Sỏi kẹt cổ bàng quang – Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Sỏi kẹt cổ bàng quang là một trong những nguyên nhân khiến bàng quang bị tổn thương và hình thành nên nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Điều trị như thế nào để đảm bảo an toàn là những điều mà người bệnh quan tâm.

Bạn đang đọc: Sỏi kẹt cổ bàng quang – Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

1. Sỏi kẹt cổ bàng quang hình thành như thế nào?

Bàng quang là một túi rỗng chứa nước tiểu đổ từ thận thông qua hai đường niệu quản xuống cho tới khi đầy. Lúc này cổ bàng quang sẽ mở và nước tiểu được đẩy thẳng ra ngoài ra niệu đạo khi nhận được tín hiệu từ não bộ. 

Sỏi kẹt cổ bàng quang là sỏi nằm ở vị trí đặc biệt trong bàng quang, sỏi kẹt lại, không di chuyển xuống thấp hơn mà chặn kín hoặc gần kín cổ bàng quang. Sỏi làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải nước tiểu ra bên ngoài cơ thể.

Nguyên nhân khiến người bệnh mắc sỏi kẹt ở cổ bàng quang có thể là do phì đại tiền liệt tuyến/ u xơ tiền liệt tuyến, viêm xơ cổ bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo khiến cổ bàng quang bị thu hẹp, nước tiểu bị ứ đọng tạo điều kiện cho khoáng chất, tinh thể lắng đọng hình thành sỏi. Cũng vì những lý do trên mà sỏi từ thận, niệu quản rơi xuống bàng quang không di chuyển thuận lợi ra ngoài theo dòng nước tiểu mà mắc lại cổ bàng quang. 

Ngoài ra cũng có thể do người bệnh có sỏi thận, sỏi niệu quản rơi xuống bàng quang kích thước đã lớn, không thể di chuyển xuống niệu đạo. Sỏi liên tục gây trầy xước tổn thương niêm mạc bàng quang, tạo điều kiện để sỏi bám dính tại cổ bàng quang.

Sỏi kẹt cổ bàng quang – Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Tiền liệt tuyến nằm sát dưới cổ bàng quang, bọc xung quanh đoạn niệu đạo tại vị trí nối với cổ bàng quang, dễ khiến sỏi kẹt lại tại bàng quang mà không thể di chuyển qua khỏi cổ bàng quang xuống niệu đạo và ra ngoài

2. Sỏi kẹt ở cổ bàng quang có nguy hiểm không?

2.1 Những triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt người bệnh

Cổ bàng quang có đường kính nhỏ, chính vì vậy việc sỏi kẹt gây tắc nghẽn, làm gián đoạn dòng lưu thông của nước tiểu khiến người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như:

– Bí tiểu, tiểu không hết nước hoàn toàn, tiểu ngắt quãng, tiểu rắt, tiểu nhiều lần

– Người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau quặn vùng bụng dưới

– Nước tiểu có màu sẫm hơn, có lẫn máu, thậm chí là có mủ hoặc mùi hôi kèm tiểu buốt là do sỏi cọ xát liên tục vào cổ bàng quang, niêm mạc bàng quang dẫn đến các tổn thương. Viêm bàng quang sẽ dẫn đến sự thay đổi màu và mùi của nước tiểu. 

2.2 Những biến chứng nghiêm trọng người bệnh có thể phải đối mặt

Nếu sỏi không thể tự di chuyển ra bên ngoài và người bệnh không có phương pháp xử trí kịp thời thì rất có thể phải đối mặt với những hệ lụy như:

– Sỏi gia tăng kích thước, đính chặt ở niêm mạc bàng quang, và có thể phát triển chiếm không gian chứa nước tiểu của bàng quang. Lúc này sỏi sẽ gây cản trở lớn trong việc điều trị nội khoa hoặc tán sỏi ít xâm lấn.

– Biến chứng dễ gặp phải nhất đó là viêm bàng quang. Như đã đề cập phía trên, sỏi bàng quang với bề mặt sắc nhọn gây tổn thương niêm mạc bàng quang, tạo điều kiện thích hợp để vi khuẩn xâm nhập. Từ đó viêm nhiễm hình thành chuyển hóa từ cấp tính thành mạn tính nếu không điều trị kịp thời. Xa hơn người bệnh có thể gặp biến chứng teo bàng quang, rò bàng quang.

– Viêm bàng quang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu còn có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận. Cụ thể là người bệnh có thể gặp tình trạng suy thận cấp tính hoặc mạn tính.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây polyp trực tràng

Sỏi kẹt cổ bàng quang – Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Viêm bàng quang là một trong những biến chứng hình thành do sỏi

3. Điều trị sỏi kẹt tại vị trí cổ bàng quang 

Sỏi bàng quang có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy vào từng tình trạng sỏi cụ thể của người bệnh. Bệnh nhân cần thực hiện đầy đủ những xét nghiệm chẩn đoán và đánh giá cần thiết trước tán sỏi để xác định phương phương pháp điều trị phù hợp vừa loại bỏ sỏi hiệu quả vừa đồng thời cải thiện tình trạng sức khỏe. Ba phương pháp điều trị sỏi mắc kẹt tại cổ bàng quang phổ biến nhất hiện nay là điều trị nội khoa, tán sỏi nội soi ngược dòng, phẫu thuật mổ mở lấy sỏi.

3.1 Điều trị nội khoa sỏi kẹt cổ bàng quang

Là cách loại bỏ sỏi nhẹ nhàng nhất, hoàn toàn không có bất kỳ xâm lấn, sử dụng thuốc đường uống để tác động và hỗ trợ đưa sỏi ra ngoài theo quá trình đi tiểu dễ dàng hơn. Bác sĩ sẽ đánh giá kích thước, hình dạng, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe gây ra bởi sỏi để chỉ định sử dụng các loại thuốc giãn cơ trơn, chống viêm, kháng sinh, lợi tiểu, kiềm hóa nước tiểu…. Thông thường thuốc uống sẽ sử dụng theo liệu trình và người bệnh phải đi thăm khám kiểm tra sau khi kết thúc liệu trình để xác định mức độ di chuyển của sỏi. Trong trường hợp không đáp ứng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định sang các phương án điều trị khác. 

3.2 Tán sỏi kẹt cổ bàng quang thông qua nội soi ngược dòng

Kỹ thuật nội soi ngược dòng được ứng dụng trong tán sỏi bàng quang là một kỹ thuật mới, hiện đại, người bệnh được loại bỏ sạch sỏi mà không cần can thiệp phẫu thuật. Sỏi được loại bỏ hoàn toàn qua đường tự nhiên – đường ống dẫn nước tiểu theo nguyên tắc: 

– Đưa ống nội soi thông qua lỗ tiểu vào niệu đạo tới bàng quang tiếp cận sỏi.

– Đưa dây dẫn năng lượng laser cũng theo con đường này đến vị trí của sỏi và bắn phá theo hướng dẫn của máy nội soi.

– Vụn sỏi được hút gắp ra bên ngoài bằng rọ chuyên dụng.

– Đặt thông niệu đạo – bàng quang để theo dõi sau tán sỏi và thông thường sẽ rút ra sau 1 ngày.

Với kỹ thuật này người bệnh không mất sức, nhanh chóng ra viện sau khoảng 24h. Ngoài ra không có vết thương trên cơ thể nên hạn chế được biến chứng, nhiễm trùng hay những tổn thương cho bàng quang. Tuy nhiên phương pháp này yêu cầu người bệnh không có tình trạng hẹp niệu đạo, niệu đạo không đặt được máy nội soi.

Sỏi kẹt cổ bàng quang – Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Người bị bệnh suy thận uống thuốc gì để có hiệu quả tốt?

Tán sỏi nội soi ngược dòng là một phương pháp tân tiến được ứng dụng trong điều trị sỏi bàng quang

3.3 Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi bàng quang

Là phương pháp điều trị ngoại khoa truyền thống, thường là lựa chọn cuối cùng của bác sĩ để loại bỏ sỏi bàng quang kích thước lớn, sỏi không thể can thiệp bằng điều trị nội khoa hay tán sỏi ngược dòng. Với phương pháp này người bệnh sẽ có vết mổ lớn khu vực bụng dưới để bác sĩ thao tác gỡ bỏ, đưa viên khỏi khủng ra bên ngoài.

Với mổ mở người bệnh được loại bỏ sạch sỏi tuy nhiên cần nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe, quá trình hậu phẫu cũng sẽ phức tạp và đòi hỏi cần khắt khe hơn so với tán sỏi ngược dòng.

Nhìn chung sỏi kẹt tại cổ bàng quang là một trình trạng bệnh khá nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời bởi đây là một vị trí có đường kính hẹp, dễ dàng làm ảnh hưởng đến quá trình bài xuất của hệ tiết niệu. Người bệnh tuyệt đối không chủ quan, chần chừ trong điều trị bởi sỏi ở giai đoạn sớm người bệnh sẽ dễ dàng tiếp cận với các phương pháp điều trị nhẹ nhàng, ít xâm lấn, không ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng phục hồi. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần lưu ý nên tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ để loại bỏ triệt để nguyên nhân gây bệnh. Từ đó tránh được khả năng tái phát sỏi sau điều trị. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *