“Chào bác sĩ, cách đây không lâu đi khám thì tôi phát hiện có sỏi thận, tôi chưa điều trị và vẫn ăn uống bình thường, không kiêng khem gì, đặc biệt tôi rất hay uống cà phê, gần đây tôi nghe nói bị sỏi phải kiêng cà phê, bác sĩ cho tôi hỏi bị sỏi thận thì có nên uống cà phê không và còn phải kiêng những đồ uống nào?”
Bạn đang đọc: Sỏi thận có nên uống cà phê không?
Ngọc Minh (Bắc Giang)
Chào bạn Minh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Hệ thống y tế Thu Cúc, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc Sỏi thận có nên uống cà phê không của bạn như sau:
Người mắc sỏi thận cần hạn chế uống cà phê
-
Cà phê chứa hàm lượng oxalat cao (một trong những chất gây sỏi) vì vậy những người có sỏi cần hạn chế đồ uống này (ảnh minh họa)
Nhu cầu sử dụng cà phê ngày càng gia tăng và nó trở thành thói quen của rất nhiều người. Tuy nhiên, đối với những người mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu cần hạn chế thức uống này vì:
– Cà phê là thức uống chứa hàm lượng caffein cao, khi bạn nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ làm gia tăng nồng độ calci trong nước tiểu, tạo điều kiện để lắng cặn, tích tụ các chất này trong hệ tiết niệu và gây sỏi.
– Hơn nữa, sỏi oxalat là một trong những loại sỏi phổ biến trong hệ tiết niệu và thực tế cà phê và trà đen là một trong những nguồn oxalate chính trong chế độ ăn uống của chúng ta. Do đó, bệnh nhân bị sỏi thận, đặc biệt là những người có cơ địa dễ hình thành sỏi canxi oxalat, cần hạn chế tiêu thụ đồ uống này.
Những đồ uống người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu cần hạn chế sử dụng
Hạn chế sử dụng cà phê không thôi là chưa đủ, những người mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu cần hạn chế sử dụng những đồ uống sau:
Trà
Trong các thành phần của trà có nhiều oxalat, uống nhiều đồ uống này sẽ tạo điều kiện để oxalat kết hợp với canxi có sẵn trong cơ thể tạo thành các tinh thể lắng đọng lại trong hệ tiết niệu gây sỏi.
Đồ uống có gas
Đồ uống có gas như coca, pepsi, soda… là đồ uống “khoái khẩu” của nhiều người. Tuy nhiên đây là những đồ uống chứa hàm lượng axit cao, sau khi uống những thức uống này thì nó sẽ tồn tại lâu trong cơ thể, làm thay đổi nước tiểu từ tính kiềm sang tính axit và làm lắng đọng axit uric trong hệ tiết niệu và gây sỏi.
Đồ uống chứa chất kích thích
Uống nhiều đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia… gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe, ảnh hưởng tới các cơ quan chức năng khác trong cơ thể đặc biệt là gan, thận.
-
Tìm hiểu thêm: Bị sỏi bàng quang nên ăn gì và không nên ăn gì – Giải đáp
Ngoài ra để bảo vệ thận thì người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu còn cần hạn chế uống trà, đồ uống kích thích… (ảnh minh họa)
Nên xử lý sớm sỏi thận, sỏi tiết niệu
Sỏi thận, sỏi tiết niệu không thể tự tan nếu bạn không có biện pháp điều trị để loại bỏ sỏi, hơn nữa việc không điều trị ngay khi phát hiện sỏi, có thể tạo điều kiện để sỏi phát triển gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm đường tiết niệu,… gây suy giảm nghiêm trọng chức năng thận.
– Điều trị sỏi ngay khi sỏi còn nhỏ (sỏi thận
– Đối với những sỏi to hơn bệnh nhân có thể sạch sỏi bằng các phương pháp hiện đại, ít xâm lấn như tán sỏi nội soi qua da hay tán sỏi nội soi ngược dòng.
-
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân sỏi tiết niệu và cách điều trị hiệu quả
Cần thăm khám và điều trị sỏi với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt vì chế độ ăn uống không thể làm tan sỏ
Như trường hợp của Minh đây bạn nên điều trị sỏi sớm vì những sỏi mới phát hiện và sỏi còn nhỏ thì điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, hơn nữa cũng lưu ý với bạn rằng chỉ kiêng những đồ uống trên thì không thể làm sỏi tự tan.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc Sỏi thận có nên uống cà phê không? Chúc tất cả các bạn luôn khỏe mạnh
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.