Sản dịch là hiện tượng sinh lý bình thường sau sinh, kể cả sinh thường hay sinh mổ. Quá trình đẩy sản dịch có thể kéo dài khiến mẹ lo lắng: sinh thường bao lâu hết sản dịch? Bài viết sau sẽ cung cấp cho chị em những thông tin bổ ích.
Bạn đang đọc: Sinh thường bao lâu hết sản dịch
1. Sản dịch là gì?
Sản dịch là dịch nhầy chảy ra từ âm đạo sau khi phụ nữ sinh, dù sinh thường hay sinh mổ. Khi nhau thai bong khỏi tử cung khiến các mạch mau tại nơi nhau thai và tử cung tiếp xúc mở ra, lượng máu chảy vào tử cung rồi chảy ra ngoài qua âm đạo. Các mẹ không nên quá lo lắng vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường.
Sản dịch cũng thay đổi màu sắc trong vài ngày. Những ngày đầu, sản dịch chứa nhiều máu và thường có màu đỏ tươi. Khoảng 2 đến 4 ngày sau khi sinh, sản dịch sẽ có nhiều nước hơn và ra ít hơn, có màu hồng nhạt. Sau khoảng 10 ngày, sản dịch chuyển sang màu vàng hoặc trắng vì có các tế bào bạch cầu và các tế bào từ niêm mạc tử cung.
Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt
2. Sinh thường bao lâu hết sản dịch?
Sinh thường bao lâu thì hết sản dịch là thắc mắc của không ít chị em. Thực tế, không có một con số chính xác cho câu hỏi này vì nó phụ thuộc vào cơ địa từng người. Thường sản dịch sẽ ít dần đi và chấm dứt sau khoảng 20 ngày. Nhưng thời gian này cũng có thể rút ngăn hay dài thêm. Việc chăm sóc mẹ sau sinh cũng ảnh hưởng khá nhiều đến thời gian hết sản dịch.
Có trường hợp mẹ ra sản dịch kéo dài đến 45 ngày (khoảng 6 tuần) sau sinh. Một số mẹ lại thấy hết sản dịch rồi nhưng lại ra sau vài ngày thì rất có thể đó là “kinh non”. Tuy nhiên sau khoảng 6 tuần mà mẹ chưa hết sản dịch thì nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra để kịp thời phát hiện những bất thường nếu có.
Nếu mẹ chịu khó vận động, đi lại cũng sẽ giúp rút ngắn thời gian ra sản dịch hơn , đồng thời thúc đẩy hoạt động co bóp tử cung sớm trở lại như trước. Vì thế, mẹ không cần kiêng cữ quá mức khi đang ở cữ.
Đẻ thường bao lâu thì hết sản dịch?
3. Nhận biết sản dịch bất thường
Sản dịch có màu đỏ kèm mùi hôi khó chịu kéo dài nhiều ngày. Thỉnh thoảng trong sản dịch có lẫn cục máu tươi có khả năng lẫn dịch nhau thai hoặc nguy cơ bị ung thư thượng bì màng lông
Lượng máu ra ồ ạt quá nhanh có thể dẫn tới băng huyết
Sản dịch ra rất ít hoặc không có rất có thể là hiện tượng bể sản dịch (sản dịch vẫn còn trong tử cung)
Sản dịch kéo dài kèm các triệu chứng như bị sốt, đau bụng,…
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm prolactin cao có gây vô sinh không?
Sản dịch bất thường
4. Sinh thường sau bao lâu thì có kinh nguyệt?
Bên cạnh thắc mắc sau sinh thường bao lâu thì hết sản dịch thì phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại cũng là băn khoăn của nhiều mẹ. Cũng tương tự như thời gian hết sản dịch, việc có kinh lại sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường kỳ kinh sẽ quay lại khoảng 6 – 8 tuần sau sinh, nghĩa là sau khi hết sản dịch.
Nếu mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì kỳ kinh có thể bị trì hoãn chậm hơn. Các mẹ cũng nên biết sau khi trải qua việc sinh nở thì cơ thể mẹ có nhiều thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì vậy, những chu kỳ đầu tiên sau khi sinh có thể sẽ không đều đặn như trước hoặc lượng máu kinh ra cũng có những khác thường. Mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này.
>>>>>Xem thêm: Các cách điều trị ung thư não phổ biến nhất hiện nay
Sinh thường bao lâu thì có kinh?
Mẹ cũng phải biết cách phân biệt giữa kinh nguyệt và sản dịch vì như đã nói ở trên, trong sản dịch những ngày đầu cũng có máu. Nếu kinh nguyệt quay lại lâu hơn 12 tháng thì mẹ nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Đa số nguyên nhân kinh nguyệt sau sinh xuất hiện muộn là do mẹ bị sốt xuất huyết khi sinh, rối loạn nội tiết tố, mẹ phải chịu nhiều áp lực lớn khi nuôi con…
Sinh thường bao lâu hết sản dịch? Câu trả lời là không có thời gian chính xác cho việc này, tuy nhiên thông thường mẹ sẽ hết sản dịch sau khoảng 6 tuần. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được giải đáp miễn phí.
Tin liên quan
- Đẻ mổ sau bao lâu thì hết sản dịch
- Sau sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch
- Sản dịch ra máu cục có nguy hiểm không
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.