Dù vượt cạn bằng phương pháp sinh thường hay sinh mổ mẹ đều phải trải qua những cơn đau “thấu trời đất”. Vậy sinh mổ lần 2 mẹ cần trang bị những gì và cần lưu ý gì để cuộc vượt cạn nhẹ nhàng và thoải mái hơn?
Bạn đang đọc: Sinh mổ lần 2 và những lưu ý dành cho mẹ bầu
1. Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi mổ đẻ lần 2
1.1 Lưu ý về khoảng cách giữa sinh mổ lần 2 và lần sinh đầu tiên
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hà – Trưởng khoa phụ sản kiêm Phó Giám đốc Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI cho biết: Thời gian tối thiểu để mẹ bầu thực hiện lần sinh mổ thứ 2 là 2 năm kể từ lần sinh mổ đầu tiên. Đây là khoảng cách an toàn đảm bảo mẹ có thể hồi phục hoàn toàn sức khỏe cũng như đảm bảo an toàn cho thai nhi có thể làm tổ và phát triển.
Mẹ bầu nên giữ khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ là 2 năm để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi
Nếu mẹ đã từng sinh mổ lần 1 nhưng khoảng cách với lần mổ thứ 2 chưa đến 2 năm thì mẹ cần tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ sản khoa, cũng như thường xuyên theo dõi thai kỳ cẩn thận để kiểm tra vết mổ cũng như sự phát triển của thai nhi. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào mẹ cũng cần thận trọng và cần đi khám ngay.
Nếu hai lần sinh quá sát nhau có thể khiến mẹ phải đối mặt với nguy cơ bục vết mổ cũ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Do đó, chị em cần hết sức cân nhắc trước khi quyết định mang thai lần 2 khi lần đầu đã tiến hành sinh mổ.
1.2 Sinh mổ lần 2 nên mổ ở tuần thứ bao nhiêu?
Để quyết định khi nào nên phẫu thuật lấy thai ở lần sinh thứ 2, bác sĩ sẽ chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Đẻ mổ lần thứ 2 mẹ không nhất thiết phải chờ cho đến khi có cơn đau chuyển dạ. Vì những cơn co thắt tử cung trong quá trình đau đẻ có thể tác động và gây ảnh hưởng lớn đến sẹo mổ cũ. Thông thường, đối với những mẹ bầu có thể trạng tốt, thai nhi phát triển ổn định thì có thể được phẫu thuật lấy thai từ giữa tuần 38 trở đi.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về các dịch vụ nha khoa thẩm mỹ hiện nay
Từ giữa tuần 38 trở đi, mẹ có thể chủ động sinh mổ lần 2. Đây là giai đoạn “chín muồi” để em bé có thể ra đời và phát triển khỏe mạnh
Mặc dù sau tuần thai thứ 37, em bé đã gần như hoàn thiện đầy đủ và có thể tồn tại tốt ở môi trường bên ngoài. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa thì mẹ nên sinh con từ cuối tuần thai 38 hoặc đầu tuần thai thứ 39 vì những tuần cuối của thai kỳ là mốc thời gian mà các cơ quan quan trọng trong cơ thể thai nhi được hoàn thiện nốt. Nếu sinh con ở giai đoạn này, bé sinh ra sẽ gặp ít vấn đề về sức khỏe hơn, hệ hô hấp của con cũng tốt hơn các bé sinh ra ở giai đoạn sớm.
Dù chọn sinh mổ hay sinh thường thì các mẹ bầu vẫn sẽ phải đối diện với nhiều mối nguy hiểm khác nhau có thể xảy đến bất kỳ lúc nào trong lúc vượt cạn. Chính vì thế mẹ cần trang bị tốt kiến thức tiền sản cũng như chuẩn bị vững tâm lý để quá trình sinh nở được thuận lợi và suôn sẻ.
2. Những dấu hiệu bất thường sản phụ sinh mổ lần 2 cần lưu ý để nhập viện gấp
Trước cuộc vượt cạn lần 2, nếu mẹ phát hiện có những dấu hiệu bất thường sau thì nên nhập viện ngay để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
2.1 Âm đạo của mẹ bị xuất huyết bất thường
Khi thai phụ có hiện tượng chảy máu âm đạo thì dù ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ cũng đều cần đến sự hỗ trợ và can thiệp từ bác sĩ. Có đến 25% mẹ bầu bị ra máu âm đạo ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Đây là hiện tượng không hiếm gặp, có thể báo hiệu nguy cơ dọa sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
Nếu thai phụ phát hiện thấy máu âm đạo ở giai đoạn cuối thai kỳ có thể báo hiệu sự bất thường của bánh rau hoặc dấu hiệu sinh non. Nếu lượng máu càng nhiều thì mức độ nguy hiểm càng tăng, có thể đe dọa tính mạng của thai nhi.
2.2 Mẹ bầu có dấu hiệu rỉ ối hoặc vỡ ối sớm
Mẹ lưu ý nếu thấy quần nhỏ xuất hiện nhiều dịch âm đạo hơn bình thường, rò rỉ liên tục hoặc ra ồ ạt, có mùi hơi tanh nồng, dịch nhớt thì có thể là dấu hiệu rỉ ối hoặc vỡ ối sớm. Khi tình trạng ối gặp bất thường, thai nhi có nguy cơ sinh non hoặc nguy cơ nhiễm trùng thai nhi, sa dây rau….
2.3 Xuất hiện cơn đau tức vùng bụng dưới
Trong thời kỳ mang thai, phần bụng dưới và lưng của thai phụ luôn phải chịu sức nặng của thai nhi nên luôn có cảm giác nặng nề khó chịu. Khi thai nhi ngày càng phát triển sẽ có xuất hiện nhưng cơn gò tử cung, lúc này sẽ xuất hiện những cơn đau vùng bụng dưới, nhất là giai đoạn gần đến ngày dự sinh.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu
Những cơn đau tức vùng bụng dưới có thể là dấu hiệu của việc sinh non
Tuy nhiên nếu xuất hiện cơn đau đột ngột dữ dội, mẹ cần đến viện ngay vì có thể đó là dấu hiệu không bình thường ở tử cung. Nếu cơn có kéo dài thành chu kỳ, tần suất liên tục và không mất đi tại thời điểm dưới 37 tuần thì mẹ nên đề phòng đến việc sẽ phải sinh non, lúc này mẹ cần nhập viện ngay để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
2.4 Lưu ý những cử động bất thường của thai nhi
Vào khoảng từ tuần 16 của thai kỳ trở đi, sản phụ có thể cảm nhận được sự cử động rõ rệt của thai nhi. Việc em bé cử động trong bụng mẹ cũng là tín hiệu cho thấy thai nhi vẫn đang phát triển một cách bình thường.
Bắt đầu từ tuần thai thứ 28, mỗi ngày mẹ hãy chọn cố định một thời điểm để quan sát cử động của thai trong vòng 1 giờ, mẹ hãy đếm tầm 10 cử động thai và ghi lại thành biểu đồ. Hãy tránh chu kỳ ngủ của em bé (từ 20 phút đến 1 giờ). Nguy cơ thai giảm cử động thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu em bé cử động thai dưới 10 lần trong vòng 2 giờ, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần tới viện để theo dõi ngay.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin cần lưu ý cho mẹ bầu khi vượt cạn bằng phương pháp sinh mổ lần 2. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ tới Thu Cúc TCI để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.