Sỏi niệu đạo là gì – nguyên nhân hình thành và cách điều trị

Sỏi niệu đạo hình thành chủ yếu do quá trình rơi của sỏi đường tiết niệu trên xuống và mắc kẹt tại niệu đạo. Trong đó có bao gồm nguyên nhân rơi của sỏi bàng quang xuống và hình thành sỏi niệu đạo. Vậy quá trình rơi diễn biến như thế nào, triệu chứng bệnh và những phương pháp điều trị sỏi niệu đạo là gì, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bạn đang đọc: Sỏi niệu đạo là gì – nguyên nhân hình thành và cách điều trị

1. Khái quát về bệnh sỏi niệu đạo

1.1 Sỏi niệu đạo là gì, nguyên nhân hình thành sỏi

Sỏi niệu đạo thường là do sỏi ở bàng quang rơi xuống. Sỏi có tính di động theo nhịp thở, đồng thời sẽ có xu hướng di chuyển xuôi theo dòng chảy của nước tiểu và ra ngoài. Khi sỏi bàng quang có hình dạng và kích thước đi qua được cổ bàng quang xuống niệu đạo theo dòng chảy đẩy nước tiểu ra bên ngoài cơ thể, sỏi sẽ rơi xuống niệu đạo. Trong quá trình rơi sỏi có thể kẹt tại bất kỳ vị trí nào trên đường ống niệu đạo, gọi là sỏi niệu đạo.

Nguyên nhân khiến sỏi bị vướng mắc tại niệu đạo có thể là do:

– Hình dạng và kích thước của viên sỏi lớn, xù xì dễ bám vào niêm mạc niệu đạo.

– Chiều dài của niệu đạo: Thông thường niệu đạo ở nữ giới ngắn, sỏi có thể tự bài xuất ra ngoài. Tuy nhiên kích thước niệu đạo ở nam giới dài hơn nên quá trình đào thải, di chuyển của sỏi khó khăn hơn khiến sỏi có thể kẹt và không thể di chuyển ra bên ngoài.

– Độ hẹp của niệu đạo: Ở nam giới, niệu đạo có ba chỗ mở rộng ra và viên sỏi có xu hướng hay lọt vào đó là: Xoang tiền liệt tuyến, hành niệu đạo, hố thuyền và không thể di chuyển thêm do các đoạn niệu đạo phía trước sỏi có đường kính hẹp hơn.

– Lượng nước nạp vào cơ thể không đủ làm cho quá trình bài tiết hạn chế, lượng nước tiểu hàng ngày ít không đủ áp lực lớn để đẩy sỏi ra bên ngoài.

Sỏi niệu đạo là gì – nguyên nhân hình thành và cách điều trị

Nguyên nhân sỏi kẹt tại niệu đạo thường xảy ra ở nam giới hơn so với nữ giới bởi độ dài niệu đạo của nam giới dài hơn ở nữ giới

1.2 Những ảnh hưởng đối với sức khỏe người bệnh sỏi niệu đạo là gì?

Quá trình di chuyển của sỏi, đặc biệt là những sỏi có bề mặt xù xì, gai góc sẽ cọ xát, va chạm vào niêm mạc niệu đạo gây ra những cơn đau ở khu vực bụng dưới, bộ phận sinh dục. Nếu sỏi làm tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu người bệnh còn cảm thấy cơn đau sẽ xuất hiện tại vùng thắt lưng, đi tiểu cảm thấy đau buốt. Bên cạnh đó lưu lượng nước tiểu có thể sẽ nhỏ, hoặc hình thành tia, đi tiểu ngắt quãng, không tiểu hết nước (bí tiểu), nước tiểu đục có lẫn máu…

Khi sỏi cọ xát vào niệu đạo thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, chảy máu, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiểu.

Bế tắc đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu lâu ngày sẽ dẫn đến sỏi tích tụ kết cụm, thận ứ nước, ứ mủ, giãn đài bể thận và nghiêm trọng nhất là suy thận, giảm chức năng thận.

Tìm hiểu thêm: Mục đích đặt sonde JJ niệu quản là gì?

Sỏi niệu đạo là gì – nguyên nhân hình thành và cách điều trị

Sỏi niệu đạo gây ra các triệu chứng bí tiểu, tiểu rắt, tiểu không hết nước, tiểu buốt…

2. Điều trị sỏi niệu đạo

2.1 Điều trị loại bỏ triệt để nguyên nhân gây bệnh

Do được hình thành bởi quá trình rơi của sỏi bàng quang xuống niệu đạo, và sỏi bàng quang có thể bao gồm nhiều viên, chính vì vậy bệnh nhân cần điều trị dứt điểm bao gồm cả sỏi niệu đạo và sỏi vẫn còn hiện hữu tại bàng quang nếu có. Thông qua những chẩn đoán hình ảnh bác sĩ sẽ xác định số lượng, vị trí cụ thể, kích thước sỏi… từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị loại bỏ kịp thời. Bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị nội khoa riêng lẻ hoặc đồng thời kết hợp điều trị nội khoa và ngoại khoa tán sỏi tùy vào tình trạng của người bệnh sau khi đã được thăm khám kỹ lưỡng.

2.2 Điều trị sỏi niệu đạo bằng phương pháp điều trị nội khoa

Phương pháp cụ thể điều trị sỏi niệu đạo là gì chắc chắn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân. Đối với sỏi niệu đạo có khả năng di chuyển được ra ngoài, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị nội khoa. Người bệnh được kết hợp sử dụng thuốc trong một liệu trình cụ thể và tuân thủ những yêu cầu về chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Có một số lưu ý khi dùng thuốc đó là bệnh nhân cần đến khám sau khi kết thúc liệu trình, tuyệt đối không tự kê đơn, sử dụng thuốc quá liều lượng hoặc không đúng theo chỉ định sẽ làm bệnh không khỏi mà còn có thể dẫn đến ảnh hưởng đối với một số cơ quan khác của cơ thể.

2.3 Điều trị sỏi niệu đạo bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa

Điều trị can thiệp ngoại khoa được sử dụng khi sỏi không thể tự di chuyển ra bên ngoài, không đáp ứng điều trị nội khoa người bệnh đã có những biến chứng khác… Đối với sỏi niệu đạo, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu công nghệ cao mang lại hiệu quả tốt.

Sỏi sẽ được lấy ra ngoài sau khi đã được tán vụn thông qua quá trình nội soi và sử dụng năng lượng laser tác động trực tiếp vào sỏi. Toàn bộ quá trình này đều được thực hiện thông qua đường ống tự nhiên của cơ thể là niệu đạo mà không có bất kỳ vết mổ nào. Chính vì điểm đặc biệt này mà người bệnh sau khi thực hiện tán sỏi sẽ bình phục nhanh, thời gian lưu viện ngắn, không để lại sẹo, ít đau, ít nhiễm trùng biến chứng…

Lưu ý nhỏ dành cho bệnh nhân là nếu gặp các vấn đề như sốt cao, đái máu hoặc đau buốt tần suất nhiều thì cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị. Ngoài ra để chắc chắn sỏi đã được loại bỏ sạch hoàn toàn, bạn cần đến tái khám định kỳ theo lịch của bác sĩ.

Sỏi niệu đạo là gì – nguyên nhân hình thành và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Sỏi thận 6mm có nguy hiểm không? Biến chứng sỏi thận

Bệnh nhân được tán loại bỏ sỏi niệu đạo tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

3. Lời khuyên dành cho bệnh nhân mắc sỏi niệu đạo

Đối với trường hợp sỏi niệu đạo hình thành từ nguyên nhân do sỏi bàng quang rơi xuống và mắc kẹt, người bệnh ngay từ khi phát hiện mắc sỏi bàng quang nên điều trị triệt để, để hạn chế những khả năng rơi và làm bít tắc dòng chảy nước tiểu. Bởi niệu đạo là đường ống duy nhất dẫn nước tiểu ra bên ngoài, nếu sỏi gây kẹt hoặc bí tắc toàn bộ sẽ rất nguy hiểm. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể xảy ra nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Bên cạnh đó, dù điều trị bằng phương pháp nào bạn cũng nên tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ để hiệu quả sạch sỏi được tối ưu.

Bạn cũng nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp trong và sau quá trình điều trị để gia tăng cơ hội chữa trị thành công và hạn chế nguy cơ tái phát trong tương lai.

Cuối cùng khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường bạn nên đi thăm khám tại chuyên khoa thận – tiết niệu uy tín để phát hiện chính xác tình trạng bệnh, loại bỏ sỏi kịp thời, tránh biến chứng tốn nhiều chi phí và gặp khó khăn hơn trong điều trị.

Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc một trong những nguyên nhân dẫn đến sỏi niệu đạo là gì. Đó chính là bởi quá trình rơi xuống của sỏi bàng quang và mắc kẹt tại đường ống này. Hy vọng bạn đã trang bị thêm cho mình những được những kiến thức để phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *