Sỏi đường tiết niệu uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Nhiều bệnh nhân được chỉ định điều trị sỏi tiết niệu nội khoa hay điều trị bằng thuốc. Bệnh nhân băn khoăn sỏi đường tiết niệu uống thuốc gì, liều lượng thế nào để nhanh khỏi bệnh? Phác đồ điều trị bằng thuốc đa dạng và tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân nhưng đều có nguyên tắc chung. Người bệnh có thể tham khảo trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Sỏi đường tiết niệu uống thuốc gì để nhanh khỏi?

1. Bệnh sỏi đường tiết niệu nguy hiểm thế nào?

1.1 Tìm hiểu về bệnh sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là sỏi bị kẹt lại ở các cơ quan trong hệ tiết niệu gồm: 2 thận trái – phải, 2 niệu quản trái – phải, bàng quang và niệu đạo. Tuy thường hình thành tại thận nhưng do có kết cấu hẹp, dài đến 25cm – 30cm nên sỏi thường kẹt lại phổ biến ở cơ quan này. Bên cạnh đó, khi người bệnh nhịn tiểu, nước tiểu lắng đọng trong cơ thể có thể dẫn tới kết tinh khoáng chất tạo sỏi.

Sỏi tiết niệu là tình trạng thường xảy ra ở nam giới tỉ lệ cao hơn nữ giới. Bởi so với kết cấu tiết niệu nữ giới, kết cấu của nam giới phức tạp hơn và đa phần nam giới thường mắc phải các thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe như: uống nhiều cà phê, trà đặc; nhịn tiểu, ít uống nước lọc…

Sỏi đường tiết niệu uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Sỏi tiết niệu là tình trạng thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới

Mỗi bệnh nhân bị sỏi tiết niệu thường sẽ có tình trạng bệnh khác nhau, bệnh nhân có thể bị sỏi ở vị trí khác nhau, số lượng sỏi trong cơ thể và cấu trúc của sỏi cũng khác nhau. Đặc biệt, kích thước của sỏi rất đa dạng, sỏi to hay nhỏ và điều trị thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

– Phân theo vị trí sỏi: Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.

– Phân theo thành phần hóa học sỏi: Sỏi oxalat, sỏi photphat, sỏi cacbonat, sỏi urat, sỏi cystin, sỏi struvit…

Bệnh nhân bị sỏi thường có những biểu hiện như: đau bụng dưới, đau dương vật, đi tiểu buốt, đi tiểu khó, tiểu ra máu nhạt, nước tiểu có mùi bất thường…

1.2 Sỏi đường tiết niệu nguy hiểm thế nào?

Sỏi tiết niệu là một căn bệnh không có nhiều triệu chứng ban đầu, do đó thường khi phát hiện bệnh, sỏi đã có kích thước lớn. Và cùng với đó là những nguy hiểm khó lường từ các biến chứng:

– Viêm đường tiết niệu: Trong nước tiểu của con người có một số vi khuẩn, và khi sỏi làm tắc đường tiết niệu thì vi khuẩn sẽ có thời gian và điều kiện dễ dàng để “tấn công” hệ tiết niệu dẫn đến viêm nhiễm. Tình trạng này khiến người bệnh tiểu tiện khó khăn, sinh hoạt bất tiện. Thậm chí trường hợp nặng người bệnh có thể sốt cao không dứt hoặc buồn nôn.

– Thận ứ nước, dãn đài bể thận: Khi đường nước tiểu bị “chặn” lại, nước tiểu sẽ tích tụ trong hệ tiết niệu dẫn đến nước tiểu tràn ngược trở lại thận gây ứ nước tiểu tại thận. Đồng thời, khi lượng nước tiểu lớn, đài bể thận bị giãn rộng gây nguy hiểm cho người bệnh. Nặng nhất là trường hợp đường tiểu bít tắc hoàn toàn gây vỡ thận.

Tìm hiểu thêm: Tán sỏi có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Sỏi đường tiết niệu uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Suy thận là một trong những biến chứng của sỏi tiết niệu

– Suy thận: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài, dòng nước tiểu bít tắc, ứ mủ ứ nước tại thận lâu ngày dẫn tới tình trạng suy thận, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Do đó, ngay khi cơ thể lên tiếng “báo động” cho người bệnh nguy cơ mắc phải sỏi tiết niệu, người bệnh cần thăm khám và tìm kiếm phác đồ điều trị sớm.

2. Sỏi tiết niệu uống thuốc gì?

2.1 Sỏi đường tiết niệu uống thuốc gì phụ thuộc vào chỉ định điều trị

Do nhiều yếu tố, hiện nay nhiều bệnh nhân ưu tiên điều trị sỏi tiết niệu bằng thuốc. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người bệnh đều có thể dùng thuốc để điều trị, chỉ định dành cho điều trị nội khoa sỏi tiết niệu như sau:

– Kích thước: Sỏi nhỏ, sỏi mới hình thành, kích thước thường dưới 5mm

– Số lượng: Sỏi không có quá nhiều viên và không hội tụ hoặc rải rác nhiều vị trí

– Sỏi có vị trí khó thoát ra ngoài theo đường tiểu: vị trí quá cao so với dòng tiểu, vị trí quá hẹp…

– Cấu trúc: Sỏi trơn nhẵn hoặc sỏi không quá xù xì, tính chất sỏi không phức tạp

– Người bệnh mong muốn điều trị với phương pháp nội khoa.

2.2 Sỏi đường tiết niệu uống thuốc gì nhanh khỏi?

Phác đồ điều trị sỏi tiết niệu bằng thuốc thường rất đa dạng. Tuy nhiên người bệnh cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn phác đồ phù hợp nhất. Đồng thời, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian… để hiệu quả điều trị cao nhất. Người bệnh cũng cần tham khảo trước về thành phần thuốc, nếu có bất kì bất thường hay dị ứng nào với cơ thể, cần báo ngay lại cho bác sĩ để điều chỉnh.

Sỏi đường tiết niệu uống thuốc gì để nhanh khỏi?

>>>>>Xem thêm: Tán sỏi niệu quản qua da – Yên tâm lựa chọn, sạch sỏi an toàn

Người bệnh cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phác đồ điều trị

Phác đồ điều trị sỏi tiết niệu bằng thuốc thường có nguyên tắc chung như sau:

– Nhóm thuốc kháng sinh, chống viêm: Tránh tình trạng viêm đường tiết niệu.

– Nhóm thuốc giãn cơ trơn: Hỗ trợ đào thải sỏi ra ngoài nhanh hơn.

– Nhóm thuốc giảm đau: Hạn chế những cơn đau do sỏi gây ra (đau bụng dưới, đau dương vật…)

– Nhóm thuốc lợi tiểu: Hỗ trợ người bệnh trong quá trình tiểu tiện, ngăn chặn sỏi làm chặn dòng tiểu gây bí tiểu, khó tiểu, tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều lần…

– Nhóm thuốc tan sỏi: Kích thích sỏi tan dần và kích thước nhỏ lại để trôi theo dòng tiểu ra ngoài.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được kê thêm một số đơn thuốc khác để đảm bảo phù hợp với cơ thể và sạch sỏi nhanh nhất. Người bệnh tuyệt đối lưu ý điều trị theo phác đồ. Đồng thời cần kết hợp thêm với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh:

– Uống nhiều nước lọc, có thể thay bằng các loại nước ép trái cây.

– Chế độ ăn uống khoa học: Không ăn đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt, đồ ăn chứa nhiều oxalat…

– Không uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích, hút nhiều thuốc lá…

– Không vận động quá mạnh, liên tục trong thời gian điều trị để tránh sỏi di chuyển nhiều.

– Có thể sử dụng bổ sung một số thực phẩm sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ để hỗ trợ đào thải nhanh sỏi ra ngoài.

– Không tùy ý sử dụng các bài thuốc dân gian, bài thuốc “trôi nổi” trên thị trường để phối hợp điều trị.

– Đều đặn thăm khám với bác sĩ chuyên khoa theo lịch hẹn để theo dõi tình trạng sỏi và phòng ngừa sỏi tái phát.

Như vậy, trên đây là những thông tin quan trọng về sỏi tiết niệu và điều trị sỏi niệu, người bệnh có thể tham khảo và điều trị hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *