Sỏi thận được hình thành khi có sự tạo khối của các thành phần trong nước tiểu (gồm có canxi và axit uric). Sỏi thận không phải là bệnh hiếm gặp, thói quen nhịn tiểu, ăn uống và sinh hoạt không hợp lý khiến cho số người mắc bệnh này ngày càng nhiều. Triệu chứng bệnh sỏi thận cách điều trị hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bạn đang đọc: Sỏi thận cách điều trị ăn uống và sinh hoạt không hợp lý
Thói quen và lối sống chưa khoa học có thể khiến bạn bị bệnh sỏi thận
Triệu chứng bệnh sỏi thận
Quá trình hình thành nên sỏi khá âm thầm, nên khi sỏi gây đau thì người bệnh với biết mình bị sỏi thận thông qua việc đi khám. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh sỏi thận
_ Đau: người bệnh cảm thấy đau dữ dội, thường khởi phát ở niệu quả rồi lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống gò mu, có khi thì đau ra hông, lưng. Nhiều khi còn có biểu hiện buồn nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.
Tìm hiểu thêm: Bệnh cường tuyến giáp: cần tránh ăn gì?
Đau lưng cũng là một trong những biểu hiện của bệnh sỏi thận
_ Máu kèm theo nước tiểu: Đây là một trong những biến chứng thường gặp ở người bị sỏi thận, đặc biệt sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây ra đau và tiểu tiện kèm máu.
_ Tiểu buốt, tiểu rắt hoặc tiểu có mủ
_ Sốt
….
Sỏi thận cách điều trị hiệu quả
Để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát, bệnh nhân cần phải kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu để không được tăng quá mức.
Tùy vào kích thước, vị trí của sỏi thận mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị hợp lý cho mỗi bệnh nhân. Chính vì thế, khi nghi ngờ bị sỏi thận hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, siêu âm… Đối với bệnh sỏi thận, điều trị nội khoa là phương pháp đầu tiên. Với sỏi nhỏ, có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.
>>>>>Xem thêm: Tác dụng của tuyến mồ hôi mà bạn NÊN BIẾT
Bệnh sỏi thận để có cách điều trị hiệu quả cần đi khám bác sĩ chuyên khoa
Với trường hợp sỏi đã, điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị ngoại khoa.
Hiện nay, các phương pháp điều trị ngoại khoa hay được áp dụng:
Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, làm vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm. Vị trí: Sỏi bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng. Sỏi 1/3 trên niệu quản.
Tán sỏi ngược dòng: Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để làm vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.
Tán sỏi bằng laser đang được thực hiện ở những nước phát triển thế giới, tốt hơn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi (thậm chí cả sỏi có polyp), kích thước nhỏ hơn 2cm.
Lấy sỏi thận qua da: Tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10 – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser, khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Vị trí: sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản. Những sỏi lớn, mật độ chắc, khó tán.
Phẫu thuật mổ mở: Hiện nay, hiếm khi chỉ định do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.