Siêu âm phổi và những ứng dụng thú vị trong chẩn đoán

Siêu âm màng phổi là một phương pháp thăm dò không xâm lấn, dễ sử dụng, được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng. Trong vài năm gần đây, siêu âm cũng đã trở thành một cánh tay đắc lực cho việc chẩn đoán nhanh các bệnh lý hô hấp: tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, … Hãy cùng tìm hiểu giá trị đặc biệt của siêu âm đối với việc chẩn đoán khó thở ban đầu.

Bạn đang đọc: Siêu âm phổi và những ứng dụng thú vị trong chẩn đoán

Siêu âm phổi và những ứng dụng thú vị trong chẩn đoán

Siêu âm nói chung được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng vì tính an toàn và hiệu quả chính xác,

1. Một số khái niệm về siêu âm cơ bản.

a. Siêu âm nói chung và siêu âm phổi là gì?

  • Bản chất của máy siêu âm là dùng sóng siêu âm (có tần số rất cao) để khảo sát các thành phần, cấu trúc trong cơ thể. Các cấu trúc dưới sóng siêu âm sẽ cho hình ảnh phản chiếu.
    Hình ảnh phản chiếu của các cấu trúc sẽ được hiện lên trên màn hình.
  • Một số phương pháp siêu âm cải tiến đã đem lại hiệu quả đáng kể. Ví dụ: khi siêu âm Doppler có thể thấy hình ảnh phân bố mạch máu và phân biệt nguồn gốc mạch máu của các thành phần trong trung thất.
  • Siêu âm phổi là sự khảo sát các thành phần của phổi nói chung dưới sóng siêu âm. Về cơ bản, các bác sĩ siêu âm chỉ cần dùng máy siêu âm 2D là đủ để khảo sát các tổn thương thường gặp.
    Phân tích kết quả dựa trên các hình ảnh tạo ra từ bề mặt màng phổi. Hầu hết là sự tương tác giữa các sóng siêu âm và không khí có trong phổi – màng phổi.
    Siêu âm có thể giải thích các đặc điểm của các thành phần chứa khí. Nhưng sóng đó  không thể xuyên qua khí. Do đó, siêu âm đa phần khảo sát các bệnh lý liên quan đến màng phổi và một phần phổi ở mức độ nhất định.
  • Ngoài ra, phương pháp siêu âm đàn hồicũng được sử dụng và nghiên cứu về hiệu quả chẩn đoán – điều trị lâm sàng đối với viêm phổi thùy, xẹp phổi.

b. Các bệnh lý cơ bản phát hiện trên siêu âm phổi – màng phổi.

Siêu âm phổi và những ứng dụng thú vị trong chẩn đoán

Hình ảnh siêu âm phổi trên màn hình. Đường bờ ngăn cách ranh giới hai cấu trúc là thành phần màng phổi.

Các bệnh lý hô hấp thường được phát hiện trên siêu âm gồm:

  • Bệnh tràn khí màng phổi.
  • Bệnh tràn dịch màng phổi. Siêu âm có thể ước tính lượng dịch trong màng phổi cũng như vị trí của dịch. Qua đó hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ lâm sàng chẩn đoán và điều trị bệnh.
  • Tràn dịch và tràn khí màng phổi phối hợp.
  • Hội chứng đông đặc, tổn thương nhu mô phổi.
  • Tổn thương phế nang, dày thành phế nang.
  • Một số trường hợp phát hiện được khối áp xe phổi hoặc các khối u phổi.

    2. Cấu tạo và chức năng sơ bộ của phổi.

Phổi được ví là rừng xanh của cơ thể, là trung tâm trao đổi khí của cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán bệnh hiệu quả nhờ kỹ thuật siêu âm khớp gối

Siêu âm phổi và những ứng dụng thú vị trong chẩn đoán

Hình ảnh hai lá phổi – cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người

Đây là một tổ chức đàn hồi, có cấu tạo cơ bản là các phế nang (khoảng 300 triệu phế nang). Xung quanh các phế nang là hệ mao mạch máu phong phú. Sự trao đổi khí có được là do các thành phần khí khuếch tán qua màng hô hấp.

Màng phổi gồm 2 lá không dính nhau. Giữa 2 lá có một khoang kín, gọi là khoang màng phổi. Bình thường, trong khoang không có khí và chỉ chứa ít dịch để hai lá trượt lên nhau dễ dàng. Áp suất trong khoang màng phổi là áp suất âm (thấp hơn áp suất khí quyển).

3. Một số lưu ý cần chuẩn bị trước siêu âm.

Với một số cơ quan khi siêu âm cần được chuẩn bị bệnh nhân trước. Ví dụ:

  • Siêu âm kiểm tra túi mật. Bệnh nhân cần nhịn ăn trước siêu âm ít nhất 6 giờ để được kết quả chính xác nhất. Bởi vì khi bệnh nhân ăn, túi mật sẽ co nhỏ. Do đó, dễ bỏ sót tổn thương khi siêu âm.
  • Đối với siêu âm các thành phần thuộc tiểu khung, gồm: niệu quản, bàng quang, tiền liệt tuyến, thai nhi 3 tháng đầu, buồng trứng. Bệnh nhân cần nhịn tiểu đến căng bàng quang trước khi siêu âm.
  • Một số trường hợp khảo sát dạ dày, bệnh nhân cần uống nước trước khi khám bệnh.
    Đối với siêu âm phổi, bệnh nhân không cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm. Quy trình siêu ẩm phổi – màng phổi diễn ra khá nhanh chóng, tiện lợi và cho kết quả tức thì, thuận lợi cho cả bác sĩ và người bệnh.

4. Hình ảnh siêu âm trường hợp tràn dịch màng phổi.

Siêu âm phổi và những ứng dụng thú vị trong chẩn đoán

>>>>>Xem thêm: Chụp cộng hưởng từ MRI là gì? Các trường hợp chỉ định

Hình ảnh tràn dịch màng phổi trên siêu âm. Vị trí Pleurual Fluid là vùng dịch trong màng phổi.

  • Bác sĩ có thể ước lượng được mức độ tràn dịch màng phổi (tính thể tích lượng dịch trong khoang màng phổi).

Trong trường hợp có tràn khí màng phổi thì sẽ có một số thay đổi về hình ảnh so với màng phổi bình thường. Ví dụ như: không thấy hình phổi trượt, không thấy hình đuôi sao chổi, đường màng phổi có sự rộng ra.

  • Máy siêu âm hiện đại có khả năng làm mịn, có các chế độ kỹ thuật số, qua đó tạo hình ảnh đẹp và rõ nét.

5. Ưu thế của siêu âm phổi.

Siêu âm chăm sóc nguy kịch hay siêu âm cấp cứu tại giường được sử dụng phổ biến tại khoa cấp cứu và các khoa hồi sức tích cực. Trong đó, siêu âm khảo sát phổi – màng phổi là một thành phần chính xác định tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân do phù phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, do tim, …

Các dấu hiệu phát hiện trên siêu âm có giá trị tương đương trên phim chụp cắt lớp vi tính (CT – Scan) như:

  • Phổi thông khí bình thường
  • Tràn khí màng phổi
  • Hội chứng kẽ – phế nang
  • Đông đặc
  • Tràn dich màng phổi.

Ưu điểm của siêu âm phổi so với CT – Scan:

  • Làm tại giường.
  • Làm lại nhiều lần, theo dõi sát.
  • Thực hiện nhanh
  • Rẻ tiền
  • Hỗ trợ các bác sĩ làm các thủ thuật điều trị: chọc dịch màng phổi, chọc khí màng phổi …
    Như vậy, có thể khẳng định lại về tính ưu việt của siêu âm trên lâm sàng. Siêu âm không hề gây đau, cũng ít ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, thực hiện nhanh chóng. Ngày nay, với sự tiên tiến của máy móc, các hình ảnh siêu âm được rõ nét và chân thực hơn. Do đó, giúp các bác sĩ chẩn đoán nhanh và chính xác bệnh. Đặc biệt là giá trị trong chẩn đoán khó thở ban đầu. So với các cận lâm sàng khác, siêu âm hỗ trợ các bác sĩ tại khoa cấp cứu nhanh chóng phát hiện nguyên nhân khó thở. Từ đó đưa ra quyết định xử trí chính xác, cứu sống người bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *