Sỏi niệu đạo nữ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số các ca bệnh sỏi tiết niệu nhưng ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe. Vậy nguyên nhân nào gây ra sỏi niệu đạo? Bệnh cần điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin liên quan tới bệnh lý này.
Bạn đang đọc: Sỏi niệu đạo nữ và những điều cần biết
1. Sỏi niệu đạo nữ là bệnh gì?
Sỏi niệu đạo nữ là một trong những loại sỏi tiết niệu thường gặp. Phần lớn các trường hợp người bệnh bị sỏi niệu đạo do sỏi ở các bộ phận tiết niệu trên thận hoặc sỏi bàng quang. Khi sỏi di chuyển xuống niệu quản dễ bị kẹt lại và không thể thoát ra ngoài.
Một số trường hợp sỏi niệu đạo thì ⅓ có vị trí nằm ở niệu đạo sau. Còn lại là các trường hợp ⅔ nằm ở niệu đạo dưới với các vị trí trí như: Hố thuyền niệu đạo, xoang tuyến tiền liệt,…
Sỏi niệu đạo nữ là bệnh lý thường gặp
2. Các biểu hiện sỏi niệu đạo nữ điển hình
Tùy thuộc vào vị trí, kích thước, độ cứng khác nhau của sỏi niệu đạo sẽ gây ra các biểu hiện khác nhau ở mỗi người.
– Đau bộ phận sinh dục, đau bụng dưới. Sỏi niệu đạo chèn lên dây thần kinh cảm giác, cọ xát vào niêm mạc niệu đạo sẽ gây đau buốt, khó chịu. Các cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo từng mức độ
– Tiểu buốt, tiết rắt: Niệu đạo có đường kính nhỏ vì vậy khi có sỏi sẽ cản trở lưu thông gây ứ tiểu. Sỏi cọ xát vào vùng niêm mạc có thể dẫn tới trầy xước, đau buốt mỗi khi đi tiểu.
– Thường xuyên buồn tiểu: Có những trường hợp bệnh nhân buồn đi tiểu liên tục mặc dù vừa đi xong. Mỗi lần đi tiểu được rất ít.
– Nước tiểu có mùi khó chịu, màu sắc bất thường. Sỏi gây ra tổn thương cho vùng niêm mạc gây nhiễm khuẩn. Vì vậy nước tiểu sẽ có các màu khác lạ như: Đục, hồng hoặc đỏ, có váng kèm mùi hôi khó chịu
– Sốt, buồn nôn, ớn lạnh: Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng ở vùng niệu đạo, thận, bàng quang,…Khi thấy xuất hiện các triệu chứng này bạn cần tới bệnh viện thăm khám ngay.
3. Các nguyên nhân chính hình thành sỏi niệu đạo
Sỏi niệu đạo có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân đến từ yếu tố khách quan tác động trực tiếp hoặc do bệnh lý.
3.1 Vị trí sỏi thay đổi
Nguyên nhân đầu tiên gây ra sỏi phải kể đến là do quá trình bài tiết, vận chuyển nước tiểu xuống niệu đạo. Các viên sỏi di chuyển xuống và bị kẹt lại tại các vị trí hẹp như: Màng hoặc lỗ niệu đạo, niệu đạo ngoài,…Tùy thuộc vào cấu trúc và kích cỡ của sỏi sẽ quyết định sỏi có thể thoát ra ngoài hay kẹt lại niệu đạo.
3.2 Sỏi niệu đạo nữ do hẹp niệu đạo
Trong quá trình bài tiết, niệu đạo hẹp sẽ khiến nước tiểu và các tạp chất không thể thoát ra ngoài. Các thành phần này lắng đọng trong khu vực niệu đạo, dần dần tích tụ thành sỏi.
3.3 Sỏi to, cấu trúc gồ ghề gây mắc kẹt
Các loại sỏi thông thường như: Sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu đạo có thể dùng thuốc tán sỏi để chúng thoát ra ngoài qua dòng tiểu. Tuy nhiên với các loại sỏi to, cấu trúc phức tạp sẽ không thể loại bỏ bằng thuốc. Chúng vẫn kẹt lại trong niệu đạo.
3.4 Ảnh hưởng bởi điều kiện sinh hoạt, môi trường
Thời tiết quá nóng khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi khiến nước tiểu cô đặc lại không được đào thải ra ngoài. Từ đó các tinh thể muối hình thành trong nước tiểu gây bão hòa và kết tủa sỏi trong niệu quản nữ.
3.5 Chế độ ăn uống không lành mạnh gây sỏi niệu đạo nữ
Những người có thói quen uống nhiều nước có gas, đồ uống có cồn, chất kích thích khiến thận phải hoạt động nhiều. Chức năng thận suy giảm dễ gây hình thành sỏi.
Những người hay ăn mặn, ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi, uống ít nước cũng là nguy cơ cao gây sỏi.
Sỏi niệu đạo do nhiều nguyên nhân gây ra
4. Những biến chứng do sỏi niệu đạo gây ra
Sỏi niệu đạo nữ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây cản trở lưu thông của dòng chảy. Nước tiểu bị ứ đọng trong tiết niệu dẫn tới nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.
4.1 Viêm nhiễm đường tiết niệu
Người bị sỏi sẽ gây tắc nghẽn đường nước tiểu gây ứ đọng. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển thành: Viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận, thận ứ mủ,…
4.2 Giãn đài bể thận
Nước tiểu bị ứ đọng trong thận, bàng quang và niệu quản. Nếu tình trạng này không được can thiệp kịp thời, thể tích nước tăng lên khiến thận ứ nước, đài bể thận bị giãn rộng.
4.3 Suy thận giai đoạn cấp và mạn tính
Sỏi niệu đạo kéo dài gây ra thận ứ nước,nhiễm trùng thận,…Bệnh kéo dài gây suy giảm chức năng thận dẫn tới suy thận cấp tính và mạn tính. Ở mức độ nguy hiểm hơn bệnh nhân sẽ phải chạy thận.
5. Phương pháp chẩn đoán
Trước khi điều trị, bệnh nhân cần tới bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ sờ nắn vào vị trí nghi có sỏi hoặc sử dụng dụng cụ chuyên dụng để nghe thấy tiếng va chạm của sỏi. Để xác định được cụ thể kích cỡ và vị trí của viên sỏi bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm:
– Siêu âm
– Chụp X-ray hệ tiết niệu
– Chụp X-ray niệu đạo ngược dòng
– Chụp cộng hưởng từ MRI
– Xét nghiệm máu
Tìm hiểu thêm: “Đánh bay” sỏi tiết niệu với phương pháp tán sỏi laser ngược dòng
Chụp X-quang cho giúp xác định vị trí của sỏi
6. Những phương pháp điều trị sỏi
Căn cứ vào vị trí và tình trạng sỏi bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Mục tiêu là loại bỏ sỏi để đường tiểu thông suốt đồng thời ngăn sỏi hình thành. Một số phương pháp trị sỏi niệu đạo mang lại hiệu quả cao, an toàn.
6.1 Điều trị nội khoa
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc phổ biến như: Thuốc chống viêm, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn cơ trơn, thuốc giảm đau,…Việc sử dụng loại thuốc nào sẽ phụ thuộc nhiều vào thành phần cấu tạo của viên sỏi.
– Sỏi cấu tạo từ cystine: Sử dụng thuốc giảm nồng độ cystine trong nước tiểu.
– Nhóm sỏi canxi photphat và canxi oxalat: Thuốc lợi tiểu thiazid, kali citrate,…
– Nhóm sỏi struvite: Sử dụng các thuốc kháng sinh để trị nhiễm khuẩn
– Nhóm sỏi acid uric: Thuốc có tác dụng kiềm hóa nước tiểu, làm giảm nồng độ acid
6.2 Điều trị ngoại khoa sỏi niệu đạo nữ
Các trường hợp điều trị sỏi bằng thuốc không hiệu quả sẽ buộc phải can thiệp ngoại khoa. Bác sĩ sẽ trị định phẫu thuật với các viên sỏi có kích thước lớn, cấu trúc phức tạp hoặc người bệnh đang gặp các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh sẽ được áp dụng một trong các kỹ thuật:
– Tán sỏi nội soi ngược dòng sử dụng công nghệ Cystolitholapaxy
– Phẫu thuật mổ hở để lấy sỏi
– Tán sỏi bằng sóng
Các phương pháp này giúp loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể người bệnh ngay lập tức. Tuy nhiên các kỹ thuật trên vẫn còn tồn tại hạn chế như: Chi phí điều trị cao, người bệnh chịu nhiều đau đớn,…
7. Cách đề phòng sỏi niệu đạo
Sau khi điều trị sỏi thành công mọi người vẫn cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa sỏi tái phát. Các lưu ý này cũng áp dụng cho những người chưa từng bị sỏi niệu đạo.
– Ăn bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp chất xơ cho cơ thể giúp ngăn ngừa sỏi hình thành
– Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều oxalat: Dây tây, các loại hạt, socola,…
– Nên ăn nhạt, cắt giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày
– Hạn chế uống cafe vì chất caffein khiến cơ thể mất nước nhiều
– Uống nhiều nước giúp cơ thể loại bỏ cặn bã tích tụ theo cách tự nhiên qua hệ bài tiết
– Bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm: Trứng, thịt, cá,…Tuy nhiên bạn cần bổ sung ở mức độ hợp lý, tránh ăn nhiều một lúc sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ
– Hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Công thức “3 cần 1 tránh” thoát sỏi tiết niệu cho
Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tích tụ sỏi
Mong rằng với các thông tin trong bài đã cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức về bệnh sỏi niệu đạo nữ. Ngay khi bạn phát hiện ra các dấu hiệu bất thường cần tới ngay bệnh viện và các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.