Tiểu cầu là một loại tế bào máu có chức năng cầm máu bằng cách làm máu vón cục và đông lại khi các mạch máu bị thương. Vậy số lượng tiểu cầu trong cơ thể nói lên điều gì? Nếu số lượng tiểu cầu này vượt quá mức bình thường cho phép, cơ thể chúng ta sẽ gặp phải nguy hiểm gì? Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Số lượng tiểu cầu trong cơ thể nói lên điều gì?
Tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu tên tiếng anh là Platelets hay Thrombocytes, đây là một loại tế bào máu có chức năng cầm máu bằng cách làm vón cục và đông lại khi mạch máu của chúng ta bị thương. Tiểu cầu không có nhân tế bào. Chúng là một mảnh tế bào vỡ ra từ các tế bào nhân khổng lồ sản sinh ra từ tủy xương.
Thông thường, đời sống của tiểu cầu kéo dài từ 5-7 ngày và cơ quan đảm nhiệm vai trò tiêu hủy các tiểu cầu già và chết đi là lách. Lách là nơi thu gom và tiêu hủy tiểu cầu cũng như các tế bào máu khác đã hết chu kỳ sống của chúng.
Tiểu cầu là một loại tế bào máu có chức năng cầm máu bằng cách làm máu vón cục và đông lại khi các mạch máu bị thương. (ảnh minh họa)
Chức năng chính của tiểu cầu là góp phần vào quá trình cầm máu. Quá trình này trải qua 3 giai đoạn:
– Kết dính: Tiểu cầu kết dính với các chất bên ngoài nội mạc
– Phát động: Chúng thay đổi hình dạng, kích hoạt thụ quan và tiết ra các tín hiệu hóa học.
– Tập hợp: Chúng kết nối với nhau thông qua cầu thụ quan tạo thành các nút tiểu cầu cầm máu sơ cấp và kết hợp với các tơ huyết tổng hợp tạo sự cầm máu thứ cấp.
Số lượng tiểu cầu ở người bình thường là bao nhiêu?
Ở một người bình thường, số lượng tiểu cầu thường dao động trong khoảng 150.000 đến 450.000 tiểu cầu trong mỗi mm3 máu, tức là mỗi 1 lít máu sẽ có khoảng 150-400 tỷ tế bào tiểu cầu.
Các giá trị về số lượng tiểu cầu trong máu được phản ánh qua xét nghiệm máu, và ở mỗi người khác nhau chỉ số về số lượng tiểu cầu trong máu cũng khác nhau và chúng có thể thay đổi tùy theo trạng thái tâm lý của người bệnh, giới tính, lứa tuổi.
Tìm hiểu thêm: Bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh) khi nào cần đi khám?
Ở một người bình thường, số lượng tiểu cầu thường dao động trong khoảng 150.000 đến 450.000 tiểu cầu/mm3 máu. (ảnh minh họa)
Tiểu cầu tăng khi nào?
– Tiểu cầu trong máu tăng trong một số trường hợp người bệnh bị rối loạn tăng sinh tủy xương, bệnh tăng tiểu cầu vô căn, xơ hóa tủy xương, sau chảy máu, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, các bệnh viêm nhiễm, ung thư máu, thiếu máu,…
– Tiểu cầu trong máu tăng có thể do tăng tiểu cầu nguyên căn hoặc tăng tiểu cầu thứ cấp.
Các triệu chứng khi bị tăng tiểu cầu là xuất hiện các cục máu đông tự phát ở cánh tay và chân. Nếu tiểu cầu tăng quá mức và không được xử lý có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Tiểu cầu giảm khi nào?
Tiểu cầu trong máu có thể giảm trong một số trường hợp sau đây:
- Thuốc
- Bệnh di truyền
- Một số loại ung thư chẳng hạn như bệnh bạch cầu hoặc lymphoma.
- Điều trị ung thư bằng hóa trị.
- Nhiễm trùng hoặc rối loạn chức năng thận.
- Uống quá nhiều rượu.
Đặc biệt giảm tiểu cầu có thể giảm trong các trường hợp người bệnh bị xuất huyết nội tạng và xuất huyết não. Nếu tiểu cầu giảm quá mạnh khiến mất khả năng cầm máu, điều này rất nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân, khi đó người bệnh cần được cấp cứu kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm nhất xảy ra.
Các triệu chứng như những nốt bầm tím xuất hiện trên da, chảy máu lợi, mũi, đường tiêu hóa có thể biểu hiện lượng tiểu cầu trong cơ thể bạn đang giảm.
Khi nào cần xét nghiệm số lượng tiểu cầu?
>>>>>Xem thêm: Những món ăn tốt cho sức khỏe nam giới
Xét nghiệm máu có thể phát hiện số lượng tiểu cầu trong máu của bạn là cao hay thấp hơn mức bình thường. (ảnh minh họa)
Khi có các dấu hiệu bất thường sau bạn nên làm xét nghiệm số lượng tiểu cầu trong máu như:
- Sốt xuất huyết.
- Xuất hiện các nốt bầm tím dưới da.
- Chảy máu kéo dài, lâu cầm máu.
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu máu kéo dài,..
Khi căn cứ vào mức độ giảm của tiểu cầu, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp giúp làm tăng hoặc ổn định lại lượng tiểu cầu trong máu bằng một số biện pháp như điều trị bằng thuốc, truyền tiểu cầu hoặc phẫu thuật.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.