Sỏi thận ở bàng quang điều trị thế nào?

Sỏi thận ở bàng quang là bệnh lý nguy hiểm và cần điều trị sớm để tránh gặp phải biến chứng. Đây là hiện tượng sỏi hình thành tại thận và rơi xuống bàng quang và mắc kẹt lại khiến nước tiểu khó lưu thông và thoát ra khỏi cơ thể. Vậy điều trị sỏi thận tại bàng quang thế nào, người bệnh cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Sỏi thận ở bàng quang điều trị thế nào?

1.Tìm hiểu về sỏi thận ở bàng quang

Sỏi bàng quang là khối tinh thể cứng hình thành từ cặn và chất khoáng trong nước tiểu, sỏi hình thành hoặc tích tụ tại bàng quang được gọi là sỏi bàng quang. Trong đó nguyên nhân chính gây sỏi bàng quang là sỏi từ thận rơi xuống niệu quản và đến bàng quang thì bị mắc kẹt.

Sỏi thận tại bàng quang thời điểm mới hình thành thường không có nhiều biểu hiện cụ thể, tuy nhiên khi sỏi lớn sẽ có những dấu hiệu “nhận dạng” điển hình như:

– Người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề tiểu tiện: khó đi tiểu, đi tiểu nhiều lần…

– Nước tiểu có lẫn máu nhạt

– Đau bụng, đau vùng hông lưng, đau dương vật đối với nam giới

– Trường hợp khi sỏi gây viêm nhiễm, người bệnh có thể bị sốt hoặc buồn nôn, ớn lạnh.

Sỏi thận ở bàng quang điều trị thế nào?

Trường hợp sỏi gây viêm nhiễm, người bệnh có thể bị sốt hoặc buồn nôn

Xét về nguyên nhân sỏi thận xuất hiện ở bàng quang, có thể giải thích như sau:

– Sỏi có thể hình thành ở đài/bể thận hoặc tại thận của người bệnh; trong quá trình lọc nước tiểu và máu, sỏi bị rơi xuống bàng quang.

– Hoặc có nhiều trường hợp bệnh nhân bị sỏi thận nhưng điều trị chưa dứt điểm dẫn tới còn mảnh sỏi, sỏi nhỏ, vụn sỏi… và bị cuốn cùng dòng nước tiểu xuống bàng quang.

Sỏi thận ở tại bàng quang có tính chất, số lượng, tính chất, kích thước… khác nhau. Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

2. Sỏi thận rơi xuống bàng quang nguy hiểm thế nào?

Sỏi thận tại bàng quang thường không gây cản trở đường tiểu ở giai đoạn mới mắc bệnh nên nhiều bệnh nhân thường chủ quan và thường không phát hiện ra bệnh sớm. Tuy nhiên, sỏi bàng quang có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm:

– Bệnh viêm bàng quang

– Bệnh viêm tiết niệu

– Tắc ứ nước tiểu, rối loạn dòng nước tiểu

– Giãn đài bể thận

– Nhiễm khuẩn ngược dòng

– Bàng quang bị rò hoặc bệnh ung thư bàng quang

– Suy thận cấp hoặc mạn tính

Để khắc phục sớm tình trạng sỏi tiết niệu, người bệnh cần thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa, đồng thời điều trị ngay khi phát hiện ra bệnh. Một số xét nghiệm và thăm khám người bệnh có thể được chỉ định bao gồm:

– Xét nghiệm máu

– Xét nghiệm nước tiểu

– Chụp Xquang ở khu vực hạ vị để dò vị trí sỏi thận bàng quang

– Nội soi tiết niệu

Tìm hiểu thêm: Sỏi niệu đạo nữ và những điều cần biết 

Sỏi thận ở bàng quang điều trị thế nào?

Trước khi tiến hành điều trị, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa

3. Phương pháp điều trị sỏi thận tại bàng quang hiệu quả hàng đầu hiện nay

Sỏi thận bàng quang có thể điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa.

3.1 Điều trị sỏi thận ở trong bàng quang nội khoa

Điều trị nội khoa áp dụng trong các trường hợp sỏi nhỏ, sỏi chưa gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của hệ tiết niệu hoặc tính chất sỏi không quá phức tạp. Đối với sỏi bàng quang không đáp ứng được yêu cầu trên khi điều trị nội khoa sẽ không đem lại hiệu quả cao, đồng thời khoảng thời gian điều trị cũng sẽ kéo dài.

Một lưu ý quan trọng khi người bệnh điều trị nội khoa sỏi bàng quang là người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng những liều thuốc không thông qua chỉ định của bác sĩ hoặc tự ý cắt giảm, thay thế hoặc bổ sung các loại thuốc điều trị.

Thời gian điều trị sỏi bàng quang nội khoa phụ thuộc vào tình trạng sỏi của bệnh nhân, tuy nhiên thường trong khoảng 1 – 3 tháng.

3.2 Điều trị sỏi thận ở trong bàng quang ngoại khoa

Điều trị phẫu thuật

Trước khi công nghệ điều trị sỏi mới ra đời, phẫu thuật lấy sỏi được coi là giải pháp tối ưu nhất cho những trường hợp sỏi khó, áp dụng phần lớn cho sỏi kích thước > 30mm. Phương pháp này đảm bảo tỉ lệ sạch sỏi cao, hạn chế tối đa trường hợp điều trị nhiều lần.

Tuy nhiên, người bệnh phẫu thuật lấy sỏi bàng quang ra khỏi cơ thể có can thiệp rạch mổ nên người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, vết sẹo mổ to… Thời gian phục hồi và nghỉ dưỡng sau điều trị phẫu thuật sỏi cũng lâu hơn so với các phương pháp khác.

Điều trị tán sỏi công nghệ mới

Tán sỏi công nghệ mới là giải pháp điều trị sỏi hàng đầu và phổ biến bậc nhất hiện nay. Đối với sỏi thận tại bàng quang, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là phương pháp điều trị hiệu quả bậc nhất.

Phương pháp này sử dụng ống nội soi mềm và dây dẫn laser thông qua đường tiểu tự nhiên (từ niệu đạo đi lên bàng quang), xác định vị trí của sỏi thông qua thiết bị y tế sau đó dùng năng lượng laser phá vụn sỏi thành nhiều mảnh nhỏ. Cuối cùng, bác sĩ điều trị sẽ dùng công cụ gắn ở đầu ống nội soi hút bỏ vụn sỏi ra ngoài.

Sỏi thận ở bàng quang điều trị thế nào?

>>>>>Xem thêm: Suy thận độ 1 có chữa được không?

Tán sỏi nội soi ngược dòng sử dụng ống nội soi mềm và laser tác động đến sỏi thông qua đường tiểu

Những ưu điểm nổi bật của tán sỏi nội soi ngược dòng có thể kể đến như:

– Không can thiệp “dao kéo”, không mổ mở: Nhờ đó, phương pháp này đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh với ít biến chứng, ít đau và ít xâm lấn đến các cơ quan nhất có thể.

– Thời gian hồi phục nhanh: Do không xâm lấn cơ thể, cơ thể người bệnh sẽ phục hồi sau điều trị nhanh hơn, không để lại sẹo.

– Loại sạch được sỏi bàng quang kích thước lớn và tính chất rắn

– Theo dõi tại viện 24 giờ sau điều trị, có thể hoạt động, sinh hoạt bình thường ngay sau khi ra viện

– Tiết kiệm thời gian điều trị và giảm thiểu chi phí tối đa.

Như vậy, đối với sỏi thận ở bàng quang, người bệnh có thể được chỉ định điều trị với nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Để nắm bắt chính xác tính trạng sỏi của mình và lựa chọn được phác đồ điều trị hiệu quả nhất, người bệnh nên đến thăm khám và điều trị sớm với bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện ra bất thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *