Nhiều bệnh nhân được chỉ định điều trị nội khoa sỏi niệu đạo bởi niệu đạo là một quãng đường ngắn trước khi nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể. Vậy sỏi niệu đạo uống thuốc gì nhanh khỏi, an toàn; người bệnh cần lưu ý gì khi điều trị sỏi niệu đạo bằng thuốc? Người bệnh cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Sỏi niệu đạo uống thuốc gì? – Chuyên gia tư vấn
1. Sỏi niệu đạo là bệnh gì?
1,1 Tìm hiểu chung về bệnh sỏi niệu đạo
Niệu đạo là một đường ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể, cơ quan này có đường kính nhỏ và kết cấu dài, hẹp nên rất dễ mắc kẹt sỏi. Sỏi niệu đạo có thể hình thành khi sỏi từ các cơ quan khác của hệ tiết niệu rơi xuống hoặc sỏi tự hình thành do nồng độ chất khoáng cùng cặn nước tiểu vượt ngưỡng thông thường.
Sỏi niệu đạo là bệnh lý chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng số bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu nhưng có thể gây ra nhiều triệu chứng bất tiện, khó chịu hoặc thậm chí là những hậu quả lớn ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
Sỏi bị mắc kẹt ở niệu đạo đa phần xảy ra ở nam giới do đường niệu đạo của nam giới thường dài hơn so với nữ giới, sỏi cũng khó tự thoát ra ngoài cùng nước tiểu. Ngoài ra, đối với các trường hợp bệnh nhân nữ có túi thừa ở niệu đạo cũng dễ hình thành sỏi hơn.
Sỏi bị mắc kẹt ở niệu đạo đa phần xảy ra ở nam giới do đường niệu đạo của nam giới thường dài hơn so với nữ giới
Về đặc điểm, căn bệnh này thường có hình thoi, sỏi cũng thường chỉ có một viên chứ không tập trung quá nhiều trong niệu đạo của người bệnh. Sỏi cũng thường xuất hiện ở hố thuyền, thành niệu đạo; xoang tuyến tiền liệt hoặc gốc của dương vật. Sỏi niệu đạo trước thường phổ biến hơn sỏi ở niệu đạo sau.
1.2 Những biến chứng của sỏi niệu đạo
Sỏi niệu đạo ở thời điểm khởi phát thường không đi kèm nhiều biểu hiện, tuy nhiên khi sỏi lớn sẽ dẫn tới nhiều biểu hiện khó chịu, khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt như: rối loạn tiểu tiện(khó đi tiểu, đi tiểu liên tục và bị buốt, ngắt quãng), đau hông lưng, nước tiểu có màu đục mùi hôi, sốt, buồn nôn…
Bệnh sỏi niệu đạo nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ khiến niệu đạo bị hẹp một phần hoặc hẹp toàn bộ dẫn tới dễ gây viêm nhiễm tiết niệu tái phát nhiều lần. Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện đường tiểu, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu của sỏi bàng quang không nên bỏ qua
Rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện đường tiểu, ảnh hưởng đến sức khỏe và suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh
– Bệnh nhân bị giãn ứ nước đài bể thận: Khi nước tiểu bị tắc nghẽn sẽ lắng đọng tại thận, tại niệu quản hoặc bàng quang bởi bị sỏi ngăn chặn. Nếu không kịp thời can thiệp, thể tích nước tiểu tăng khiến thận bị ứ nước, đài bể thận giãn rộng ảnh hưởng đến chức năng thận.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Sỏi niệu đạo có thể khiến nước tiểu bị tắc nghẽn, đồng thời vì tính chất cứng nên sỏi có thể làm tổn thương, gây xước đường tiểu gây khuẩn niệu và phát triển dẫn tới viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận hoặc thận bị ứ mủ…
– Suy thận cấp tính và suy thận mạn tính: Khi tình trạng sỏi niệu đạo kéo dài có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng tại thận, thận bị ứ nước, mưng mủ và dẫn tới suy giảm chức năng thận và cuối cùng là suy thận cấp và mạn tính, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.
2. Sỏi niệu đạo uống thuốc gì nhanh khỏi?
2.1 Sỏi niệu đạo bệnh nhân cần uống những thuốc gì?
Phương pháp điều trị nội khoa được chỉ định đối với sỏi niệu đạo có kích thước nhỏ, thường là dưới 7mm và sỏi chỉ đơn thuần có 1 viên. Bên cạnh đó, sỏi cũng chưa gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với đường tiết niệu. Những dòng thuốc được chỉ định cho sỏi niệu đạo bao gồm:
– Nhóm thuốc giãn cơ trơn: giảm đau, hỗ trợ đào thải sỏi.
– Nhóm thuốc lợi tiểu: tăng lưu lượng nước tiểu, tránh cô đặc khiến sỏi dễ liên kết.
– Nhóm giảm đau chống viêm: giảm đau đớn do sỏi, tránh viêm nhiêm khi vi khuẩn tấn công.
– Nhóm kháng sinh: phòng khả năng nhiễm trùng.
2.2 Bệnh sỏi niệu đạo tính chất khác nhau thì thuốc uống gì?
Đối với những từng loại sỏi khác nhau sẽ có những phác đồ điều trị riêng biệt, cụ thể:
– Đối với nhóm sỏi canxi oxalat và sỏi canxi phosphat: người bệnh thường được chỉ định thuốc lợi tiểu, thuốc bổ sung kali…
– Đối với nhóm sỏi struvite(nhóm sỏi san hô): người bệnh thường được chỉ định thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.
– Đối với sỏi cystine: người bệnh thường được chỉ định thuốc làm giảm cystine trong nước tiểu để tránh tạo sỏi mới.
Dùng thuốc là phương pháp điều trị đơn giản nhất dành cho bệnh sỏi và cũng là phương pháp được ưu tiên nhờ: không cần phẫu thuật, giảm chi phí do được điều trị tại nhà…
3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị sỏi niệu đạo?
Để điều trị sỏi niệu đạo bằng thuốc hiệu quả, người bệnh cũng cần lưu ý một số nguyên tắc điều trị sau:
– Uống đủ nước: Người bệnh có thể phòng tránh bệnh bằng các biện pháp hỗ trợ như uống đủ nước(từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày), đặc biệt là những người làm việc trong môi trường nóng bức, nhiệt độ cao.
>>>>>Xem thêm: Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Người bệnh nên bổ sung đủ nước mỗi ngày(từ 2,5 đến 3 lít nước), đặc biệt là người bệnh sỏi niệu đạo
– Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ: Vệ sinh bộ phận sinh dục nhằm phòng tránh và điều trị tốt các bệnh về nhiễm trùng đường tiết niệu.
– Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lí: Bệnh nhân nên tìm hiểu và lựa chọn thực phẩm tốt cho người bệnh sỏi, hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều muối, đường, canxi, oxalat… để tránh tạo sỏi.
– Nên rèn luyện cơ thể, luyện tập thể dục thể thao: Vận động cơ thể để tăng sức đề kháng, tránh lắng đọng gây sỏi.
– Khám sức khỏe định kì: Để có một cơ thể khỏe mạnh toàn diện, người bệnh nên bớt thời gian để thăm khám, kiểm tra sức khỏe nhằm phát hiện ra các bệnh lý sớm và điều trị kịp thời.
Bệnh sỏi tiết niệu nói chung và bệnh sỏi niệu đạo nói riêng có thể dẫn tới nhiều biến chứng phức tạp ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiết niệu. Do đó, người bệnh cần chủ động phòng ngừa và thăm khám phát hiện sớm sỏi để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất, tránh để muộn gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.