Sỏi niệu quản sát thành bàng quang nguy hiểm như thế nào?

Sỏi niệu quản sát thành bàng quang là trường hợp thường gặp và phổ biến hơn cả trong sỏi niệu quản. Câu hỏi được đặt ra là sỏi niệu quản ở vị trí này có nguy hiểm không và phương án điều trị như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin nhằm giải đáp các vấn đề nêu trên.

Bạn đang đọc: Sỏi niệu quản sát thành bàng quang nguy hiểm như thế nào?

1. Tìm hiểu về sỏi niệu quản sát thành bàng quang

Niệu quản là một bộ phận với chức năng đưa nước tiểu từ thận xuống tới bàng quang. Niệu quản được cấu tạo dạng đường ống có chiều dài khoảng 25cm. Càng về phía cuối đường niệu quản kích thước sẽ thu hẹp lại chỉ còn từ 2-4mm.

Sỏi niệu quản là sỏi hình thành bên trong ống niệu quản và có thể nằm ở các vị trí đoạn ⅓ trên (sỏi sát thành thận), ⅓ giữa (sỏi giữa thành niệu quản), hay ⅓ dưới (sỏi sát thành bàng quang). Sỏi niệu quản sát thành bàng quang nằm ở vị trí ⅓ dưới và có khả năng rơi xuống bàng quang.

Sỏi là các tình thể cứng chủ yếu là từ sự tích tụ của các khoáng chất trong thời gian dài tại ống niệu quản hoặc cũng có thể là sỏi từ thận di chuyển xuống.

Do ống niệu quản khá hẹp nên sự xuất hiện của sỏi gây ảnh hưởng lớn đến quá trình lưu thông nước tiểu và đặc biệt là sỏi sát thành bàng quang – nơi có vị trí hẹp nhất thì các dấu hiệu bất thường càng được biểu hiện rõ nét hơn.

Sỏi niệu quản sát thành bàng quang nguy hiểm như thế nào?

Sỏi niệu quản vị trí sát thành bàng quang nằm ở đoạn 1/3 dưới

2. Giải đáp sỏi niệu quản sát thành bàng quang có nguy hiểm không?

Một khẳng định được đưa ra rằng, sỏi niệu quản nói chung và sỏi niệu quản sát thành bàng quang nói riêng đều rất nguy hiểm. Hơn nữa, sỏi ở vị trí này rất dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh có thể kể tới như sau:

2.1. Tắc nghẽn đường tiểu, giãn đài bể thận

Chức năng chính của niệu quản là lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang để nước tiểu được đào thải ra ngoài. Nếu như có sỏi tại vị trí này, tình trạng ứ tiểu là điều hiển nhiên xảy ra. Cùng với đó là khả năng cao niệu quản và đài bể thận sẽ bị co giãn do hoạt động quá tải.

2.2. Thận bị ứ nước

Khi ống niệu quản bị tắc bởi sỏi, nước tiểu không thoát được xuống bàng quang sẽ dồn ngược lại các đoạn niệu quản ở phía trên và thận. Khiến cho thận có thể bị ứ nước, tình trạng này kéo dài có thể xuất hiện biến chứng viêm nhiễm rất nguy hiểm.

2.3. Sỏi niệu quản sát thành bàng quang gây nhiễm trùng đường tiết niệu

Như đã nói ở trên, đoạn cuối niệu quản có kích thước hẹp nhất, khi sỏi di chuyển sẽ rất dễ cọ xát vào thành niêm mạc niệu quản khiến niêm mạc bị rách, chảy máu. Khi đó là cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập và tấn công niệu quản. Tình trạng viêm có thể lây lan từ niệu quản tới thận và bàng quang dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

2.4. Suy giảm chức năng thận

Các biến chứng tắc nghẽn đường tiểu, giãn đài bể thận, ứ nước tại thận hay viêm nhiễm nếu không được xử lý kịp thời thì về lâu về dài sẽ làm các tế bào thận dần xơ hóa và teo nhỏ dần đi kéo theo hệ quả là thận không đảm bảo chức năng lọc, nghiêm trọng nhất là tình trạng suy thận vô cùng nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: Các bệnh lý thường gặp về thận

Sỏi niệu quản sát thành bàng quang nguy hiểm như thế nào?

Sỏi niệu quản có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ người bệnh

3. Phương pháp điều trị

Sỏi niệu quản vị trí ⅓ dưới tuy là nguy hiểm nhưng có lợi thế gần bàng quang nhất nên dễ được đào thải ra nhất. Hiện nay, điều trị bằng thuốc và áp dụng phương pháp tán sỏi hiện đại là 2 phương án điều trị phổ biến nhất.

3.1. Điều trị sỏi niệu quản sát thành bàng quang bằng thuốc

Điều trị sỏi bằng thuốc hay còn gọi là điều trị nội khoa. Đây là phương pháp đơn giản nhất trong việc điều trị sỏi tiết niệu. Điều trị bằng thuốc áp dụng với trường hợp sỏi mới hình thành trong 2 năm đầu khi kích thước còn nhỏ, đường tiết niệu thông thoáng.

Khi sỏi được phát hiện sớm thì tỷ lệ tự đào thải theo đường tự nhiên sẽ cao hơn. Bác sĩ có thể can thiệp điều trị nội khoa kết hợp với chế độ ăn uống điều độ, tập luyện khoa học sẽ giúp quá trình đào thải này được diễn ra nhanh và sớm hơn.

Tuy nhiên, tỷ lệ sỏi tự đào thải sẽ càng thấp đi ở những năm tiếp theo vì thuốc không thể loại bỏ dứt điểm sỏi mà chỉ kìm hãm sự phát triển của sỏi. Thậm chí, việc lạm dụng thuốc lâu ngày sẽ tăng áp lực lên gan càng thêm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

3.2. Phương pháp tán sỏi qua nội soi

Hiện nay, phương pháp tán sỏi qua nội soi là kỹ thuật được áp dụng phổ biến. Phương pháp này không chỉ mang lại hiệu quả cao trong điều trị sỏi niệu quản mà còn có nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn và trở thành giải pháp hoàn hảo thay thế mổ mở lấy sỏi trước đây.

Trước hết người bệnh cần thực hiện thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Với sỏi niệu quản ở vị trí này, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là lựa chọn tối ưu nhất.

Sỏi niệu quản sát thành bàng quang nguy hiểm như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Cảnh báo dấu hiệu của sỏi bàng quang người bệnh cần biết

Cận cảnh một ca tán sỏi nội soi ngược dòng điều trị sỏi niệu quản sát thành bàng quang.

Nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi đi ngược từ lỗ tiểu lên niệu đạo, bàng quang và niệu quản để tiếp cận trực tiếp với vùng có sỏi. Sau khi tiếp cận sỏi thành công, bác sĩ sẽ khởi động máy tán sỏi, sử dụng năng lượng laser phá vụn các viên sỏi thành nhiều mảnh. Cuối cùng sẽ tiến hành bơm rửa và lấy toàn bộ sỏi vụn ra bên ngoài một cách an toàn.

Ưu điểm của phương pháp

– Phương pháp nội soi tán sỏi niệu quản có thể thực hiện được với  mọi loại sỏi.

– Sạch sỏi an toàn mà không cần chịu nhiều đau đớn.

– Sạch sỏi theo đường tự nhiên nên không có vết mổ.

–  Hồi phục nhanh, người bệnh không cần nằm viện lâu chỉ cần chăm khoảng 12-24h là có thể ra viện ngay, trở lại sinh hoạt bình thường sau 5-7 ngày.

– Sau điều trị hầu như không xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm.

Như vậy có thể thấy được độ nguy hiểm của sỏi niệu quản sát thành bàng quang và không thể chủ quan trong việc điều trị. Người bệnh hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín và chủ động thăm khám để có hướng xử lý tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *