Sỏi tiết niệu có tự bài tiết qua đường nước tiểu không?

“Chào bác sĩ, tôi bị sỏi thận – tiết niệu hơn 1 năm nay nhưng tôi chưa điều trị gì mà chỉ uống nhiều nước và luyện tập thể dục thường xuyên. Nhiều người mách tôi là sỏi tiết niệu không cần lo, sỏi tự bài tiết ra ngoài, nhưng tôi vẫn rất băn khoăn, lo lắng không biết sỏi tiết niệu có thể tự bài tiết qua đường nước tiểu không? Sỏi nếu không chữa trị có gây biến chứng gì nguy hiểm không?”

Bạn đang đọc: Sỏi tiết niệu có tự bài tiết qua đường nước tiểu không?

Nam Anh (Thanh Hóa)

Chào bạn Nam Anh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hệ thống y tế của chúng tôi, với những thắc mắc của bạn chúng tôi xin được lý giải như sau:

Sỏi tiết niệu có tự bài tiết qua đường tiểu không?

Sỏi tiết niệu có tự bài tiết qua đường nước tiểu không?

Những viên sỏi to, gồ ghề không thể tự thoát ra ngoài theo đường nước tiểu mà còn có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời (ảnh minh họa)

Bệnh sỏi tiết niệu nếu được phát hiện sớm và kích thước sỏi chưa gây ra tác động xấu đến sức khỏe người bệnh có thể uống nhiều nước, tăng cường tập thể dục… để hỗ trợ viên sỏi có thể theo đường bài tiết nước tiểu ra bên ngoài.

Tuy nhiên, việc tự điều trị tại nhà không hiệu quả, hơn nữa nếu không được can thiệp sớm, bệnh để lâu ngày sỏi lớn hơn sẽ gây ra nguy hiểm cho người bệnh như: viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm đài bể thận, ứ nước, suy thận… Chính vì vậy, mà bạn nên chủ động thăm khám để có biện pháp điều trị ngoại khoa kịp thời và hiệu quả.

Phương pháp điều trị sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu không thể tự đào thải qua đường tiểu, hơn nữa uống thuốc cũng không tan được, nhiều khi việc sử dụng thuốc bắc, thuốc nam… không giúp làm tan sỏi mà còn làm tăng áp lực giải độc cho gan, thận. Bạn cần thăm khám để loại bỏ sỏi sớm, hiện nay với những đột phá trong công nghệ trị sỏi việc loại bỏ sỏi tiết niệu rất đơn giản, không gây đau đớn, thời gian phục hồi nhanh, cụ thể:

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu công nghệ cao

Sỏi tiết niệu có tự bài tiết qua đường nước tiểu không?

Đối với sỏi thận

– Bệnh nhân sỏi tiết niệu không cần phẫu thuật, không đau đớn và không nằm viện với phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể.

– Đây là phương pháp sử dụng máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, tác động từ bên ngoài cơ thể tập trung vào viên sỏi và phá vỡ những viên sỏi thành những mảnh nhỏ để sỏi có thể dễ dàng tháo ra ngoài theo đường tiểu.

– Phương pháp này áp dụng đối với sỏi thận

Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser

– Đây là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu ít xâm lấn, ít gây đau cho bệnh nhân. Phương pháp loại sạch sỏi bằng cách tạo một vết rạch nhỏ bằng đầu bút (5mm) để đưa ống nội soi vào tiếp cận sỏi, rồi phá vỡ sỏi bằng laser, khí nén hoặc sóng siêu âm phá vỡ và lấy viên sỏi ra ngoài.

– Phương pháp này chỉ định cho sỏi thận > 2cm, sỏi san hô, sỏi “cứng đầu”, sỏi nhóm đài dưới hoặc sỏi niệu quản 1/3 trên và > 1,5 cm.

Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser

– Kỹ thuật này được thực hiện bằng việc đưa ống nội soi mềm qua đường tiểu lên niệu quản – bể thận vào các đài thận và tán vụn sỏi… Phương pháp này áp dụng cho sỏi thận mọi vị trí, mọi kích thước.

– Tán sỏi nội soi ống mềm tán sỏi qua đường dẫn tự nhiên của cơ thể (đường tiểu) nên không vết mổ, không đau và người bệnh có thể phục hồi nhanh chóng và ra viện sau 1-2 ngày.

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser

Sỏi tiết niệu có tự bài tiết qua đường nước tiểu không?

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu bị viêm tiết niệu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Sỏi ở bàng quang hay sỏi niệu quản 1/3 giữa và 1/3 dưới bệnh nhân có thể điều trị sỏi bằng phương pháp tán sỏi nội sỏi ngược dòng bằng laser

Đối với sỏi niệu quản 1/3 giữa, 1/3 dưới và sỏi bàng quang thì đây là phương pháp điều trị phổ biến. Phương pháp này sử dụng ống nội soi niệu quản đưa vào niệu đạo đến bàng quang, các hình ảnh được thể hiện trên màn hình sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí viên sỏi “cư trú” để đưa ống soi tiếp cận viên sỏi và “bắn phá” chúng bằng sức mạnh của tia laser. Sau khi sỏi đã được tán vỡ thành những mảnh vụn nhỏ, các mảnh sỏi vụn này sẽ bài tiết theo đường nước tiểu ra ngoài.

Do bạn Nam Anh không nêu rõ kích thước, vị trí và tình trạng sỏi nên để biết phương pháp điều trị phù hợp bạn nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị kịp thời, tránh những nguy hiểm khi kích thước sỏi phát triển.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *