Sỏi bàng quang và cách điều trị phổ biến

Sỏi bàng quang là một loại sỏi nằm tại một tạng rỗng chứa nước tiểu trước khi ra khỏi cơ thể trong hệ tiết niệu của cong người. Sỏi có thể gây ra các triệu chứng đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu máu… hoặc thậm chí là các biến chứng nguy hiểm. Điều trị sỏi sớm tránh sỏi gia tăng kích thước, bít tắc lưu thông là điều rất quan trọng. 

Bạn đang đọc: Sỏi bàng quang và cách điều trị phổ biến

1. Những thông tin cơ bản về sỏi bàng quang

1.1 Vị trí sỏi trong đường tiết niệu

Sỏi bàng quang là khối khoáng chất cứng được hình thành do sự lắng đọng của các tinh thể, chất khoáng có trong nước tiểu tại bàng quang – Một cơ quan thuộc hệ tiết niệu chứa nước tiểu do thận bài tiết ra trước khi nước tiểu thoát ra ngoài cơ thể theo quá trình đi tiểu hay còn gọi là bóng đái.

Sỏi được hình thành trong bàng quang thường có kích thước lớn do cặn sỏi từ nước tiểu tại cơ quan này tích tụ lâu ngày. Sỏi có thể còn là kết quả của quá trình di chuyển của viên sỏi thận, sỏi niệu quản đi ra ngoài và mắc kẹt lại tại bàng quang.

Sỏi bàng quang và cách điều trị phổ biến

Sỏi nằm tại bàng quang hay bóng đái của người bệnh

1.2 Triệu chứng gây ra khi sỏi nằm tại bàng quang

Khi sỏi kẹt tại bàng quang, đặc biệt là khi viên sỏi kích thích thành bàng quang hoặc ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu ra bên ngoài, người bệnh có thể có các triệu chứng đáng chú ý như sau:

– Đau bụng dưới với biểu hiện âm ỉ hoặc dữ dội

– Đau khi đi tiểu

– Đau, cảm nhận thấy khó chịu ở dương vật của nam giới

– Các vấn đề liên quan đến đi tiểu: Tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, đi tiểu bị gián đoạn

– Nước tiểu màu sẫm hoặc nước tiểu lẫn máu, có màu máu…

Tìm hiểu thêm: Bệnh sỏi mật có chữa được không và những vấn đề cần lưu ý

Sỏi bàng quang và cách điều trị phổ biến

Khi có triệu chứng nghi ngờ, hãy đi thăm khám sớm tại Chuyên khoa thận tiết niệu

2. Phương pháp điều trị sỏi bàng quang phổ biến, hiệu quả cao

Nhiều trường hợp sỏi tại bàng quang thậm chí không gây ra triệu chứng đặc hiệu nào, hoặc các triệu chứng mờ nhạt không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, cũng nhiều trường hợp bệnh nhân phát hiện sỏi nằm tại cơ quan này có kích thước từ to đến rất to, thậm chí có viên sỏi kích thước lên đến chục centimet, chiếm nhiều khoảng trống trong bàng quang. Các tình trạng sỏi càng để lâu, càng gia tăng kích thước sẽ càng gây tắc nghẽn ứ đọng nước tiểu nhiều và các tình trạng viêm dính gây khó khăn trong quá trình loại bỏ. Không những thế người bệnh còn có thể đối mặt với tình trạng viêm bàng quang, viêm thận, suy thận, rò bàng quang…

Vậy nên điều trị kịp thời là yếu tố rất quan trọng đối với người bệnh sỏi tiết niệu, can thiệp y khoa sớm sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng tiếp cận với các phương pháp điều trị hiện đại, loại bỏ sỏi nhẹ nhàng không cần mổ.

Trong đó phải nhắc đến phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Đây là phương pháp mang đến hiệu quả tối ưu trong xử lý đa dạng các trường hợp sỏi bàng quang hiện nay.

3. Chi tiết phương pháp tán sỏi bàng quang nội soi ngược dòng

3.1 Chỉ định thực hiện

– Chỉ định cho sỏi bàng quang kích thước >1cm hoặc

– Chống chỉ định đối với: Các tình trạng hẹp, gấp khúc niệu đạo, người bệnh có chống chỉ định gây mê hồi sức, có tình trạng rối loạn đông máu

– Nếu có tình trạng viêm đường tiết niệu cần được điều trị trước khi tán sỏi.

Sỏi bàng quang và cách điều trị phổ biến

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh sỏi thận

Tán sỏi bàng quang tại Thu Cúc TCI

3.2 Nguyên tắc loại bỏ sỏi khỏi bàng quang

Phương pháp điều trị này hoàn toàn không có thao tác rạch mổ xâm lấn nào trên da, cơ thể người bệnh. Sỏi được loại bỏ ra khỏi bàng quang bằng cách:

– Bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc gây mê trong khoảng thời gian ngắn.

– Sau đó bác sĩ thực hiện nội soi ngược dòng qua niệu đạo. Ống nội soi có đầu gắn camera được đưa vào lỗ ở đầu dương vật hoặc lỗ tiểu phía trên âm đạo của nữ giới, đi vào niệu đạo (đường ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể), vào tạng rỗng chứa nước tiểu là bàng quang. Khi vào đến đây, dựa trên hình ảnh thu được từ ống nội soi có gắn camera, bác sĩ sẽ bắt đầu tìm kiếm viên sỏi nằm chính xác tại vị trí nào trong tạng rỗng chứa nước tiểu này.

– Khi đã xác định được sỏi, sẽ tiến hành đưa dây dẫn năng lượng laser vào bàng quang, tiếp cận viên sỏi và bắt đầu bắn phá. Dưới hướng dẫn của màn hình nội soi sẽ quan sát được viên sỏi đã được bắn vỡ ra sao, kích thước như thế nào. Bác sĩ cũng dựa vào đó để điều chỉnh mức năng lượng laser và điểm nhắm bắn phù hợp.

– Khi sỏi đã vỡ thành vụn nhỏ sẽ được đưa ra ngoài bằng rọ hoặc vụn sỏi có thể tự đào thải ra ngoài thông qua quá trình đi tiểu và bệnh nhân được đặt thông niệu đạo.

– Thời gian tán sỏi diễn ra trong khoảng 30 đến 60 phút tùy kích thước viên sỏi nằm trong bàng quang. Sau khi hoàn thành, bệnh nhân được đưa về phòng điều trị sau tán sỏi để theo dõi sức khỏe.

– Bệnh nhân được rút thông niệu đạo sau khoảng 1 ngày, đồng thời nếu không xuất hiện các biến chứng, triệu chứng hậu phẫu, bệnh nhân có thể được chỉ định xuất viện sau 1 ngày.

3.3 Những lợi ích vượt trội của điều trị sỏi bàng quang qua “đường tự nhiên”

Nhờ ứng dụng kỹ thuật nội soi ngược dòng và bắn phá sỏi bằng năng lượng laser công suất cao, không mổ mở nên tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như:

– Làm sạch sỏi hiệu quả, đặc biệt với các viên sỏi nằm ở đoạn thấp của hệ tiết niệu. Với các trường hợp viên sỏi kích thước không quá lớn, thường chỉ cần một lần tán có thể loại sạch sỏi toàn diện.

– Thực hiện điều trị sỏi hoàn toàn qua đường tự nhiên của cơ thể nên bệnh nhân sẽ không có sẹo xấu, không có vết mổ nên hạn chế tối đa việc chảy máu, đau đớn.

– Do hạn chế tác động lên cơ thể nên thời gian phục hồi được rút ngắn tối đa. Thường chỉ vài giờ sau tán sỏi là bệnh nhân có thể đi lại, tự thực hiện được các hoạt động vệ sinh cá nhân đơn giản, ăn uống bình thường.

– Không mất nhiều thời gian và người chăm sóc, nhanh chóng trở lại với cuộc sống và công việc.

Trên đây là các thông tin về bệnh lý sỏi bàng quang – một bệnh xảy ra nhiều ở nam giới hơn nữ giới và cách điều trị hiệu quả tình trạng sỏi này bằng phương pháp điều trị tân tiến không mổ mở. Hy vọng bạn đọc có thêm thông tin về phương pháp điều trị này và chủ động đi thăm khám và điều trị khi đã phát hiện mắc sỏi tiết niệu, tránh để sỏi lâu năm trong cơ thể gây biến chứng và khó khăn trong điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *