Siêu âm và những điều cần biết

Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, áp dụng phổ biến trong y tế. Những hình ảnh siêu âm cho thấy cấu trúc và sự chuyển động của các bộ phận bên trong cơ thể nhằm chẩn đoán sớm bệnh.

Bạn đang đọc: Siêu âm và những điều cần biết

Siêu âm là gì?

Siêu âm là sóng âm thanh có tần số cao trên 20KHz, ngoài khả năng nghe của con người. Siêu âm ứng dụng trong y học có tần số từ 700KHz – 50MHz, trong đó siêu âm chẩn đoán sử dụng các tần số từ 2 – 50MHz.
Siêu âm chẩn đoán phù hợp với các vị trí gan-mật, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt, tinh hoàn, tuyến giáp, tuyến vú, não trẻ con… và chứa dịch (túi mật, bàng quang…); Hạn chế đối với các tạng chứa khí (ống tiêu hóa), xương.

Siêu âm và những điều cần biết

Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, áp dụng phổ biến trong y tế.

Đầu dò (tạo sóng siêu âm và nhận tín hiệu phản hồi) được kích thích bởi xung điện, phát ra sóng âm lan vào môi trường, gặp các mặt phản hồi và phần tử tán xạ trên đường truyền sẽ tạo sóng phản xạ, tán xạ quay trở về đầu dò. Đầu dò biến đổi sóng hồi âm thành tín hiệu điện mang 2 thông tin chính: vị trí và tính chất âm học của môi trường, được máy tính xử lý và thể hiện thành hình ảnh.
Có 3 phương thức thể hiện hình ảnh
– Phương thức biên độ sóng: khi cần đo đạc chính xác, thường dùng trong mắt, da liễu…
– Phương thức động theo thời gian: khảo sát các mặt chuyển động như tim, cơ hoành.
– Phương thức điểm sáng: sử dụng rộng rãi nhất, thể hiện bằng những chấm có độ sáng và vị trí khác nhau.

Các loại siêu âm thông dụng

Siêu âm trắng – đen thuộc siêu âm hình thái học

Cho hình ảnh 2 chiều trong không gian, tốc độ tạo hình nhanh, ghi hình tức thời sự chuyển động của các cấu trúc trong cơ thể, dùng trong khảo sát hình thái tất cả các cơ quan để kiểm tra, tầm soát, chẩn đoán, theo dõi… Tùy vào cơ quan khảo sát, vị trí nông – sâu để chọn các loại đầu dò và tần số thích hợp. Nhiều người thắc mắc siêu âm 2D có biết được trai hay gái không hay nhiều âm 2D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không thì câu trả lời là siêu âm 2D có thể quan sát tất toàn bộ hình ảnh thai nhi và không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Đây là phương pháp siêu âm cần được thực hiện nhiều trong thai kì.

Tìm hiểu thêm: 4 điều cần biết về kỹ thuật chụp MRI gan

Siêu âm và những điều cần biết

Nhiều người tìm đến Bệnh viện Thu Cúc để làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết nhằm phát hiện sớm bệnh (nếu có)

Siêu âm Doppler

Dựa trên nguyên lý của hiệu ứng Doppler: các sóng âm của một vật đang di chuyển sẽ có tần số thay đổi, cao hơn khi di chuyển về phía đầu dò và thấp hơn khi đi xa đầu dò. Sự thay đổi tần số tỉ lệ thuận với tốc độ vật di chuyển.
Siêu âm Doppler thường được dùng để tính vận tốc, trở kháng của dòng chảy. Siêu âm Doppler ứng dụng chính trong khảo sát tim, các bệnh lý mạch máu trung tâm và ngoại vi, mạch máu các tạng, mạch máu thai.

Siêu âm 3 chiều (3D)

Nguyên lý: thu dữ kiện cả khối thể tích dựa trên cơ sở dữ liệu các lát cắt hình 2 chiều sát nhau và dựa vào tốc độ xử lý nhanh của máy tính. Người sử dụng chỉ cần chọn vị trí thích hợp, đầu dò tự động quét, máy sẽ tạo hình và hiển thị liên tục. Ứng dụng chính trong siêu âm thai để đánh giá các bất thường và dị dạng của thai, khảo sát mạch máu, khối u…

Siêu âm và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: 7 phương pháp chụp X quang răng hiện nay

Với sự phát triển mạnh mẽ của y học, siêu âm 3D, 4D ra đời giúp cung cấp hình ảnh rõ nét và chính xác hơn

Siêu âm 4 chiều (4D)

Phát triển hơn siêu âm 3D, có thể tự động ghi hình chân dung bé trong bụng mẹ chính xác và hình ảnh thật nhất, giúp cho việc kiểm tra, theo dõi sức khỏe thai nhi, giúp thai phụ yên tâm hơn.
Siêu âm màu 4D còn giúp xác định tuổi thai, phân tích phát triển bào thai; phát hiện bất thường thai nhi; phát hiện vấn đề về cấu trúc của tử cung, bất thường nhau thai, chảy máu bất thường, phát hiện khối u buồng trứng, u xơ, vị trí nhau thai, ghi hình chuyển động của thai nhi, chụp hình các cơ quan nội tạng của cơ thể thai nhi.
Hiện nay có nhiều địa chỉ, phòng khám có dịch vụ siêu âm. Tùy vào từng vị trí cần siêu âm mà bác sĩ sẽ chỉ định loại siêu âm phù hợp. Chúng ta nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết nhằm phát hiện sớm bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *