Sỏi thận nên tránh ăn gì để có sức khỏe tốt

Bệnh sỏi thận nên tránh ăn gì để có sức khỏe tốt, bảo vệ sức khỏe thận và ngăn ngừa tái phát sỏi là băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này và hướng dẫn người đọc cách để ngăn ngừa sỏi thận tái phát. 

Bạn đang đọc: Sỏi thận nên tránh ăn gì để có sức khỏe tốt

1. Sỏi thận và những điều cần biết

Sỏi thận hình thành khi những tinh thể cứng và khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng và kết tinh thành một khối cứng. Sỏi có thể hình thành từ thận và rơi xuống các cơ quan khác trong hệ tiết niệu như: niệu quản, bàng quang, niệu đạo… gây ra tình trạng tắc ứ nước tiểu dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Có nhiều loại sỏi thận, tuy nhiên có đến 80%-90% là sỏi calci, bao gồm: calci axalate, calci phosphat và calci oxalate phosphate. Bên cạnh đó, còn có loại sỏi acid uric, sỏi cystin.

Sỏi thận nên tránh ăn gì để có sức khỏe tốt

Hiện nay sỏi thận có thể xuất hiện với nhiều hình dạng, kích thước và tính chất khác nhau

Người bệnh có thể nhận dạng bệnh sỏi thận thông qua những dấu hiệu sau: đau âm ỉ hoặc đau thắt hông lưng, đi tiểu buốt, tiểu ra máu, nước tiểu có màu và mùi đậm… Sỏi thận khi kích thước nhỏ có thể ít ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nhưng nếu để kéo dài có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như giãn ứ đài bể thận, suy thận, vỡ thận…

2. Yếu tố dinh dưỡng cho người bệnh sỏi thận

Nhiều người cho rằng thành phần của sỏi là calci nên kiêng hoàn toàn những gì chứa nhiều calci để tránh sỏi thận. Quan niệm này chưa đúng. Quá trình hình thành sỏi thận rất phức tạp, do nhiều yếu tố gây nên chứ không phải chỉ nguyên nhân thừa calci. Người mắc sỏi thận nên tránh những thực phẩm nào?

2.1 Người bệnh sỏi thận nên tránh ăn gì? – Ăn ít thịt động vật

Những người bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn quá nhiều thịt đỏ, thịt động vật. Thay vào đó, bạn nên ăn cá hoặc trứng, vừa bổ sung đủ dinh dưỡng lại tránh ảnh hưởng đến hệ tiết niệu.

2.2 Người bệnh sỏi thận nên tránh ăn gì? – Các loại đậu, đậu phộng

Các loại hạt, đậu phộng được cho là có thể khiến sỏi tăng nguy cơ hình thành. Để đảm bảo sức khỏe an toàn, hạn chế tạo sỏi thận mới thì người bệnh nên xem xét chế độ ăn uống.

2.3 Người bệnh sỏi thận cần tránh ăn gì? – Socola

Những người bị bệnh sỏi thận được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều socola bởi trong thực phẩm này có chứa nhiều oxalat. Oxalat có thể kết hợp với các chất trong nước tiểu tạo thành sỏi mới.

2.4 Người bệnh sỏi thận cần tránh ăn gì? –  Rau bina

Tương tự như socola thì rau bina cũng là một loại rau chứa nhiều oxalat. Ăn nhiều rau xanh rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên người bệnh nên hạn chế những thực phẩm ảnh hưởng đến sỏi thận.

Tìm hiểu thêm: Viêm trợt hang vị là gì? Cách điều trị và phòng tránh

Sỏi thận nên tránh ăn gì để có sức khỏe tốt

Ăn nhiều rau xanh rất tốt nhưng một số loại rau có chứa oxalate như rau bina thì cần hạn chế

2.5 Người bệnh sỏi thận cần tránh ăn gì? –  Rau muống

Rau muống được coi là “thủ phạm” dẫn đến tạo sỏi và giữ sỏi trong cơ thể.

2.6 Người bệnh sỏi thận cần tránh ăn gì? –  Hạn chế muối

Lượng muối ăn hàng ngày cho người bệnh sỏi thận chỉ nên giới hạn ở một mức độ nhất định chứ không nên quá nhiều. Giảm hàm lượng muối trong cơ thể có thể khiến cho nước tiểu loãng hơn và giảm oxalat trong nước tiểu, ngăn ngừa sỏi hình thành và tái phát.

Sỏi thận nên tránh ăn gì để có sức khỏe tốt

>>>>>Xem thêm: Mổ ruột thừa nội soi có đau không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu

2.7 Người bệnh sỏi thận cần tránh ăn gì? –  Cá khô, tôm khô, thịt khô

Những thực phẩm khô thường ướp nhiều gia vị, ướp mặn với nhiều muối nên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thận, người bệnh nên hạn chế tối đa những loại thực phẩm này. Đồng thời, người bệnh cũng nên tránh xa những thực phẩm chiên xào, dầu mỡ mà thay vào đó hãy tích cực sử dụng những thực phẩm chế biến lành mạnh.

3. Những lưu ý về chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bên cạnh kiêng khem những thực phẩm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau:

– Nên uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là từ 2 lít nước

– Không sử dụng nhiều nước chè, cà phê, trà đặc…

– Nên tập thể dục, vận động sức khỏe nhẹ nhàng, tránh lười vận động để hỗ trợ đào thải sỏi ra ngoài

– Không sử dụng chất kích thích, uống rượu bia và sử dụng thuốc lá

– Không áp dụng những bài thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc hoặc các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng để điều trị sỏi thận

– Tuân thủ theo lời khuyên và khuyến cáo của bác sĩ, thực hiện thăm khám định kỳ theo yêu cầu

Hiện nay, sỏi thận có rất nhiều hướng điều trị, bên cạnh có một chế độ ăn uống lành mạnh, nếu người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp hoàn toàn có thể điều trị sỏi nhanh chóng. Đặc biệt, các phương pháp tán sỏi đang là sự lựa chọn hiệu quả dành cho bệnh nhân sỏi thận bởi điều trị không cần mổ, không đau, bảo vệ chức năng thận và không cần nằm viện kéo dài. Người bệnh có thể tham khảo phương pháp này ở các cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Với những thông tin cụ thể trên đây chắc các bạn đã hình dung ra sỏi thận nên tránh ăn gì rồi chứ? Hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học để cơ thể luôn được khỏe mạnh, phòng tránh nguy cơ sỏi hình thành hoặc tái phát.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *