Sỏi thận tiểu ra máu là hiện tượng gây nhiều hoang mang cho người bệnh. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không, cần xử lý như thế nào. Xem ngay bài viết để có giải đáp.
Bạn đang đọc: Sỏi thận tiểu ra máu có nguy hiểm không?
1. Sỏi thận tiểu ra máu có nguy hiểm không?
Sỏi thận tiểu ra máu xảy ra khi viên sỏi cọ xát, gây tổn thương cho niêm mạc tiết niệu. Đôi khi, hiện tượng tiểu máu được nhận biết qua màu nước tiểu đỏ hồng. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân có tiểu máu nhưng chỉ xét nghiệm mới phát hiện ra. Những bệnh nhân tiểu máu do sỏi nếu phát hiện sớm thì không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu để lâu, bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm như:
– Bệnh nhân thiếu máu, xây xẩm, mệt mỏi do bị ra máu quá nhiều
– Niêm mạc tổn thương, gây viêm nhiễm đau đớn
– Có nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng, ảnh hưởng đến thận
– Sỏi di chuyển kẹt niệu quản gây tắc nghẽn dòng tiểu
– Nguy cơ suy thận do viêm nhiễm lâu ngày
Do đó, bệnh nhân cần chủ động ngăn ngừa tình trạng tiểu máu bằng cách điều trị sỏi nhỏ ngay từ khi chưa có triệu chứng.
Sỏi thận tiểu ra máu rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
2. Làm gì khi bị sỏi thận tiểu ra máu?
2.1. Đi khám ngay khi bị sỏi thận tiểu ra máu
Khi gặp hiện tượng tiểu máu nghi do bị sỏi thận, người bệnh cần lập tức đến bệnh viện kiểm tra. Không nên tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Khi đến khám, người bệnh cần được thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Cần thực hiện thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng (chụp chiếu, xét nghiệm…) để xác định tình trạng bệnh.
– Nếu niêm mạc tiết niệu bị tổn thương nghiêm trọng do sỏi, cần sử dụng thuốc để điều trị vết thương. Sau khi ổn định sẽ tiếp tục lên phác đồ điều trị sỏi.
– Nếu niêm mạc tiết niệu chưa có tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được tư vấn các phương pháp làm sạch sỏi.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp tán sỏi bàng quang hiệu quả nhất – góc giải đáp
Sỏi thận tiểu ra máu nếu gây viêm đường tiết niệu thì cần uống thuốc điều trị viêm nhiễm trước
2.2. Điều trị dứt điểm sỏi thận tiểu ra máu
Sỏi thận là nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu máu. Do đó, cần giải quyết triệt để các viên sỏi để tình trạng không tái phát. Tùy vào kích cỡ sỏi, tình trạng bệnh… bác sĩ sẽ có các chỉ định điều trị phù hợp.
– Điều trị bằng thuốc: Nếu sỏi còn nhỏ và có thể đào thải ra ngoài, phương pháp điều trị bằng thuốc được chỉ định. Bệnh nhân dùng các loại thuốc giãn cơ, kháng sinh, chống viêm… để hỗ trợ đẩy sỏi ra ngoài. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị. Cần lên thực đơn các loại thực phẩm nên và không nên ăn để chóng thải sỏi ra ngoài. Cần lưu ý uống thật nhiều nước trong thời gian này.
Thông thường, sỏi ra máu nên áp dụng các biện pháp ngoại khoa để nhanh chóng lấy sỏi ra ngoài, tránh gây nguy hiểm. Các phương pháp ngoại khoa được ưu tiên áp dụng hiện nay là:
– Tán sỏi ngoài cơ thể: Đây là phương pháp loại bỏ sỏi đơn giản nhất. Bệnh nhân chỉ cần nằm yên trên máy tán sỏi. Nguồn sóng xung kích từ máy tán sẽ hội tụ ở viên sỏi, phá vỡ cấu trúc sỏi. Sỏi tan thành mảnh nhỏ có thể ra ngoài theo đường tiểu. Bệnh nhân sau tán được về nhà ngay. Cần lưu ý uống nhiều nước để thải vụn sỏi ra ngoài trong vòng 1 tuần. Tái khám theo yêu cầu của bác sĩ để kiểm tra tình trạng sót sỏi.
– Tán sỏi qua da: Những viên sỏi rắn, sỏi lớn có thể áp dụng phương pháp này. Với đường rạch da chỉ tầm 5mm, bác sĩ đưa ống nội soi vào tán vỡ sỏi nhờ nguồn năng lượng laser. Quá trình tán ít đau đớn vì được gây mê toàn thân. Bệnh nhân nằm viện 3 – 5 ngày và chóng hồi phục.
– Tán sỏi nội soi ngược dòng: Đây là phương pháp kỹ thuật cao theo “đường tự nhiên”, chỉ định khi sỏi thận rơi xuống niệu quản hoặc bàng quang. Bệnh nhân không có vết mổ vì ống nội soi được đưa vào từ niệu đạo. Do đó, phải đảm bảo niệu đạo bệnh nhân thông thoáng, đường tiết niệu không tổn thương thì mới ứng dụng phương pháp này. Tương tự tán sỏi qua da, nguồn năng lượng laser cũng được điều khiển để phá vỡ sỏi. Bác sĩ sẽ bơm hút mảnh vụn ra ngoài sau tán. Mất 24h là bệnh nhân có thể xuất viện.
Một số phương pháp truyền thống cũng được áp dụng trong trường hợp đặc biệt như sỏi quá lớn, sỏi san hô… đó là mổ mở, mổ nội soi. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định điều trị do bác sĩ đưa ra.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về phương pháp tán sỏi niệu đạo công nghệ cao
Bệnh nhân bị sỏi thận thường được tán sỏi công nghệ cao để lấy sạch sỏi
3. Phòng ngừa sỏi thận tiểu ra máu từ đầu
Để tránh hiện tượng tiểu máu, gây đau đớn khi có sỏi, người bệnh nên:
– Uống đủ nước đến khi nước tiểu có màu vàng nhạt.
– Giảm lượng muối ăn hằng ngày, ăn chín, ăn nhạt
– Kiêng chất kích thích
– Thực đơn hằng ngày nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây
– Hạn chế bổ sung canxi từ thực phẩm chức năng
– Ăn ít đạm
– Vận động hằng ngày
– Đến bệnh viện định kỳ để theo dõi sức khỏe hệ tiết niệu
– Điều trị theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ tiết niệu
Sỏi thận tiểu ra máu tuy có nguy hiểm nhưng có thể khắc phục nếu điều trị sớm. Bệnh nhân cần đến bệnh viện để được tư vấn, giải đáp rõ ràng. Đừng quên lựa chọn đơn vị uy tín để điều trị bệnh. Lưu ý về chế độ ăn uống và vận động hằng ngày của bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.