó bác sĩ sẽ dùng đầu dò đưa lên mí mắt để quét. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân chỉ cần di chuyển nhãn cầu các hướng khác nhau theo hướng dẫn của bác sĩ. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không có tác dụng phụ hay bất cứ rủi ro nào được ghi nhận.
5. Cần lưu ý gì khi siêu âm cho mắt?
So với các loại siêu âm khác thì siêu âm cho mắt là một kỹ thuật tương đối đơn giản, không đòi hỏi người bệnh cần chuẩn bị gì. Quá trình thực hiện siêu âm không gây đau đớn. Tuy nhân, người bệnh nên sử dụng thuốc nhỏ mắt giúp làm sạch và thư giãn cho đôi mắt, từ đó việc thực hiện siêu âm sẽ thuận lợi hơn.
Ngoài ra, sau khi thực hiện siêu âm, tầm nhìn của người bệnh sẽ bị hạn chế tạm thời trong một thời gian ngắn vì ảnh hưởng của quy trình thăm khám, do đó nên hạn chế lái xe hoặc đi khám mắt cùng người nhà để đảm bảo an toàn. Người bệnh cần lưu ý không nên dùng tay dụi mắt cho tới khi hết thuốc tê để bảo vệ giác mạc không bị tổn thương sau khi siêu âm nhãn cầu.
Nhìn chung, siêu âm nhãn cầu là một phương pháp đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao và máy móc thăm khám chuyên dụng, hiện đại. Người bệnh nên lựa chọn những cơ sở bệnh viện thăm khám mắt uy tín để có kết quả thăm khám chính xác nhất.
>>>>>Xem thêm: Tư vấn loại thực phẩm người bị bệnh tật khúc xạ nên ăn
Thăm khám sức khỏe mắt bằng phương pháp siêu âm tại Chuyên khoa Mắt – Thu Cúc TCI
Tại Chuyên khoa Mắt – Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI, bệnh nhân sẽ được thực hiện đầy đủ quy trình siêu âm mắt với trang thiết bị, máy móc nhập khẩu hiện đại như máy siêu âm, máy chụp đáy mắt màu, bộ quan sát đáy mắt gắn trên kính hiển vi phẫu thuật nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Ý,.. cho chẩn đoán chính xác. Bác sĩ thăm khám là những chuyên gia nhãn khoa đầu ngành luôn cập nhật công nghệ mới. Từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý về mắt như các tật khúc xạ, dịch kính – võng mạc, thể thủy tinh, bệnh Glocauma ,… Trong suốt quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ được nhân viên của bệnh viện nhiệt tình hỗ trợ từ làm thủ tục hồ sơ thăm khám tới việc hướng dẫn từng bước thăm khám ra sao.
Hi vọng, những thông tin quan trọng trên đây giúp bạn hiểu hơn về siêu âm mắt. Nếu bạn có vấn đề nào cần được giải đáp hay muốn tìm hiểu về các gói thăm khám, điều trị bệnh lý về mắt tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI thì liên hệ với chúng tôi để được giải đáp tận tình nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.