Sỏi thận lâu năm hết đường “cư trú” nhờ công nghệ

Sỏi thận là bệnh lý phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng phát hiện và điều trị sỏi sớm, việc sỏi thận “đeo bám” lâu trong cơ thể sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc khiến thận bị hủy hoại. Hãy cùng tìm hiểu sỏi thận lâu năm gây ra nguy hiểm gì và có thể điều trị được sỏi thận lâu năm không? qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Sỏi thận lâu năm hết đường “cư trú” nhờ công nghệ

Những nguy hiểm từ sỏi thận lâu năm

Có những trường hợp sỏi còn nhỏ, chưa có triệu chứng cụ thể nên bệnh nhân không biết mình mắc sỏi thận, hoặc có những người chủ quan cho rằng sỏi nhỏ không cần điều trị, việc để sỏi thận tồn tại lâu trong cơ thể có thể gây ra những biến chứng sau:

Xơ thận

Sỏi “đeo bám” lâu trong cơ thể có xu hướng tăng về kích thước lẫn số lượng, dễ gây ra tắc đường tiểu. Đường tiểu bị tắc khiến các chất thải không thoát ra được gây lắng đọng, đồng thời sỏi di chuyển cọ xát vào đường tiết niệu làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu và đài thận và nhiều nguy hiểm khác như vỡ thận, bàng quang…

Sỏi thận lâu năm hết đường “cư trú” nhờ công nghệ

Sỏi “cư trú” lâu trong thận có thể phát triển về kích thước gây tắc đường tiểu và viêm nhiễm đường tiểu, viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến những nguy hiểm như xơ thận, suy thận (ảnh minh họa)

Suy thận cấp và mạn tính

Khi sỏi cọ xát vào đường tiết niệu làm tổn thương đường tiết niệu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, thậm chí xuất hiện lỗ rò ở bàng quang, niệu quản. Đồng thời, sự hiện diện lâu ngày của sỏi thận có thể dẫn đến hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu)… Sỏi thận khiến chức năng thận bị suy giảm, đặc biệt khi kết hợp với viêm nhiễm sẽ gây ra suy thận.

Suy thận cấp và mạn tính khiến chức năng thận suy giảm, người bệnh phải sử dụng những biện pháp tốn kém để duy trì sự sống như chạy thận, ghép thận…

Điều trị sỏi thận lâu năm

Đối với sỏi thận lâu năm, sỏi có kích thước > 2cm trước đây bệnh nhân phải mổ mở với vết mổ dài hàng chục cm, nhưng với sự phát triển của công nghệ tán sỏi hiện đại thì tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser với vết mổ nhỏ như đầu bút cũng có thể làm sạch sỏi to:

Tìm hiểu thêm: Đau sỏi bàng quang – Nguyên nhân và cách khắc phục

Sỏi thận lâu năm hết đường “cư trú” nhờ công nghệ

Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser – công nghệ tán sỏi hiện đại giúp loại sạch sỏi to, sỏi lâu năm

Tán sỏi qua da loại sạch sỏi như thế nào?

Để tán sỏi nội soi qua da, bác sĩ sẽ tạo một vết chích nhỏ như đầu bút (khoảng 5mm) ở vùng thắt lưng hông sau đó tạo một đường hầm vào đến thận nơi có sỏi, sau đó tán vụn sỏi bằng sóng siêu âm hoặc laser. Các mảnh vụn sỏi sau khi tán nhỏ sẽ được gắp hoặc hút ra ngoài.

Ưu điểm của phương pháp này

– Nguồn năng lượng laser công suất cao và lực hút chân không sẽ làm tan sỏi nhanh chóng, dễ dàng, xử lý các trường hợp sỏi lâu năm có kích thước lớn, rắn chắc.

– Vì ít xâm lấn nên tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser rất an toàn, mức độ ảnh hưởng đến chức năng thận tối thiểu chỉ còn khoảng gần 1%, thời gian phục hồi nhanh… Trong khi mổ mở bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng như nhiễm trùng, ảnh hưởng đến chức năng thận, thời gian nằm viện và hồi phục lâu.

Những chú ý khi điều trị sỏi thận

– Nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để có hướng xử trí, ngăn chặn nguy cơ sỏi gây mất chức năng thận, thậm chí phải cắt bỏ thận. Càng điều trị sỏi thận sớm thì càng đơn giản, tiết kiệm tiền bạc, chi phí.

– Với các trường hợp sỏi thận mới phát hiện, tuyệt đối đừng chủ quan mà nên điều trị tích cực theo tư vấn của bác sĩ. Hiện tại, đã có rất nhiều phương pháp hiện đại giúp làm sạch sỏi nhanh chóng mà ít xâm lấn như tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser, thậm chí không cần phẫu thuật như tán sỏi ngoài cơ thể.

Sỏi thận lâu năm hết đường “cư trú” nhờ công nghệ

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về tình trạng sỏi thận gây ứ nước

Thăm khám để có biện pháp điều trị sỏi thận ngay từ sớm để đạt hiệu quả điều trị cao mà lại tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *