Siêu âm tuyến giáp là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện các bất thường, bệnh lý tuyến giáp. Nhờ đó người bệnh có hướng điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Siêu âm tuyến giáp: Những kiến thức cần biết
1. Hiểu về siêu âm tuyến giáp
1.1 Định nghĩa siêu âm tuyến giáp
Siêu âm tuyến giáp là kỹ thuật sử dụng sóng âm phát ra từ đầu dò máy siêu âm để kiểm tra các bất thường vùng cổ. Phương pháp này cung cấp hình ảnh chi tiết về đặc điểm, tính chất tuyến giáp và các cấu trúc lân cận.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể, nằm phía trước cổ ngay trên xương đòn. Hai thùy của tuyến giáp được nối với nhau bởi eo tuyến giáp khiến cho cơ quan này có hình dạng giống như con bướm. Tuyến giáp hoạt động sẽ phóng thích các hormone tuyến giáp vào máu, đi đến các tế bào, điều hòa sự trao đổi chất và phát triển của cơ thể.
Siêu âm tuyến giáp là phương pháp chẩn đoán thông qua hình ảnh tuyến giáp để tìm ra những bất thường hoặc những bệnh lý ở tuyến giáp.
1.2 Lợi ích của kỹ thuật siêu âm tuyến giáp
Siêu âm tuyến giáp là một kỹ thuật không xâm lấn, không sử dụng bức xạ nên tuyệt đối an toàn.
Phương pháp này cho hình ảnh rõ nét về các mô mềm mà trên hình ảnh X quang không hiển thị rõ.
Hình ảnh siêu âm hiển thị tương đương tời gian thực, có thể kết hợp hướng dẫn các thủ thuật xâm lấn tối thiểu như sinh thiết bằng kim nhỏ hay chọc hút, đốt u.
Siêu âm là kỹ thuật dễ sử dụng và chỉ phí ít tốn kém hơn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
2. Siêu âm tuyến giáp nên thực hiện khi nào?
Kỹ thuật này thường được bác sĩ chỉ định khi cần:
– Chẩn đoán một tình trạng bất thường như sưng, đau vùng cổ do tuyến giáp hay cấu trúc lân cận gây ra.
– Phân tích đặc điểm các u tuyến giáp (kích thước, hồi âm…) và dự đoán tính chất khối u (lành tính hay ác tính cần phải lấy mẫu sinh thiết)
– Tìm kiếm thêm các nốt tuyến giáp ở những người được phát hiện có 1 hay nhiều nhân tuyến giáp khi thăm khám sức khỏe.
– Hướng dẫn đặt các thiết bị dẫn lưu, ống thông, kim đốt u… vào đúng vị trí mô, khoang nào đó trong cơ thể, đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.
3. Đối tượng chỉ định
Siêu âm tuyến giáp nên được thực hiện định kỳ đối với những người có nguy cơ cao nhằm sớm phát hiện các bệnh lý bất thường (nếu có).
Siêu âm định kỳ nhằm tầm soát ung thư tuyến giáp nên được thực hiện đối với phụ nữ từ sau độ tuổi 30.
Người bệnh cũng cần chủ động siêu âm tuyến giáp khi cơ thể có các biểu hiện như:
– Bướu sưng nề ở cổ, có thể gây nuốt khó, khó thở…
– Bị đau họng, khàn tiếng, giọng nói thay đổi đột ngột.
– Ngón tay run
– Tâm trạng dễ kích động, kém tập trung, stress, lo lâu…
– Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
– Tăng cân đột ngột dù không thay đổi chế độ ăn so với thường ngày
– Lượng cholesterol trong máu tăng cao
– Nhịp tim tăng nhanh, thường xuyên cảm thấy hồi hộp
– Cơ thể phù nề
– Đau nhức cơ xương khớp
– Chịu nóng kém, không thể chịu được lạnh
Bên cạnh đó, dù không có biểu hiện cụ thể, những đối tượng sau cũng cần cân nhắc thực hiện siêu âm:
– Người có chế độ hàng ngày bị thiếu hụt i-ốt
– Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh tuyến giáp (đặc biệt là ung thư tuyến giáp)
– Người làm trong môi trường có khả năng phơi nhiễm với các chất phóng xạ, chất độc hóa học ở mức cao.
Tìm hiểu thêm: Viêm tuyến giáp có nguy hiểm không?
Người tăng cân đột ngột không rõ nguyên nhân nên cân nhắc siêu âm tuyến giáp
4. Quy trình siêu âm tuyến giáp
4.1. Người bệnh cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm?
Với kỹ thuật siêu âm, người bệnh không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi thăm khám. Tuy nhiên để quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng, bệnh nhân có thể chọn mặc áo có vùng cổ rộng. Trước khi tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tháo bỏ trang sức (nếu có).
4.2 Tiến hành siêu âm tuyến giáp
Người bệnh có thể nằm ngửa trên bàn khám, nghiêng mình qua trái – phải hoặc có thể úp sấp cơ thể theo yêu cầu của bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ thu được hình ảnh siêu âm chất lượng tốt nhất.
Tiếp đến, người bệnh được thoa một lớp gel lên vùng cổ cần kiểm tra. Gel dùng trong siêu âm cho phép sóng âm truyền qua lại giữa đầu dò siêu âm và khu vực cần khám.
Ở mỗi nơi đầu dò tiếp xúc, hình ảnh siêu âm được hiển thị đồng thời trên màn hình. Quá trình siêu âm thường diễn ra trong khoảng 20 – 30 phút.
4.3 Đọc kết quả với bác sĩ
Khi hoàn tất quá trình siêu âm, phần gel được thoa trên cổ người bệnh sẽ được lau sạch. Ngay cả khi còn sót lại gel thừa, người bệnh có thể yên tâm gel sẽ khô ngay sau đó mà không cần lo lắng gel sẽ làm áo ố màu.
Người bệnh sẽ ngồi chờ bên ngoài cho đến khi nhận được kết quả siêu âm. Sau đó đem kết quả đến phòng khám ban đầu để được bác sĩ phân tích kết quả cũng như hướng dẫn điều trị (nếu cần).
Nếu kết quả siêu âm không có gì bất thường, người bệnh chỉ cần đến siêu âm định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, hoặc siêu âm như một phần trong khám sức khỏe định kỳ đợt tiếp theo. Nếu người bệnh được có người thân trong gia đình mắc các bệnh lý tuyến giáp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn siêu âm nhắc lại thường xuyên hơn để phòng ngừa có bất thường.
Trường hợp có các dấu hiệu bệnh lý, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm để củng cố chẩn đoán. Người bệnh có u tuyến giáp, nhân giáp kích thước lớn hơn 1cm thường được tư vấn điều trị loại bỏ. Các phương pháp có thể bao gồm: phẫu thuật, đốt sóng cao tần tiêu u, uống thuốc…
5. Siêu âm tuyến giáp ở đâu?
Tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh của hầu hết các bệnh viện trên cả nước hiện nay đã có dịch vụ siêu âm tuyến giáp. Người bệnh có thể lựa chọn cơ sở y tế uy tín gần nơi sinh sống để thuận tiện cho việc khám chữa bệnh.
>>>>>Xem thêm: Sinh thiết u vú dưới hướng dẫn của siêu âm và lực hút chân không – Sạch u vú không mổ không sẹo
Siêu âm tuyến giáp tại TCI
Hệ thống Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám – điều trị bệnh lý tuyến giáp nói nói chung và siêu âm tuyến giáp được đông đảo khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Tại đây không chỉ sở hữu hệ thống máy siêu âm hiện đại, đa dạng lựa chọn, phù hợp với từng đối tượng (siêu âm thường, siêu âm màu 4D) mà còn có đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên có trình độ cao, nhiều năm kinh nghiệm, nhạy bén với các các ca bệnh phức tạp.
Nói tóm lại, siêu âm tuyến giáp là thủ thuật không xâm lấn, thời gian thực hiện nhanh, mất ít chi phí song có thể giúp người bệnh phát hiện ra các vấn đề sức khỏe giai đoạn sớm. Người bệnh cần có kế hoạch chủ động thăm khám định kỳ để kịp thời điều trị, đảm bảo chất lượng đời sống của bản thân và gia đình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.