Sơ cứu cố định xương cẳng tay đúng kỹ thuật

Trong các trường hợp gãy xương nói chung thì việc sơ cứu cố định vùng xương bị gãy là rất quan trọng. Trong trường hợp sơ cứu cố định xương cẳng tay chậm trễ hoặc không đúng kỹ thuật, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng tới kết quả điều trị về sau.

Bạn đang đọc: Sơ cứu cố định xương cẳng tay đúng kỹ thuật

1. Mục đích thực hiện sơ cứu khi gãy xương cẳng tay

Mục đích chính của sơ cứu gãy xương nói chung là cố định tốt vị trí xương gãy, giảm sốc, giảm đau, cầm máu với vết thương chảy máu,… Sơ cứu còn nhằm hạn chế phát sinh những tổn thương, biến chứng khác trong lúc chờ tiếp cận được điều trị y tế.

Các kỹ thuật sơ cứu được áp dụng gồm có:

– Cầm máu

– Cố định vùng bị thương

– Chườm đá

– Điều trị sốc,…

Trong đó, việc cố định vùng xương gãy là yêu cầu đặc biệt quan trọng và cần thiết. Bước sơ cứu này giúp giảm thiểu đau đớn cho người bệnh. Nếu cố định tốt vùng xương bị gãy sẽ giúp việc điều trị thuận lợi và mang lại hiệu quả tốt.

Sơ cứu cố định xương cẳng tay đúng kỹ thuật

Thực hiện cố định tốt vùng chấn thương là yêu cầu quan trọng trong sơ cứu gãy xương cẳng tay.

2. Triệu chứng người bị gãy xương cẳng tay cần được sơ cứu ngay

Những biểu hiện cho thấy bệnh nhân cần được áp dụng nhanh chóng các kỹ thuật sơ cứu gãy xương cần thiết và dịch vụ y tế khẩn cấp:

– Bệnh nhân không có phản ứng, không thể thở, không thể cử động. Khi đó, việc thực hiện hô hấp nhân tạo là bắt buộc nếu không thấy nhịp thở hoặc mất nhịp tim của bệnh nhân.

– Bệnh nhân bị chảy máu nhiều, chảy máu liên tục thì cần được cầm máu ngay.

– Xuất hiện tình trạng cẳng tay bị ngắn lại, gập góc, bị xoắn vặn hoặc khớp biến dạng, ngón tay bị tê, không cử động hoặc hơi xanh tím ở đầu ngón tay.

– Xương gãy xuyên thủng qua da.

– Nghi ngờ tình trạng gãy xương cẳng tay kèm theo gãy xương cổ, lưng hoặc đầu.

– Bệnh nhân cảm thấy hoặc nghe rõ tiếng kêu “rắc” ở vùng xương gãy khi bị chấn thương.

– Cảm giác đau ở vùng chấn thương hoặc xung quanh, đau tăng thêm khi cử động hoặc khi có một lực tác động dù nhẹ lên vùng chấn thương.

– Giảm hoặc bị mất hoàn toàn khả năng vận động của cẳng tay bị gãy.

– Biểu hiện bầm tím, sưng phù ở cẳng tay bị gãy.

– Có thể có biểu hiện của sốc, thường xảy ra trong các trường hợp gãy xương hở và đa chấn thương.

3. Sơ cứu cố định phụ thuộc vào từng dạng gãy xương

Gãy xương được phân loại dựa theo cơ chế thương tổn, bao gồm:

– Gãy xương kín (dạng gãy xương đơn giản): là trường hợp xương gãy nhưng không tạo ra vết thương hở ở da.

– Gãy xương hở (dạng gãy xương hỗn hợp): là trường hợp xương bị gãy xuyên qua da và tạo thành vết thương hở.

– Gãy xương hoàn toàn là trường hợp xương bị gãy/nghiền thành 2 mảnh rời ra hoặc thành nhiều mảnh.

– Gãy xương không hoàn toàn là trường hợp xương chỉ bị tổn thương một phần mà không bị mất hoàn toàn tính liên tục.

Ở mỗi dạng gãy xương sẽ cần vận dụng linh hoạt các kỹ thuật sơ cứu cần thiết để xử lý tốt chấn thương. Việc thực hiện sơ cứu cần tiến hành đúng kỹ thuật và càng sớm càng tốt, tránh những rủi ro biến chứng cho người bệnh. Người thực hiện sơ cứu cố định xương cẳng tay phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm để tiến hành sơ cứu đúng cách. Đối với những trường hợp không có người biết cách sơ cứu gãy xương có thể nhanh chóng gọi 115 và thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm đa khớp điều trị như thế nào hiệu quả

Sơ cứu cố định xương cẳng tay đúng kỹ thuật

Dựa theo dạng xương gãy sẽ áp dụng những kỹ thuật sơ cứu cần thiết để xử lý tốt chấn thương.

4. Nguyên tắc và các bước thực hiện sơ cứu cố định gãy xương cẳng tay

Khi thực hiện sơ cứu cố định ở các trường hợp gãy xương cẳng tay cần tuân thủ đúng nguyên tắc sơ cứu và tiến hành đúng cách bước.

4.1. Nguyên tắc khi thực hiện sơ cứu cố định gãy xương cẳng tay

Nguyên tắc khi thực hiện sơ cứu cố định gãy xương cần tuân thủ theo các lưu ý sau đây:

– Khẩn cấp đưa bệnh nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đảm bảo không phát sinh thêm chấn thương nào nữa.

– Chiều dài của nẹp dùng để cố định phần xương gãy phải đủ dài để cố định chắc khớp trên và khớp dưới ổ gãy.

– Dây cố định nẹp phải được buộc ở vị trí trên và dưới vùng gãy, khớp trên và khớp dưới chỗ gãy.

– Không nên cố gắng cởi quần áo của bệnh nhân. Nếu cần phải để lộ phần vết thương thì cắt quần áo theo đường chỉ. Trường hợp bắt buộc phải cởi quần áo thì cởi bên cẳng tay không bị gãy trước, sau đó cắt phần quần áo bên tay gãy làm sao không làm di lệch phần tay gãy này.

– Khi sơ cứu, không đặt trực tiếp nẹp lên da bệnh nhân. Ở các mấu lồi đầu xương, các vùng tỳ đè phải có lớp lót bông rồi mới được đặt nẹp.

– Không tự ý thực hiện sơ cứu theo phán đoán nếu không có kiến thức chuyên môn tốt. Hãy liên hệ gọi cấp cứu 115 và thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Sơ cứu cố định xương cẳng tay đúng kỹ thuật

>>>>>Xem thêm: Thoái hóa khớp gối là gì và điều trị như thế nào?

Sơ cứu cố định phần xương cẳng tay bị gãy cần đảm bảo đúng nguyên tắc và thực hiện đúng các bước.

4.2. Các bước sơ cứu cố định gãy xương cẳng tay

Thực hiện sơ cứu cố định gãy xương ở cẳng tay tuân thủ đúng nguyên tắc ở trên và thực hiện theo các bước dưới đây:

– Bước 1: Cố định xương cẳng tay bị gãy vào sát thân của bệnh nhân, cẳng tay đặt vuông góc với cánh tay, để lòng bàn tay ngửa.

– Bước 2: Chuẩn bị 2 nẹp. Đặt 1 nẹp phía bên trong cẳng tay (tính từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay), 1 nẹp kia đặt phía bên ngoài cẳng tay (tính từ đầu các ngón tay đến quá phần khuỷu tay).

– Bước 3: Dùng garo buộc cố định 2 nẹp bàn tay và thân cẳng tay (trên và dưới ổ gãy). Dùng khăn tam giác để đỡ cả phần cẳng tay bị gãy treo trước ngực.

Sau khi đã được sơ cứu cố định xương cẳng tay xong, để người bệnh ngồi nghỉ ngơi tại chỗ và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe chờ được tiếp cận dịch vụ y tế. Các trường hợp sơ cấp cứu cố định thành công và kịp thời đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp quá trình điều trị thêm thuận lợi, mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *