Sỏi rơi xuống bàng quang là nguyên nhân gây tổn thương và gây sỏi bàng quang. Bệnh nhân sẽ phải chịu nhiều cơn đau dữ dội cùng các nguy cơ khó lường. Vì vậy việc nhận biết các dấu hiệu sỏi thận xuống bàng quang cực kỳ quan trọng để có cách điều trị sớm và hợp lý.
Bạn đang đọc: Sỏi rơi xuống bàng quang và những điều bạn cần biết
1. Dấu hiệu sỏi bàng quang
Sỏi rơi xuống bàng quang là khi những viên sỏi có kích thước nhỏ có thể đi qua niệu quản, theo dòng chảy của nước tiểu xuống bàng quang. Các viên sỏi được hình thành từ thận, bể thận hoặc nhiều vị trí khác nhau ở đường tiết niệu. Tình trạng này là nguyên nhân chính gây sỏi bàng quang – Bệnh nguy hiểm dễ gây nhiều biến chứng.
2. Biểu hiện thường gặp
Sỏi thận rơi xuống bàng quang rất khó phát hiện bởi các triệu chứng của nó không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh: U bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt,…Nhiều trường hợp người bệnh chỉ phát hiện ra khi tình cờ chụp X – quang.
Một số đặc điểm dễ nhận biết khi có sỏi bàng quang như:
2.1 Những cơn đau quặn thắt
Xuất hiện các cơn đau nhẹ, nặng dần và quặn thắt lại khiến bạn không thể đứng ngồi, di chuyển khó khăn. Cơn đau thường ở vùng thắt lưng rồi truyền xuống bụng dưới, đau ở lòng bàn chân, bàn tay. Đối với nam giới có thể đau ở phần bộ phận sinh dục khiến khi đi tiểu phải bóp đầu dương vật để giảm đau.
2.2 Tiểu rắt, tiểu buốt
Tiểu buốt và đau ở niệu đạo. Người bệnh thường xuyên buồn tiểu nhưng không đi được hoặc lượng tiểu rất ít, phải đi nhiều lần trong ngày. Đây là dấu hiệu sỏi thận rơi xuống bàng quang đã gây ra biến chứng. Khi này các dây thần kinh không thể điều khiển cơ vòng ở bàng quang khiến chúng đóng mở liên tục khó kiểm soát.
2.3 Tiểu ngắt quãng khi sỏi rơi xuống bàng quang
Sỏi làm nghẽn bàng quang khiến người bệnh thường tiểu ngắt quãng. Mỗi lần đi tiểu chỉ ra được một chút và phải đổi tư thế khác mới tiếp tục được.
2.4 Nước tiểu có màu sắc bất thường
Bệnh nhân có thể quan sát được sự bất thường bằng mắt. Nước tiểu có màu sắc vàng đục, lẫn váng và thậm chí có máu do sỏi cọ sát trong thành bàng quang, niệu đạo gây xuất huyết.
Một vài trường hợp bệnh nhân bị sốt nhẹ do nhiễm khuẩn, cơ thể mệt mỏi, chán ăn dẫn tới sụt cân. Các hoạt động sinh hoạt bình thường cũng trở nên khó khăn hơn.
Ngay khi thấy các dấu hiệu trên, bạn cần tới bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị sớm.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính khiến sỏi rơi xuống bàng quang là do người bệnh có sỏi thận. Sỏi thận được hình thành ở nhiều vị trí khác nhau như: Đài bể thạn, bể thận, nang thận, thận.
Trong quá trình lọc nước tiểu và máu, các viên sỏi bị nước cuốn trôi xuống nhiều vị trí trong đó có niệu quản. Những viên sỏi nhỏ sẽ rơi xuống bàng quang. Một số viên sỏi to có thể bị kẹt trong niệu quản gây ra biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân bị sỏi thận lớn, gặp biến chứng lại không điều trị dứt điểm cũng là nguyên nhân khiến sỏi di chuyển và rơi xuống bàng quang. Sỏi rơi xuống bàng quang nếu chưa được phát hiện sẽ tích tụ cặn và trở nên to hơn gây khó khăn khi điều trị.
4. Chẩn đoán
Khi bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ bị sỏi sẽ được chẩn đoán lâm sàng. Bác sĩ sẽ khám vùng bụng dưới, đánh giá các triệu chứng và xem xét thêm tiền sử bệnh của bệnh nhân để đưa ra đánh giá ban đầu. Sau đó bệnh nhân cần thực hiện thêm một số xét nghiệm để có kết quả chính xác.
4.1 Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện người bệnh có đang bị viêm nhiễm hay không. Đồng thời cũng giúp bác sĩ đánh giá được mức độ viêm nhiễm.
4.2 Xét nghiệm nước tiểu
Kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy thành phần nước tiểu có gì bất thường, có lẫn máu hoặc mủ hay không. Điều này giúp phân biệt bệnh sỏi bàng quang với các bệnh lý khác ở đường tiết niệu.
4.3 Chụp X-Quang vùng hạ vị
Chụp X- quang là phương pháp giúp chẩn đoán chính xác nhất sỏi đã rơi xuống bàng quang hay chưa. Hình ảnh thu được còn giúp xác định kích cỡ và vị trí của sỏi
4.4 Nội soi ống mềm
Sau khi thực hiện các biện pháp chẩn đoán ở trên nhưng vẫn chưa xác định được tình trạng bệnh thì bệnh nhân sẽ được chỉ định nội soi. Ống nội soi được đưa vào niệu đạo lên bàng quang để quan sát trực tiếp khu vực này. Hình ảnh trên máy sẽ giúp bác sĩ trực tiếp nhìn thấy vị trí, kích thước của sỏi.
Tìm hiểu thêm: Mổ phình đại tràng bẩm sinh tử vong do không được điều trị
5. Các biến chứng khi sỏi thận rơi xuống bàng quang
Sỏi thận rơi xuống bàng quang nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng thường xảy ra khi bị sỏi như:
5.1 Viêm bàng quang cấp do sỏi rơi xuống bàng quang
Sỏi khi rơi xuống bàng quang sẽ đi qua niệu quản, rơi thẳng xuống, cọ xát trực tiếp với vùng niêm mạc. Phần niêm mạc sẽ dễ bị viêm loét, nhiễm trùng, chảy máu. Bệnh nhân khi bị sỏi còn thấy tiểu tiện máu.
5.2 Viêm đường tiết niệu
Bàng quang là bộ phận vô cùng quan trọng có vai trò chứa nước tiểu. Nước tiểu sau đó được đưa xuống niệu đạo và chảy ra ngoài. Khi có sỏi rơi xuống sẽ gây nghẽn niệu quản, niệu đạo làm nước tiểu ứ đọng trong bàng quang. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm đường tiết niệu.
5.3 Rò bàng quang, teo xơ
Sỏi xuất hiện trong bàng quang gây viêm loét, nhiễm trùng, chảy máu và ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh cơ vòng của bộ phận này. Bàng quang không thể điều khiển cơ vòng dẫn tới rò rỉ nước tiểu. Người bệnh không thể tự chủ khi đi tiểu. Tình trạng này ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống của người bệnh, gây ra các viêm nhiễm khác.
5.4 Viêm thận
Viêm thận cấp và mạn tính là biến chứng nguy hiểm nhất khi sỏi rơi xuống bàng quang. Sỏi làm tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu ở niệu đạo và niệu quản khiến chúng dội ngược trở lại thận. Các vi khuẩn trong nước tiểu sẽ xâm nhập vào thận, đài bể thận,…Nếu để lâu ngày bệnh nhân có nguy cơ bị suy thận, nhiễm trùng máu cùng nhiều biến chứng khác.
6. Các phương pháp điều trị sỏi thận rơi xuống bàng quang hiệu quả
Hiện nay thể điều trị sỏi bằng nhiều phương pháp. Tùy thuộc vào kích thước, tính chất của sỏi và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp.
6.1 Điều trị nội khoa
– Các sỏi trơn, kích thước nhỏ sẽ được chỉ định dùng kháng sinh giúp chống viêm, giảm đau và hỗ trợ đẩy sỏi ra ngoài.
– Các loại thuốc thường dùng: Thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc điều chỉnh khoáng chất ( Giúp giảm hình thành sỏi), thuốc ức chế acid uric, cystine ( Hạn chế tích tụ độc tố gây tăng kích thước sỏi).
– Điều trị bằng thuốc giúp có tác dụng nhanh: Cắt ngay cơn đau, suy giảm triệu chứng. Bên cạnh đó thì việc sử dụng thuốc cũng tốn ít chi phí hơn các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên phương pháp này dễ gây tác dụng phụ nếu không sử dụng thuốc đúng cách. Bệnh nhân cần tuyệt đối thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra. Người bệnh không được tự ý tăng giảm liều lượng thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc. Mọi người cũng không nên sử dụng đơn thuốc của người khác vì tình trạng bệnh của mỗi người khác nhau.
6.2 Điều trị ngoại khoa
Bệnh nhân khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả sẽ được chỉ định thực hiện điều trị ngoại khoa. Hiện nay điều trị ngoại khoa có 2 phương pháp chủ yếu. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn cách điều trị.
6.2.1 Tán sỏi nội soi
Tán sỏi nội soi chỉ được áp dụng khi sỏi bị kẹt lại ở bàng quang, niệu quản và kích thước sỏi quá lớn. Các trường hợp sỏi không thể tự đào thải ra ngoài, bác sĩ sẽ yêu cầu tán sỏi nội soi. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất với ưu điểm: Ít đau, không để lại sẹo, hiệu quả cao, phục hồi nhanh chóng. Kỹ thuật này sử dụng sóng siêu âm để phá vỡ sỏi thành mảnh nhỏ và hút chúng ra ngoài.
6.2.2 Mổ mở
Trường hợp sử dụng kỹ thuật tán sỏi không hiệu quả cần thực hiện phương pháp phẫu thuật để lấy sỏi ra ngoài. Kỹ thuật này hiện nay đã ít sử dụng. Tuy nhiên đối với các trường hợp sỏi > 30mm và không thể tán sỏi nội soi sẽ được áp dụng phương pháp này
7. Các biện pháp phòng ngừa sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó người bệnh rất dễ bị mắc sỏi lại. Vì vậy chúng ta cần chủ động phòng bệnh bằng những biện pháp sau.
7.1 Uống đủ nước
Cơ thể con người được cấu tạo bằng 70 – 80% là nước vì vậy nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nước giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và đem tới nguồn năng lượng dồi dào. Đặc biệt những người gặp vấn đề về thận càng cần uống nhiều nước để loại bỏ các chất cặn bã bên trong bàng quang ra ngoài bằng đường nước tiểu. Mỗi người nên bổ sung tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày
7.2 Ăn uống theo chế độ khoa học
Rau củ quả bổ sung chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể. Chúng chứa nhiều khoáng chất thiết yếu giúp đẩy nhanh quá trình đào thải cặn bã. Mọi người nên bổ sung nhiều rau quả: Các loại trái cây có màu đỏ, xanh, các loại cam quýt, ngũ cốc nguyên hạt,…
7.3 Thói quen sống tốt, vận động thường xuyên
Người mắc bệnh hay cả những người khỏe mạnh cũng cần xây dựng lối sống khoa học với giờ giấc ăn, ngủ, nghỉ hợp lý. Mọi người cũng nên thường xuyên vận động, tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch.
7.4 Hạn chế ăn thực phẩm không lành mạnh
Bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng: Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phẩm đóng hộp, các chất kích thích,….
Vì trong các loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo, chất bảo quản, phụ gia, các độc tố gây áp lực chuyển hóa lớn cho thận. Chúng còn đẩy nhanh quá trình kết tủa gốc oxalate gây hình thành sỏi thận.
>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày biểu hiện chẩn đoán và điều trị
Sỏi rơi xuống bàng quang là bệnh lý gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân. Mong rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ và chi tiết các kiến thức cần thiết giúp mọi người nhận biết sớm các dấu hiệu sỏi bàng quang đồng thời biết cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả.