Chào bác sĩ! Tôi nghe nói nếu lần đầu đã sinh mổ thì lần sinh tiếp theo cũng phải sinh mổ và nếu như hai lần sinh gần nhau quá sẽ có rất nhiều nguy cơ, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Tôi đã sinh mổ bé thứ nhất, hiện nay bé được 1 tuổi và tôi đã mang thai tiếp. Bác sĩ có thể cho biết sinh mổ 1 năm có bầu lại được không và sau sinh mổ bao lâu thì có thai lại được sẽ an toàn ạ? Cảm ơn bác sĩ. (Huỳnh Hoa – Hà Nội)
Bạn đang đọc: Sinh mổ bao lâu thì có thai lại được?
Trả lời:
Bạn Huỳnh Hoa thân mến! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về với chuyên mục tư vấn của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Đầu tiên, xin được chúc mừng bạn đã có tin vui và về câu hỏi sinh mổ 1 năm có bầu lại được không và sau sinh mổ bao lâu thì có thai lại được sẽ an toàn của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Đầu tiên, về việc mẹ đã sinh mổ rồi thì lần tiếp theo cũng phải sinh mổ đúng không? Thực tế, có những mẹ sinh mổ rồi vẫn có thể sinh thường được, chỉ cần khoảng cách giữa hai lần đủ để mẹ hồi phục sức khỏe và vết mổ đã lành. Như vậy, việc tính toán khoảng cách an toàn giữa hai lần sinh là rất cần thiết. Vì đúng là nếu mẹ mang thai quá sớm sau sinh mổ sẽ gây ra không ít nguy cơ cho cả mẹ và bé.
>> Tìm hiểu sinh mổ rồi lần sau sinh thường được không TẠI ĐÂY.
Sinh mổ bao lâu thì có thai được?
Sinh mổ bao lâu thì có thai lại được?
Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không hiện là quan tâm của rất nhiều mẹ bầu. Bởi sau sinh mẹ bầu cần phải có một khoảng thời gian nhất định để hổi phục hoàn toàn. Theo các bác sĩ sản khoa thì sau sinh mổ 1 năm mẹ bầu chưa nên có bầu mà thời gian lý tưởng là từ 2 năm trở lên mẹ mới nên có thai, vì đây là khoảng thời gian trung bình để tử cung mẹ hoàn toàn bình phục, vết mổ cũng đã liền và không còn đau đớn hay biến chứng gì, đảm bảo an toàn cho lần mang thai tiếp theo.
>> Gợi ý cho bạn: 7 Cách tránh thai sau sinh.
Nguy cơ khi sinh mổ liên tiếp
Nếu mang thai trước khoảng thời gian này, mẹ có thể phải đối mặt với một số nguy cơ sau:
Bục vết mổ cũ: Nguy cơ này tăng cao nếu lần mang thai tiếp theo cách thời gian sinh mổ 6 – 9 tháng,
Nhau cài răng lược: Làm tăng nguy cơ chảy máu khi đẻ và có thể phải phẫu thuật cắt tử cung do nhau thai bám chặt vào thành tử cung, không bong tróc tự nhiên.
Nguy cơ thai bám vào vết sẹo: Tương tự như trường hợp trên, nguy cơ này sẽ khiến mẹ bầu có khả năng chảy máu rất nhiều thậm chí có những bệnh nhân phải cắt cả tử cung để cầm máu.
Nguy cơ xuất huyết từ vết mổ: Sự lớn lên của tử cung có thể khiến chỗ khâu lần trước bị rách, gây xuất huyết. Tình trạng này có thể xảy ra trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối.
Ngoài ra, việc mang thai sau sinh mổ quá sớm cũng sẽ làm cơ thể mẹ yếu hơn, khả năng phục hồi lâu hơn. Mẹ có thể không đảm bảo sức khỏe để nuôi dưỡng thai nhi, dẫn tới sinh non, trẻ nhẹ cân, vàng da, kém phát triển về mặt trí tuệ,…sinh mổ 8 có thai lại
Nguy cơ bục vết sẹo cũ do sinh mổ liên tiếp
Như vậy, với trường hợp của bạn là có thai sau 1 năm kể từ khi sinh mổ cũng nằm trong khoảng thời gian “không an toàn”. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì sẽ càng làm ảnh hưởng đến sức khỏe hai mẹ con. Hơn nữa, bé thứ nhất cũng đã hơn một tuổi nên cũng không quá đáng lo ngại. Việc cần làm lúc này là bạn cần đi siêu âm và khám thai để chẩn đoán sức khỏe thai nhi cũng như tình trạng vết mổ cũ có đảm bảo cho lần mang thai này hay không. Bạn cũng cần chia sẻ thật cụ thể với bác sĩ về lần mang thai trước như: thời gian mổ, lý do mổ, thời gian nằm viện, có những biến chứng gì sau lần sinh mổ trước hay không, tiền sử bệnh án liên quan đến vết mổ…Ngoài ra, bạn cũng nên tự mình theo dõi, kiểm tra có dấu hiệu gì bất thường ở vết mổ cũ hay không, nếu có phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi.
Tìm hiểu thêm: Phòng tránh ung thư dạ dày và những điều cần biết
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bà bầu
Với lần mang thai này, bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe. Hạn chế những dấu ăn dầu mỡ, các đồ uống có chứa chất kích thích như: cà phê, rượu, bia…mà thay vào đó là ăn nhiều trái cây và rau xanh. Thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hay tập yoga cho bà bầu cũng là gợi ý để bạn cảm thấy khỏe mạnh và thư thái hơn. Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và ngủ đủ giấc để chuẩn bị thật tốt cho ngày “vượt cạn” bạn nhé.
>> Tìm hiểu: Sau sinh mổ bao lâu thì được ăn hải sản?
>>>>>Xem thêm: Viêm đại tràng sigma: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
sinh mổ bao lâu thì có thai lại được
Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về việc sinh mổ 1 năm có bầu lại được không cũng như khoảng thời gian tốt nhất cho “tập tiếp theo”, hy vọng bạn đã an tâm hơn. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, hệ thống thiết bị hiện đại, dịch vụ chăm sóc tận tình là địa chỉ khám thai và sinh con được nhiều chị em tin tưởng. Chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp mọi thắc mắc cũng như đồng hành cùng bạn trong hành trình đón bé yêu!
Tin liên quan
- Sinh mổ 8 tháng có thai lại Nhiều bất lợi cho cả mẹ
- Trứng lép có thai được không
- 14 tuổi có thai được không? Tỉ lệ có thai khi xuất ngoài
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.